Có rất nhiều bằng chứng cho thấy kinh tế tri thức đã thực sự xuất hiện ở nhiều quốc gia. Quá trình chuyển giao này đã và đang diễn ra mạnh mẽ trong các nền kinh tế đã phát triển, đặc biệt là ở Mỹ, Canada, Tây Âu, Nhật, Singapore, Hồng Kông. Do tính quá độ đó nên sẽ có sự đan xen giữa các nhân tố của nền kinh tế cũ và những nhân tố của nền kinh tế mới; ngay trong từng lĩnh vực sản xuất cụ thể dù là nông nghiệp hay công nghiệp, những yếu tố truyền thống để tạo nên các sản phẩm vẫn tiếp tục tham gia vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của chúng trong cấu thành sản phẩm ngày càng giảm đi, và ngược lại giá trị của các nguồn lực phi hình ngày càng chiếm vị trí áp đảo. Đồng thời, các công nghệ mới cao đã và đang tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ và kỹ nghệ mới. Những phương tiện này cũng làm thay đổi nếp sống, nếp nghĩ cũng như cách làm việc và giải trí của xã hội.
Trong các nước thuộc OECD, nhiều ngành công nghiệp dựa trên tri thức ( công nghệ mới cao, thông tin, tài chính, bảo hiểm, dịch vụ cộng đồng, xã hội và chăm sóc sức khoẻ ) đã đóng góp trên 40% GDP. Tỷ lệ này là 57,3% ở Singapore, 55,3% ở Mỹ, 53% ở Nhật, 51% ở Canada. Các cơ sở hạ tầng thông tin được đặc biệt quan tâm đầu tư và phát triển mạnh đảm bảo tốt nhu cầu thông tin với giá cả ngày càng giảm. Đây là một trong những lĩnh vực có mức tăng trưởng cao nhất.
Bảng 4. Mức đạt được của hạ tầng thông tin
Mỹ Canada Tây Âu Nhật Singapore Hàn Quốc
Chi tiêu (%) cho ICT trong GDP năm 1999
8.87 8.52 6.77 7.06 7.67 4.42
Đầu tư cho viễn thông (%) trong GDP năm 1998 0.41 6.38 0.51 0.55 0.79 0.96 Số điện thoại trên 1000 người năm 1999 6.55 6.52 6.39 6.48 6.18 6.14 Số điện thoại di động trên 1000 người năm 1999 5.9 5.65 6.44 6.11 6.53 6.34 Số máy tính trên 1000 người năm 1999 6.24 5.89 5.87 5.66 6.08 5.2 Số tờ báo ngày trên 1000 người năm 1996 5.37 5.07 5.69 6.36 5.89 5.97 Số cổng truy cập Internet trên 10000 người năm 2000 7.79 6.38 6.32 5.6 5.96 0.96
Thương mại điện tử là một lĩnh vực quan trọng trong kinh tế tri thức đã và đang phát triển hết sức nhanh chóng. Tại Mỹ, thương mại điện tử bắt đầu mở ra từ năm 1991 đến năm 2002 được dự báo sẽ có thể đạt tới 327 tỷ USD, tương đương 2,3% GDP và sẽ nhảy vọt tới 6% GDP vào năm 2005. Thương mại điện tử hiện chiếm một tỷ lệ tiêu thụ lớn, từ 20-60% sản phẩm của các ngành máy tính điện tử, phần mềm, năng lượng và sách báo của Mỹ.
Nhiều nước phát triển đã thay đổi rõ rệt chính sách, chuyển hẳn ưu tiên cao cho việc tăng đầu tư vào phát triển khoa học, công nghệ và giáo dục. Tại Mỹ tổng đầu tư cho nghiên cứu triển khai, bao gồm của liên bang và các công ty, tăng mạnh chiếm 2,63% GNI trong thời kỳ 1987 – 1997. Ngân sách liên bang được dùng cho lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, mang tính chất nhiều rủi ro và một phần để tài trợ cho các dự án, chương trình nhằm đạt được tri thức mới, công nghệ mới. Ví dụ như chương trình nghiên cứu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ SBIR. Các khoản tài trợ từ liên bang được Nhà nước thu hồi qua thuế về mặt ngân sách. Đầu tư của các công ty tư nhân chiếm tỷ trọng lớn, từ 50/50 cuối thập kỷ 70 đến nay là 70/30. Điểm đặc biệt trong nghiên cứu triển khai ở Mỹ là mối quan hệ khăng khít giữa khoa học công nghệ với sản xuất mang đậm tính chất thị trường. Sự bùng phát các doanh nghiệp khởi sự ( Start-up ) là một ví dụ. Tỷ trọng công nghệ cao trong xuất khẩu hàng chế tác năm 1999 đạt 35%.
Bảng 5. Đầu tư cho khoa học công nghệ và nguồn lực con người Mỹ Tây Âu Nhật Bản Singapore Hàn Quốc
Tỷ lệ (%) chi tiêu công cho giáo dục
trong GDP
4,7 6,08 4,7 2,4 4,4
Tỷ lệ chi tiêu (%)
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Internet
Dịch chuyển của lực lượng lao động từ khu vực công nghiệp chế tạo sang khu vực dịch vụ nhiều kiến thức là một trong những bằng chứng thường được đưa ra cho thấy sự xuất hiện và phát triển kinh tế tri thức của một quốc gia. Các dịch vụ nhiều kiến thức có thể là cung cấp nguồn thông tin và kiến thức hoặc là đầu vào trung gian cho các quá trình và sản phẩm thể hiện rõ rệt trong các hoạt động về công nghệ sinh học, vật liệu mới, môi trường, thông tin và truyền thông. Số liệu tại Mỹ cho thấy những công việc dựa trên tri thức
(Knowledge-based jobs) tăng lên. Năm 1960, số nhân viên lập trình máy tính
dưới 5000 nhưng đến nay là 1,3 triệu người. Số lượng lao động làm công tác quản lý và chuyên môn cao tăng từ 22% lên 28,4% trong khoảng thời gian 1979-1995. Theo dự báo xu hướng này vẫn tiếp tục xảy ra, từ 31% năm 1996 sẽ lên đến 32,4% vào năm 2006. Tại các nước đang phát triển như Ấn Độ công nghệ phần mềm cũng tạo ra 50 vạn cơ hội việc làm có lương cao. Các khu khai thác kỹ thuật cao của Trung Quốc tạo được hơn 2 triệu việc làm cho công nhân. Việc những người lao động có kỹ năng cao dễ tìm việc và được trả công ngày càng cao hơn cũng thể hiện mức độ gia tăng tầm quan trọng của tri thức. Riêng ở Mỹ, chỉ riêng trong lĩnh vực công nghệ thông tin vốn chỉ chiếm khoảng 8,3% tổng sản phẩm quốc nội nhưng đã đóng góp gần một phần ba sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ và một nửa sự tăng trưởng về năng suất của nước này từ 1995 đến 1999. Người ta dự đoán rằng, nếu phát triển toàn diện các ngành kỹ thuật cao khác thì việc tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn nữa là hoàn toàn khả quan.
So với các nước phát triển hàng đầu, các nước có trình độ phát triển thấp hơn như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông cũng đã chuyển mạnh theo hướng phát triển kinh tế tri thức và đã đạt được nhiều tiến bộ. Một số nước
bị các cơ sở cơ bản cho phát triển kinh tế tri thức, đặc biệt là tập trung xây dựng, phát triển những ngành kinh tế như thông tin, công nghệ phần mềm, nghiên cứu và ứng dụng một số công nghệ hiện đại, dịch vụ, đào tạo-giáo dục...
Những thực tế mà nền kinh tế tri thức mang lại đã được Viện nghiên cứu phát triển chính sách Mỹ đưa ra trong “Chỉ số nền kinh tế mới 2002” là:
- Các ngành công nghiệp mới, đặc biệt là dịch vụ thương mại và thương mại điện tử đang trở thành phần quan trọng hơn trong nền tảng kinh tế.
- Hầu hết các công ty và các hãng, kể cả công ty mang tính truyền thống đang tổ chức công việc với công nghệ tiên tiến.
- Hệ thống giao thông phát triển, thị trường khách hàng, chi phí thấp và vốn lao động đang ngày càng trở nên ít quan trọng.
- Khuyến khích tinh thần kinh doanh và đổi mới công nghệ hàm chứa trong sản phẩm ( home-grown ) là nguyên nhân của sự thành công về kinh tế.
- Trong khi đầu vào có giá trị của các công ty là kỹ năng và tài năng của lực lượng lao động thì vốn công nhân có tay nghề vẫn là yếu tố quan trọng.
Như vậy, có thể khẳng định phát triển kinh tế tri thức đang trở thành xu hướng của thế giới và là vấn đề mới trong hợp tác quốc tế. Nó phản ánh một quan điểm phát triển chiều sâu mới của nền kinh tế thế giới. Động lực chủ yếu của xu hướng này là sự bùng nổ của tiến bộ khoa học công nghệ trong nhiều lĩnh vực, và xu thế toàn cầu hoá.
2.2. THÍCH ỨNG VỚI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC QUA CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA