Một số giải pháp hƣớng tới giảm nghèo ở tỉnh Yên Bá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái (Trang 99 - 106)

- Vùng thành thị: có mức thu nhập từ 501.00 0 650.000 đồng/người/tháng.

NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Ở TỈNH YÊN BÁ

3.2. Một số giải pháp hƣớng tới giảm nghèo ở tỉnh Yên Bá

Để thực hiện mục tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo, cải thiện đời sống người nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo, trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái cần tập trung thực hiện một số giải pháp cơ bản sau đây:

3.2.1.Nhóm giải pháp Quy hoạch và phát triển kinh tế

3.2.1.1.Trong Nông, lâm nghiệp:

Phát triển nền nông, lâm nghiệp toàn diện, tiếp tục hình thành các vùng tập trung chuyên canh cây trồng, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Xây dựng và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, từng bước hình thành nông thôn mới hiện đại, văn minh. Chuyển 2/3 diện tích ruộng 1 vụ lên 2 vụ, 20% diện tích 2 vụ lên 3 vụ. Xây dựng mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp có giá trị 50 triệu đồng/ha thời kỳ 2011 - 2015. Phấn đấu bảo đảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

an ninh lương thực, ổn định mức lương thực bình quân đầu người 300 kg/người/năm từ năm 2020 trở đi. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trở thành khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp để tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi.

Phát huy lợi thế về phát triển lâm nghiệp, tiếp tục trồng rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 62% từ năm 2015.

Tận dụng diện tích mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản, phấn đấu sản lượng thủy sản đạt trên 10.000 tấn năm 2015.

3.2.1.2. Trong Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Tiếp tục tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguồn nguyên liệu như: khai thác và chế biến khoáng sản (sản xuất gang thép, chế biến đá vôi trắng), xi măng, sản xuất điện, vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản..

Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu như: chè, giấy, gỗ gia dụng, sứ điện, sứ dân dụng, đá hạt, đá bột.

Phát triển công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới: chế biến nông, lâm sản, cơ khí nhỏ, dệt len, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

3.2.1.3. Dịch vụ

Đến năm 2015 phát triển Hồ Thác Bà thành khu du lịch sinh thái trong tuyến du lịch quốc gia Hà Nội - Hải Phòng - Lào Cai - Vân Nam. Dự kiến năm 2015 đón 500.000 lượt khách và năm 2020 đón 800.000 lượt khách du lịch đến Yên Bái.

Nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu chính viễn thông, đẩy mạnh phát triển CNTT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vùng kinh tế phía Đông gồm thành phố Yên Bái là hạt nhân phát triển của Vùng và các huyện: Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên, Văn Yên. Tập trung phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, chè, quế, cây ăn quả, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng nguyên liệu, rừng phòng hộ, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản, các ngành dịch vụ, du lịch.

Vùng kinh tế phía Tây gồm thị xã Nghĩa Lộ là hạt nhân phát triển của Vùng và các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Tập trung phát triển cây lương thực, trồng rừng phòng hộ, chè Shan, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi đại gia súc, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản, các ngành dịch vụ, du lịch.

3.2.2. Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng

Đẩy manh xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, hệ thống điện, trường học, cơ sở khám chữa bệnh và các thiết chế văn hóa cho các địa phương nghèo để sớm khắc phục tình trạng thiếu điện, thiếu nước sạch, thiếu thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế nghèo nàn, lạc hậu, đồng thời thực hiện đồng bộ các biện pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đặc biệt chú trọng đào tạo, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế và cung cấp đẩy đủ thuốc chữa bệnh, phù hợp với thu nhập của người dân. Kết hợp chặt chẽ chương trình XĐGN với các chương trình, kế hoạch phát triển KT- XH, bảo vệ và cải thiện môi trường. Cụ thể:

- Giao thông: Tiếp tục nâng cấp các tuyến đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ. Đến năm 2020 hoàn thiện hệ thống đường đô thị kết hợp với hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị. Nâng cấp các tuyến đường huyện, đường liên xã, kiên cố hóa toàn bộ hệ thống mặt đường, công trình thoát nước. Nâng cấp, xây dựng mới các nhà ga trọng điểm đến năm 2020; hiện đại hoá hệ thống thông tin tín hiệu, xây dựng ga Yên Bái tại xã Tuy Lộc. Xây dựng đường sắt đồng bộ, hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đại phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành đường sắt Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Hệ thống cung cấp điện: Xây dựng mới các công trình thủy điện: Hồ Bốn, Trạm Tấu, Ngòi Hút, Vực Tuần, Khao Mang. Khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng mới các công trình thủy điện Thác Cá, Nậm Kim, Pá Hu, Nậm Tăng, Ngòi Hút 2, 3. Đồng thời xây dựng hệ thống các công trình thủy điện nhỏ.

- Thủy lợi: giai đoạn 2011 - 2015 xây dựng 233 công trình, đến năm 2015 có 977 công trình thủy lợi, đảm bảo tưới cho trên 90% diện tích ruộng 2 vụ.

- Nước sinh hoạt: Đô thị, giai đoạn 2011 - 2020: mở rộng các nhà máy nước ở cụm công nghiệp Văn Yên và Văn Chấn. Nông thôn: phấn đấu đến năm 2015 có 85% và năm 2020 có 95% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh. Giai đoạn 2011 - 2015 xây dựng 89 công trình cấp nước tập trung.

- Cơ sở vật chất ngành giáo dục, đào tạo: Dự kiến năm 2015 có 686 trường, năm 2020 tăng lên 721 trường. Số trường đạt chuẩn quốc gia năm 2020 gồm 35 trường mầm non, 79 trường tiểu học, 63 trường trung học cơ sở và 28 trường THPT. Xây dựng và giữ ổn định số lượng 10 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, dạy nghề đến năm 2020.

- Cơ sở vật chất ngành y tế: đến năm 2015 xây thêm 3 phòng khám đa khoa khu vực. Số giường bệnh/1 vạn dân năm 2015 đạt 38,45 giường và năm 2020 đạt 39,1 giường. Số xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2015 là 155 và năm 2020 là 180.

- Cơ sở vật chất ngành văn hóa: Từng bước đầu tư để có đầy đủ các thiết chế văn hóa. Đến năm 2015 các huyện, thị đều có nhà văn hóa đa năng, thư viện độc lập; năm 2020 các huyện, thị đều có nhà bảo tàng (hoặc nhà truyền thống), cửa hàng sách.

- Phát triển KT-XH gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm mục tiêu PTBV. Phấn đấu các cơ sở sản xuất mới xây dựng đều áp dụng các biện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

pháp xử lý nước thải, rác thải, khí thải để bảo vệ môi trường. Bệnh viện, khu công nghiệp, khu đô thị và nông thôn đều có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.

3.2.3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

3.2.3.1. Xã hội hóa các hoạt động XĐGN, đặc biệt là về nguồn lực

Trong công cuộc XĐGN, nguồn lực của Nhà nước vừa có vai trò chủ đạo, vừa mang tính xúc tác, khơi nguồn, nguồn lực của cộng đồng, của quốc tế cũng có có vai trò rất quan trọng. Xây dựng và phát triển các chương trình "Những tấm lòng từ thiện"; "Nối vòng tay lớn"; "Quỹ tình thương"; "Nhà đại đoàn kết"..., đã thu hút đông đảo các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế tham gia hỗ trợ người nghèo. Cuộc vận động "Ngày vì người nghèo", "xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo", đã giúp cho hàng trăm nghìn hộ nghèo sửa chữa hoặc xây mới được nhà ở. Các mô hình tín dụng - tiết kiệm, nông dân sản xuất giỏi, thanh niên làm kinh tế, ... đã góp phần cải thiện điều kiện sống cho nhiều thành viên của các tổ chức, các đoàn thể xã hội.

Ngoài các nguồn lực trong nước và nguồn hỗ trợ tài chính của cộng đồng quốc tế, điều quan trọng hơn là chúng ta đã tiếp thu có hiệu quả sự trợ giúp kỹ thuật của bè bạn quốc tế và đã nhân rộng được nhiều bài học kinh nghiệm và mô hình tốt về XĐGN như: phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của người dân, vấn đề giới trong XĐGN, cơ chế tăng cường phân cấp cho địa phương, đặc biệt là cấp xã,... Những kinh nghiệm và bài học quý báu ấy đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của công cuộc XĐGN.

Trong những năm tới, xã hội hóa các hoạt động XĐGN cần được các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và mọi người tiếp tục quan tâm và thúc đẩy lên một tầm cao mới, nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm của xã hội và của mọi người dân trong việc giải quyết vấn đề nghèo đói.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.3.2. Đổi mới công tác tổ chức

Bảo đảm tính công khai, minh bạch và làm rõ trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, tạo điều kiện để chính quyền địa phương chủ động, người dân bàn bạc, thảo luận, nhằm tạo ra sự đồng thuận và hợp tác, quyết tâm vượt nghèo, vươn lên làm giàu của các xã nghèo, vùng nghèo và chính bản thân người nghèo trong quá trình triển khai chương trình XĐGN.

Những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cải cách trong công tác chỉ đạo, điều hành bảo đảm thực hiện có chất lượng các chương trình XĐGN. Cơ chế tự chủ về phân bổ ngân sách, tổ chức thực hiện và quản lý các chương trình trên cơ sở nhu cầu thực tiễn, lập kế hoạch và huy động nguồn lực trên địa bàn đã tạo điều kiện cho các cấp chính quyền chủ động, tự giải quyết và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của chương trình. Song trên thực tế, việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát và ra quyết định tại cấp xã vẫn rất hạn chế. Vì vậy, cần tạo mọi điều kiện để phát huy tính năng động, chủ động của cơ sở, phát huy sức mạnh về vật chất và tinh thần của cả cộng đồng để nâng cao hiệu quả của chương trình XĐGN.

Trong thời gian tới, công tác XĐGN cần tập trung vào các địa bàn là các xã khó khăn nhất ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người và các đối tượng khó khăn nhất. Động viên cộng đồng người nghèo phát huy nội lực, tự vươn lên thoát nghèo, kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước và các cộng đồng khác, tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực, kết hợp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực quốc tế; có chính sách, cơ chế khuyến khích và các giải pháp có tính đột phá, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thích hợp đến các xã nghèo, người nghèo, khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo nghề và tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người nghèo để XĐGN bền vững, góp phần phát triển KT-XH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Do Yên Bái là một tỉnh miền núi, tỉ lệ hộ nghèo cao nên trong thời gian qua đã được thực hiện nhiều chương trình lớn của chính phủ như các chương trình 135, chương trình 134, đề án 30a hỗ trợ 62 huyện nghèo nhất của Chính Phủ... Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong nỗ lực cải thiện điều kiện sống, chăm sóc sức khoẻ, phát triển KT - VH - XH cho đồng bào miền núi nói chung, đồng bào vùng ĐBKK nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định. Tỉ lệ hộ nghèo giảm, đời sống nhân dân được cải thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Để giảm nghèo nhanh và bền vững, Yên Bái cần tiếp tục thực hiện các chương trình, đề án XĐGN của chính phủ, đồng thời thực hiện các chương trình, mục tiêu về XĐGN của tỉnh, cụ thể:

- Hỗ trợ về sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo, người có thu nhập thấp.

- Thực hiện nhóm chính sách hỗ trợ hộ nghèo về dân sinh và tiếp cận với các dịch vụ xã hội.

- Thực hiện dự án giảm nghèo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2 (2010- 2015). Tăng cường cơ hội việc làm, cải thiện điều kiện sản xuất, tăng cường và phát triển các cơ hội sinh kế cho người nghèo, đồng bào DTTS, nhằm nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững cho 40 xã khó khăn tại 5 huyện của tỉnh.

- Các chính sách, dự án, hoạt động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Dự án hỗ trợ cơ sở hạ tầng đối với các xã ĐBKK…

- Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 -2015

- Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tăng cường nguồn nhân lực làm công tác giảm nghèo, an sinh xã hội, công tác xã hội cấp xã.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái (Trang 99 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)