Nghèo giữa nông thôn, thành thị, giữa các vùng là tương đối phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng, cuộc sống của người dân nghèo đã được cả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái (Trang 33 - 35)

- Vùng thành thị: có mức thu nhập từ 501.00 0 650.000 đồng/người/tháng.

nghèo giữa nông thôn, thành thị, giữa các vùng là tương đối phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng, cuộc sống của người dân nghèo đã được cả

có xu hướng ngày càng tăng, cuộc sống của người dân nghèo đã được cải thiện nhưng chưa nhiều. Tuy nhiên, ngưỡng nghèo của Việt Nam nói chung vẫn xa so với ngưỡng nghèo của thế giới.

0 5 10 15 20 25 30 35

Trung du miền núi phía bắc Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ & DH miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long

Hình 1.1.Tỉ lệ hộ nghèo phân theo vùng năm 2010

Nguồn: [10]

1.3.2. Ở vùng TDMNPB

TDMNPB gồm 14 tỉnh (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình), chiếm 28,8% diện tích (95.272,3 km2) và 12,8% dân số cả nước (11.400,2 nghìn người – 2012)[15]

TDMNPB có nguồn tài nguyên phong phú, khí hậu phân hóa đa dạng, nhiều dân tộc với những nét văn hóa độc đáo... Tuy nhiên vùng còn nhiều khó khăn như cơ sở hạ tầng yếu kém, DTTS chiếm tỉ lệ lớn, mức độ đô thị hóa thấp và kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp.

Tỉ lệ hộ nghèo ở TDMNPB cao nhất cả nước 29,4% (2010 – gồm cả tỉnh Quảng Ninh), năm 2012 là 24,4%. Điều này phản ánh thực tế là đời sống của người dân trong vùng vẫn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Vùng % 12,6 8,3 2,3 20,4 22,2 29,4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 1.4. Thu nhập bình quân đầu ngƣời một tháng theo giá thực tế

(Đơn vị: Nghìn đồng)

Nguồn: [15] TDMNPB được chia thành hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc, tỉ lệ hộ nghèo của các tỉnh Tây Bắc cao hơn so với các tỉnh vùng Đông Bắc. Năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo vùng Tây Bắc là 39,4%, gấp 1,6 lần vùng Đông Bắc (24,2%). Các tỉnh vùng núi thấp và trung du tỉ lệ nghèo đói tuy cao so với trung bình cả nước nhưng thấp hơn nhiều các tỉnh vùng núi cao.

Tỉ lệ hộ nghèo có sự khác nhau giữa các dân tộc. TDMNPB có trên 30 dân tộc khác nhau sinh sống ở các vùng khác nhau. Các dân tộc ít người thường là các dân tộc có tỉ lệ nghèo đói cao. Do tập tục sinh hoạt và sinh sống của các dân tộc thường là sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa ít người hoặc nơi có độ cao mà họ cho là phù hợp với văn hóa và đời sống của họ. Song đó lại là nơi gây nhiều khó khăn cho họ trong việc cải thiện đời sống.

Những năm qua Đảng và Nhà nước đã tiến hành song song việc đầu tư nhiều mặt cho đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa bằng các chương trình cụ thể như chương trình 135, 134, 30a... nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giúp đồng bào XĐGN. Chính quyền các tỉnh TDMNPB đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tốc độ điều tra tài nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản... trong đó tập trung vào việc quy hoạch, phân bố lại đất canh tác, đất ở thuận tiện cho việc sinh sống, sản xuất của bà con. Các cụm dân cư tập trung được hình thành với điều kiện có đủ đất, gần nguồn nước, thuận tiện cho việc mở đường giao thông, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Năm 1999 2002 2004 2008 2010

Cả nước 295,0 356,1 484,4 995,0 1.387

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái (Trang 33 - 35)