Chuẩn nghèo trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái (Trang 26 - 28)

Chuẩn nghèo là thước đo mức sống của dân cư để phân biệt trong xã hội ai thuộc diện nghèo và ai không thuộc diện nghèo. Trải qua hơn một thế kỷ, trên thế giới đã hình thành 3 phương pháp tiếp cận chuẩn nghèo chủ yếu sau: Phương pháp dựa vào nhu cầu chi tiêu, phương pháp dựa vào thu nhập thực tế, phương pháp dựa vào đánh giá của người dân. Trong 3 phương pháp trên thì 2 phương pháp đầu được các quốc gia sử dụng khá phổ biến.

Cơ sở và tiêu chí để đánh giá nghèo theo "Báo cáo phát triển thế giới 2000" của WB

+ Cuộc sống không ổn định, nhà ở tạm bợ trong một đến hai năm; + Thiếu phương tiện như tivi, radio,...

+ Không có tiền để dành, thiếu tiền quanh năm; + Trẻ không được đi học hoặc rời trường sớm;

+ Đủ thức ăn trong mùa thu hoạch hoặc thiếu vài tháng trong năm; + Sử dụng nguồn nước tự nhiên, không tỉếp cận nguồn nước sạch, môi trường sống không được vệ sinh...

1.2.1. Chuẩn nghèo trên thế giới

Sự nghèo khổ là một khái niệm tương đối và có tính biến đổi. Các chỉ số xác định giới hạn nghèo khổ không phải là cứng nhắc và bất biến. Nó biến đổi tùy theo sự chênh lệch, sự khác biệt giữa các vùng, miền, quốc gia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để đo lường nghèo thu nhập, WB sau nhiều cuộc điều tra từ năm 1985 đến 1998 trên toàn cầu và sử dụng ước tính về ngang giá sức mua (PPP) đã đưa ra ngưỡng nghèo chung:

+ Đối với các nước có thu nhập thấp: < 1USD/ người/ ngày.

+ Đối với các nước có thu nhập trung bình thấp: <2USD/ người/ ngày. Đây là những chỉ báo về diễn biến toàn cầu chứ không đánh giá được những diễn biến ở phạm vi quốc gia vì mỗi nước có ngưỡng nghèo đặc thù và có chỉ tiêu riêng.

1.2.2.Chuẩn nghèo ở Việt Nam

Đối với Việt Nam, dù là trong ký ức của người dân hay trong các tài liệu của chính phủ trước đây, quan niệm về cái nghèo chưa bao giờ được coi đơn thuần là vấn đề thu nhập vật chất. Cái nghèo ở đây luôn hàm chứa cả sự nghèo nàn về đạo đức, học vấn, truyền thống.

Tuy nhiên, hiện nay khi nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với sự gia tăng các nguồn viện trợ từ các tổ chức nước ngoài (kể cả chính phủ và phi chính phủ) thì những khái niệm về giàu nghèo dựa trên thu nhập hiện đang được chính phủ và nhân dân sử dụng ngày càng nhiều, để xác định ai ―giàu‖ và ai ―nghèo‖.

1.2.2.1. Giai đoạn 2006 – 2010

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 170/2005/QĐ - TTg ngày 8/7/2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010. Quy định những người có mức thu nhập sau được xếp vào nhóm hộ nghèo:

- Thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực nông thôn là dưới 200.000 đồng/người/tháng.

- Thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực thành thị là dưới 260.000 đồng/người/tháng.

Tuy nhiên, với tình hình lạm phát như hiện nay chuẩn nghèo trên chưa đánh giá được đúng như thực tế. Chuẩn mực nghèo đói của Việt Nam vẫn còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cách quá xa so với chuẩn mực do WB đưa ra với ngưỡng 1 USD/người/ngày. Do đó, Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trong công cuộc XĐGN để xây dựng chuẩn nghèo tiến tới ngưỡng chung của thế giới.

1.2.2.2. Giai đoạn 2011 – 2015

Ngày 30/01/2011, dựa trên đề nghị của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 09/2011/QĐ -TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015. Theo quyết định này chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015 như sau:

* Hộ nghèo:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái (Trang 26 - 28)