Kết quả chỉ tiêu đánh giá nghèo ở tỉnh Yên Bá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái (Trang 70 - 78)

- Vùng thành thị: có mức thu nhập từ 501.00 0 650.000 đồng/người/tháng.

2.2.3.Kết quả chỉ tiêu đánh giá nghèo ở tỉnh Yên Bá

THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO Ở TỈNH YÊN BÁ

2.2.3.Kết quả chỉ tiêu đánh giá nghèo ở tỉnh Yên Bá

2.2.3.1. Chỉ tiêu thu nhập

Dưới góc độ địa lý KT - XH, những thành tựu của công cuộc đổi mới trên lĩnh vực kinh tế thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lãnh thổ theo hướng tích cực. Các thành tựu về mặt xã hội việc cải thiện đời sống nhân dân, giáo dục, y tế đảm bảo...

Thu nhập là chỉ tiêu quan trọng phản ánh tăng trưởng của nền kinh tế và đánh giá mức sống dân cư vì nó là tiền đề cho việc đảm bảo các nhu cầu của con người từ đó nâng cao mức sống, giảm tình trạng nghèo khổ. Nhờ có những chính sách phát triển KT - XH đúng đắn, sự giúp đỡ của chính phủ, thu nhập của người dân Yên Bái tăng lên đáng kể. GDP/người tăng từ 4,32 triệu đồng năm 2005 lên 16,63 triệu đồng/người năm 2012.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái cao 12,11% (2012). Tuy nhiên quy mô GDP của tỉnh rất nhỏ, nên mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng thu nhập bình quân đầu người của Yên Bái còn thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.12. GDP, GDP/ngƣời của Yên Bái giai đoạn 2005 - 2012

(Đơn vị: Triệu đồng) Năm GDP GDP/ngƣời 2005 3.105.757 4,32 2009 7.047.283 9,47 2010 8.633.258 11,52 2011 10.679.186 14,13 2012 12.736.500 16,63 Nguồn: [7] Khi GDP tăng thì GDP/người cũng tăng, đời sống của nhân dân có sự thay đổi. Từ năm 2005 - 2012 GDP/người tăng 3,8 lần. Tuy nhiên so sánh với mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước tỉnh Yên Bái ở mức thấp và tăng còn chậm. Năm 2012 mức thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Yên Bái bằng 45,06% so với cả nước (36,9 triệu đồng)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 TP.Yên Bái TX.Nghĩa Lộ H.Lục Yên H.Văn Yên H.Mù Cang Chải H.Trấn Yên H.Trạm Tấu H.Văn Chấn H.Yên Bình

Hình 2.7. Thu nhập bình quân đầu ngƣời phân theo huyện, thị năm 2012

Nguồn:[20] Các huyện thị có sự chênh lệch rất lớn về thu nhập bình quân đầu người. Phân hoá thu nhập bình quân đầu người phản ánh khách quan các đặc điểm phát triển KT - XH khác nhau giữa các địa phương trong tỉnh. Thành phố Yên

Triệu đồng Huyện 37 16,5 14,1 16,1 7,8 16,3 6,1 14,5 21,2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bái là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của tỉnh, các hoạt động thương mại, phát triển nên có thu nhập bình quân đầu người cao, các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải nguồn lực phát triển hạn chế, điều kiện tự nhiên ĐBKK, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp tự cấp, tự túc nên thu nhập bình quân đầu người rất thấp.

Thu nhập bình quân đầu người của Yên Bái có sự chênh lệch giữa thành thị, nông thôn, giới tính, dân tộc.

Bảng 2.13. Thu nhập bình quân đầu ngƣời phân theo thành thị, nông thôn tỉnh Yên Bái (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2008 2010 2012 Thành thị 16,2 18,6 24,4 Nông thôn 6,3 8,9 11,1 Nguồn: [7] Chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất và thấp nhất ở Yên Bái thời kỳ 2008 - 2012 có sự biến động hệ số chênh lệch có xu hướng giảm (7,78 lần năm 2008, 9,42 lần năm 2010 và 8,82 lần năm 2012). Tuy nhiên hệ số chênh lệch còn lớn, thể hiện sự bất bình đẳng không những trong thu nhập mà còn các yếu tố khác, sự bất bình đẳng trong giáo dục, y tế, tiếp cận các dịch vụ công...

2.2.3.2. Chi tiêu bình quân đầu người

Để đánh giá mức sống dân cư bên cạnh nhìn vào kết quả thu nhập, chúng ta còn xem xét chỉ tiêu của hộ gia đình, chi tiêu bình quân đầu người. Do thu nhập ngày càng tăng lên mức chi tiêu bình quân đầu người ở Yên Bái năm sau cao hơn năm trước.

Nhìn chung, chi cho đầu tư phát triển năm 2012 (1.797.339 triệu đồng) gấp 3,7 lần năm 2005 (482.993 triệu đồng). Năm 2012, tỉnh Yên Bái đã nộp vào ngân sách TW được 7.623triệu đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.14. Các nguồn chi tiêu tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005 - 2012

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chi tiêu 2005 2010 2012

Chi cho đầu tư phát triển 482.993 1.793.509 1.797.339

Chi thường xuyên 856.153 2.820.379 4.715.130

Nộp vào ngân sách TW 1.965 7.623

Chi khác 148.749 4.846.053 7.307.454

Tổng 1.487.895 9.461.906 13.827.546

Nguồn:[7] Năm 2010, chi tiêu theo giá thực tế một tháng ở Yên Bái đạt 640 nghìn đồng/tháng. Đời sống của đồng bào các dân tộc Yên Bái đang được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, mức chi tiêu bình quân đầu người còn thấp so với cả nước (1.211 nghìn đồng/tháng).

2.2.3.3. Chỉ tiêu về y tế, chăm sóc sức khoẻ

Bảng 2.15. Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe

Chỉ tiêu 2005 2010 2012

Bác sĩ bình quân/1 vạn dân (Người) 6,20 7,41 7,56

Giường bệnh tính bình quân/1 vạn dân (Giường) 33,64 35,63 37,01 Tỉ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sĩ (%) 29,44 51,11 54,44 Tỉ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có nữ hộ sinh (%) 90,00 98,33 95,00 Tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ

các loại vắc xin (%)

98,76 97,08 99,00 Nguồn:[7] Sức khoẻ là yếu tố quan trọng đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho người dân, là điều kiện phát triển của quốc gia. Đây là thước đo mức sống dân cư và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phân hoá giàu nghèo. Thước đo phản ánh chất lượng cuộc sống.

Mạng lưới y tế của tỉnh Yên Bái không ngừng được củng cố phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Hệ thống y tế được hình thành trên 3 tuyến: tỉnh, huyện và xã.

Năm 2012, trên địa bàn tỉnh có 17 bệnh viện, 19 phòng khám khu vực, 183 trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp. Hệ thống y tế các ngành và hệ thống y tế ngoài công lập: 2 bệnh viện, 2 bệnh xá, 3 trạm y tế công nông lâm trường, xí nghiệp các ngành đóng trên địa bàn tỉnh tổng số: 200 giường bệnh. Hệ thống y tế ngoài công lập gồm: 1 bệnh viện đa khoa 30 giường bệnh, 198 cơ sở khám chữa bệnh.

Những năm trở lại đây tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân nên đội ngũ y, bác sĩ ngày càng tăng, được cử đi đào tạo để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Các cơ sở y tế được đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật. Đối với Yên Bái, hệ thống y tế công lập đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình hoàn thiện và phát triển mạng lưới an sinh xã hội đặc biệt y tế cho người nghèo, trẻ em. Tỉnh có sự hỗ trợ rất lớn đảm bảo sức khoẻ cho những đối tượng này.

Các chỉ tiêu quan trọng về y tế của tỉnh Yên Bái đều tăng nhanh qua các năm đặc biệt là cán bộ ngành y trong đó có đội ngũ bác sĩ, số giường bệnh tăng lên nhanh chóng đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Năm 2008 toàn tỉnh có 2.284 cán bộ ngành y, trong đó có 503 bác sĩ, đến năm 2012 có 2.577 cán bộ, trong đó có 579 bác sĩ. Tuy nhiên số cán bộ ngành y có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương. Thành phố Yên Bái là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh có 300 bác sĩ , cao nhất tỉnh. Trong khi đó huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải chỉ có 14 bác sĩ (năm 2012).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.16. Số cơ sở y tế, số giƣờng bệnh tỉnh Yên Bái

STT Đơn vị Số cơ sở y tế Số giƣờng bệnh

2008 2012 2008 2012 Toàn tỉnh 214 219 2.417 2.818 1 TP.Yên Bái 25 25 722 929 2 TX.Nghĩa Lộ 8 8 230 330 3 H.Lục Yên 27 28 214 239 4 H.Văn Yên 30 30 259 269 5 H.Mù Cang Chải 16 17 118 133 6 H.Trấn Yên 25 26 220 225 7 H.Trạm Tấu 13 14 95 110 8 H.Văn Chấn 40 40 300 300 9 H.Yên Bình 30 31 258 283 Nguồn:[7] 2.2.3.4. Chỉ tiêu về giáo dục

Giáo dục là mục tiêu và điều kiện của sự phát triển. Các chỉ tiêu giáo dục như: Tỉ lệ nhập học các cấp, tỉ lệ biết chữ, số năm đi học, số học sinh trên một vạn dân,... là thước đo mức sống và đánh giá giàu nghèo ở mỗi quốc gia, từng vùng và từng địa phương.

Trong những năm qua quy mô lớp học ngày càng dược mở rộng, các cấp học, bậc học được phát triển, đội ngũ giáo viên ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Năm học 2012-2013: Toàn tỉnh có 585 cơ sở GDMN, phổ thông, thường xuyên và GDCN; trong đó có 186 trường mầm non với 1691 lớp và 46.959 học sinh; 169 trường tiểu học với 2986 lớp và 68.927 học sinh; 187 trường THCS với 44.917 học sinh; 25 trường THPT với 515 lớp và 19.191 học sinh; 10 TT Giáo dục thường xuyên với 106 lớp với 3.359 học sinh; 8 trung tâm và trường chuyên nghiệp với 247 lớp và 6.821 học sinh. Tổng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

số học sinh các cấp học là 109.174 học sinh chiếm 24,83% dân số toàn tỉnh năm 2012. Nghĩa là cứ 4 người dân có 1 người đi học.

Chất lượng công tác giáo dục, đội ngũ giáo viên từng bước được nâng cao, năm học 2012-2013 tỷ lệ đỗ tốt nghiệp khối THPT là 91%; khối giáo dục thường xuyên là 76%. Số học sinh đạt loại khá, giỏi đạt gần 10%; kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia tăng (cấp quốc gia tăng 20 giải), 2 năm liền có học sinh đỗ thủ khoa các Trường đại học thuộc tốp đầu. Số xã, phường, thị trấn, đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi là 168 xã, phường, thị trấn; Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia 163 trường; Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia 28,6%; Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn tiếp tục được nâng lên, kết quả chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở được duy trì, giữ vững.

Số cán bộ giáo viên, công nhân viên làm trong ngành GD-ĐT năm 2012 là 15.696 người. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của ngành cơ bản đáp ứng về số lượng, tỉ lệ đạt chuẩn về trình độ đào tạo ở các cấp, bậc học khá cao. Năm học 2012 — 2013, tổng số giáo viên phổ thông là 8.909 người. Trong đó, giáo viên tiểu học là 4.315 người, giáo viên THCS là 3.310 người và THPT là 1.284 người. Tỉ lệ học sinh phổ thông bỏ học giảm từ 6,92% (2008-2009) xuống còn 2,68% (2012-2013). [7]

2.2.3.5. Chỉ tiêu về điện, nước sinh hoạt Chỉ tiêu điện sinh hoạt

Yên Bái là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt mạnh, chủ yếu là núi cao, dân cư phân bố phân tán, tại các bản vùng sâu, vùng xa có vị trí biệt lập với cộng đồng, điện lưới vẫn chưa được thắp sáng.

Trong những năm qua, Tỉnh Yên Bái đã xây dựng hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng tại các khu đô thị. Đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới đồng bộ hệ thống chuyển tải điện và lưới điện hạ thế trong toàn Tỉnh. Chú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trọng đầu tư xây dựng các công trình thủy điện nhỏ và mạng lưới cấp điện cho các vùng tái định cư, vùng sâu, vùng xa.

Năm 2012, toàn tỉnh có 1.

, tỉ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt chiếm 91,75%, trong đó khu vực thành thị là 100%, khu vực nông thôn 89,20%.[20]

Chỉ tiêu về nước sinh hoạt

Yên Bái là một tỉnh miền núi đang có những bước chuyển mình để hòa nhập với xu thế phát triển chung của đất nước. Vấn đề nước sạch đang là vấn đề được quan tâm ở địa phương này. Các nguồn nước được khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân ít đa dạng và phong phú như nhiều địa phương khác. Hai nguồn nước chủ yếu được khai thác và đưa vào sử dụng cho ăn uống và sinh họat của người dân là nước mặt và nước ngầm. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm nơi đây phân bố không đồng đều, trữ lượng ít và khả năng khai thác thấp. Thế nên theo thống kê năm 2011 tỷ lệ người dân được sử dụng nước ăn uống chưa cao khoảng hơn 60% và người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước mặt cho hoạt động ăn uống, sinh hoạt. Để đạt được thành công trong việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho người dân nơi đây cũng như cải thiện tình hình sức khỏe của người dân thì vấn đề sử dụng nước sạch là rất cần thiết.

Trong nhiều năm qua với sự hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế, các chương trình giám nghèo quốc gia, chương trình 135, nghị quyết 30a/2008, chương trình nước sạch nông thôn của Chính phủ các công trình nước sạch, hợp vệ sinh được xây dựng ở nhiều huyện thị một phần đáp ứng nhu cầu nước cho sinh hoạt của người dân.

tỉnh

– 12.000m3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các nguồn nước tự nhiên từ sông, ngòi, suối, nước lẫn từ các khe núi.

Bảng 2.17. Hộ nghèo đang sử dụng nƣớc sạch tỉnh Yên Bái, năm 2012

STT Huyện, thị Tổng số hộ nghèo Hộ nghèo đang sử dụng nƣớc sạch Tỉ lệ hộ nghèo đang sử dụng nƣớc sạch (%) 1 TP.Yên Bái 1.217 1.180 96,96 2 TX.Nghĩa Lộ 1.652 1.391 84,20 3 H.Lục Yên 8.270 6.560 79,32 4 H.Văn Yên 9.236 4.942 53,51 5 H.Mù Cang Chải 7.008 5.400 77,05 6 H.Trấn Yên 5.881 5.154 87,64 7 H.Trạm Tấu 3.750 2.787 74,32 8 H.Văn Chấn 12.729 6.834 53,69 9 H.Yên Bình 6.008 5.222 86,92 Tổng 55.831 39.470 70,70 Nguồn:[13]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái (Trang 70 - 78)