- Vùng thành thị: có mức thu nhập từ 501.00 0 650.000 đồng/người/tháng.
NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Ở TỈNH YÊN BÁ
3.2.4. Giải pháp tuyên truyền
Tổ chức các phương thức truyền thông giảm nghèo phù hợp để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu và chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội và người dân về công tác giảm nghèo, giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
-
...).
3.2.5. Một số giải pháp khác
Những quan điểm và giải pháp giảm nghèo của tỉnh trình bày ở trên có ý nghĩa quan trọng đối với công tác giảm nghèo. Những mục tiêu cụ thể trong nhiều lĩnh vực giảm nghèo thể hiện sự nỗ lực của tỉnh để giảm nghèo nhanh nhất, tránh nguy cơ tái nghèo. Tuy nhiên theo tác giả, về cơ bản Yên Bái là vùng đồng bào dân tộc do đó quan điểm, giải pháp giảm nghèo cần chú ý đến đặc điểm sinh sống, phân bố địa lý của các tộc người. Những giải pháp tác giả đưa xuất phát từ những quan điểm sau.
3.2.5.1. Quan điểm
- XĐGN trên cơ sở xem xét đặc điểm tộc người. Do trình độ nhận thức hạn chế và do các rào cản khác như ngôn ngữ, phong tục tập quán... cần có những hình thức, bước đi và giải pháp cụ thể với từng đối tượng người dân, từng dân tộc. Các chính sách phải nhắm tới tất cả các dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sinh sống của 30 dân tộc, có nền văn hoá đa dạng. Các dự án giảm nghèo trong việc định hướng, duy trì và phát huy những yếu tố văn hoá phản ánh sự đa dạng và bản sắc tộc người có ý nghĩa hết sức quan trọng. Văn hoá phải trở thành đối tượng, công cụ trong giảm nghèo.
- Giảm nghèo trên cơ sở kế thừa và coi trọng lối sống và tri thức bản địa của người dân về cách thức quản lý nguồn tài nguyên. Yên Bái là tỉnh vùng cao, hàng trăm năm nay các dân tộc Yên Bái gắn bó với rừng, đất rừng. Nguồn tài nguyên rừng đóng vai trò trong cuộc sống và sinh kế của đồng bào. Các tri thức bản địa khai thác tài nguyên rừng và các tài nguyên khác của đồng bào hết sức đa dạng. Chính từ những tri thức này nhiều giải pháp giảm nghèo ra đời. Không chỉ có ý nghĩa cho phát triển kinh tế, kiến thức quản lý tài nguyên, thiên nhiên, kiến thức bản địa còn có ý nghĩa như là một phần của văn hoá - văn hoá ứng xử với môi trường sống.
3.2.5.2. Một số giải pháp cụ thể
- Đa dạng hoá vật nuôi, cây trồng trên cơ sở trình độ của người dân. Hiện nay ở Yên Bái sản xuất vẫn chủ yếu dựa vào cấy lúa, trồng ngô trên nương rẫy kết hợp với chăn nuôi và các hoạt động khai thác rừng nhằm mục đích tự cấp, tự túc ở mức độ thấp. Đặc điểm của việc canh tác nương rẫy tính thời vụ cao. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong một số ít tháng nhưng lại thừa lao động trong đa số các tháng còn lại. Vì thế, đa dạng hoá các hoạt động sản xuất và thu nhập giải quyết lao động thừa và nâng cao đời sống là giải pháp có ý nghĩa lâu dài để XĐGN ở các DTTS. Đặc điểm phân bố địa lý theo đai cao của các dân tộc cũng cần tính đến để có các đối tượng vật nuôi, cây trồng phù hợp. Mặt khác cũng cần thấy rằng, các hộ đồng bào thiếu kiến thức sản xuất, chưa chú ý đến bữa ăn hàng ngày nên đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi ở mức độ đơn giản nhất, giúp đồng bào có kỹ thuật trồng các cây rau đậu, các giống rau đậu mới thay thế giống địa phương làm thực phẩm hàng ngày, chăn nuôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
gia cầm, gia súc nhỏ để có thêm thu nhập và cải thiện bữa ăn. Mục đích vừa tự túc vừa hàng hoá.
- Giảm thiếu tối đa các nguy cơ dẫn đến đói nghèo. Các nguy cơ tổn thương dễ dẫn đến đói nghèo ở Yên Bái bao gồm: ốm đau không có tiền chữa trị, suy thoái tài nguyên đất rừng, gia tăng dân số, tệ nạn xã hội, tệ nạn nghiện rượu, mất đất canh tác, đông con, lũ quét... Các giải pháp cụ thể đặt ra là phát triển mạng lưới y tế, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, thực hiện các chính sách cứu trợ xã hội, xã hội hoá công tác phòng chống lũ lụt, xây dựng bản đồ lũ, thực hiện tái di dân bền vững cấp đất sản xuất cho người dân, bảo vệ rừng...
- Coi trọng và đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo cán bộ người DTTS. Yên Bái là tỉnh nguồn nhân lực yếu và thiếu trầm trọng đặc biệt là tại các xã vùng cao, các huyện nghèo. Vì thế trong hàng loạt các giải pháp cho giảm nghèo cần chú ý, đào tạo cán bộ tại chỗ, đào tạo đội ngũ tri thức trẻ người địa phương. Đây được coi là giải pháp có ý nghĩa quan trọng và tiên quyết để giảm nghèo bền vững.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành, nghề. Các dân tộc Yên Bái qua hàng trăm năm phát triển với bản sắc văn hóa đa dạng đã gây dựng, tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm để phát triển các nghề thủ công. Với nghề dệt lanh, nghề rèn của dân tộc M’mông huyện Mù Cang Chải, làm thịt trâu sấy của người Thái huyện Văn Chấn, nghề trồng và lấy cây thuốc Nam của người Dao huyện Lục Yên, huyện Yên Bình... thêm vào đó các nguyên liệu từ thiên nhiên như song, mây, tre, lứa rất dồi dào ở Yên Bái. Các nghề truyền thống và các nghề mới như sản xuất mây, tre đan cần được khôi phục, mở rộng để khai thác tiềm năng con người, tự nhiên, sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong dân cư giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân.
3.3. Kiến nghị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
XĐGN là nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân. Muốn thực hiện thành công việc XĐGN, tất cả mọi cán bộ Đảng, chính quyền đều phải quan tâm cùng giải quyết, thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ và phải có sự tham gia của toàn thể cộng đồng. Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách để giúp cho địa phương xử lý kịp thời những tồn tại, hạn chế và sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp với từng vùng.
3.3.2.Đối với cơ quan địa phƣơng
- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác XĐGN. - Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn xóa XĐGN.
- Đánh giá đúng mức thu nhập và đời sống của các hộ gia đình trong xã, thôn. Xác định chính xác các hộ đói, nghèo ở địa phương. Xác định rõ số lượng hộ đói, hộ nghèo thiếu vốn, thiếu trí tuệ, thiếu nhân lực,... để xây dựng kế hoạch và có biện pháp hỗ trợ cụ thể.
- Kiện toàn các tổ chức khuyến nông, xây dựng các dự án chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho các hộ nghèo.
3.3.3.Đối với từng hộ gia đình
Phải nhận thức đúng đắn XĐGN không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mà phải có sự nỗ lực tự giác vươn lên của chính bản thân hộ nghèo.
Tiểu kết chƣơng 3
Nghèo là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử và phổ biến ở mọi quốc gia, dân tộc. Đó là một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển của thế giới hiện đại. Nó đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế và sự hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực như KT-XH để cùng nhau giải quyết vấn đề có tính toàn cầu này. Ở Việt Nam nói chung và Yên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bái nói riêng, giảm nghèo hướng tới một xã hội công bằng dân chủ văn minh vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt. XĐGN trưóc hết là phải XĐGN ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các DTTS. XĐGN không chỉ về lĩnh vực kinh tế mà còn ở các lĩnh vực khác như văn hóa, y tế, giáo dục,...
XĐGN là một vấn đề KT-XH tổng hợp có liên quan chặt chẽ đến tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. XĐGN là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và là trách nhiệm của các hộ gia đình và của bản thân mỗi người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN
XĐGN luôn là một trong những mục tiêu trọng tâm trong mối quan tâm chung của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam. Trong thực tế, hoạt động giảm nghèo đã đạt được những tiến bộ đáng kể nhưng còn không ít khó khăn, thách thức cần vượt qua.
Đối với tỉnh Yên Bái, từ năm 2005 đến nay, kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, Yên Bái vẫn còn là một tỉnh nghèo được thể hiện qua các chỉ tiêu về thu nhập, y tế, giáo dục và tỷ lệ hộ dùng điện và nước sạch... Nghèo ở Yên Bái có sự phân hóa theo thành thị, nông thôn, phân hóa theo huyện, thị và phân hóa theo thành phần dân tộc. Tỉ lệ nghèo cao tập trung ở các 2 huyện nghèo: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, đây đồng thời cũng là 2 trong số 62 huyện nghèo của cả nước.
Nghèo có nhiều nguyên nhân, nhưng ở Yên Bái chủ yếu do thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, do nhiều con, đông người ăn theo, thiếu lao động. Ngoài ra, còn do nhiều nguyên nhân khác như còn tồn tại phong tục lạc hậu, gặp các rủi ro, thiên tai hay các tệ nạn xã hội...
Để giảm nghèo, nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ cho các huyện nghèo, hộ nghèo. Tỉnh Yên Bái cũng đã xây dựng và triển khai các chương trình, mục tiêu về XĐGN phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Nhờ đó trong những năm qua tốc độ giảm nghèo ở Yên Bái nhanh, số hộ thoát nghèo trong 6 năm (2006 — 2011) là 33.158 hộ, trung bình mỗi năm giảm 5.526 hộ. Tuy nhiên kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, số hộ cận nghèo còn nhiều. Nguồn lực bố trí cho chương trình XĐGN chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần có. Năng lực quản lí, điều hành chương trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giảm nghèo bền vững của cán bộ thôn bản, xã phường còn nhiều hạn chế... Nghèo là vấn đề mang tính xã hội, do vậy tỉnh Yên Bái cần cần phải huy động mọi nguồn lực của các tổ chức, các ban ngành, đoàn thể để cùng tham gia giảm nghèo. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng quốc tế và khu vực. Tỉnh Yên Bái cần đẩy mạnh phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tiếp tục thực hiện các chương trình, mục tiêu về XĐGN phù hợp với từng địa bàn trong tỉnh như vậy mới có thể thực hiện giảm nghèo bền vững ở Yên Bái./.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/