Đặc điểm môi trƣờng tự nhiên, dân cƣ, xã hội, kinh tế tỉnh Yên Bá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái (Trang 36 - 51)

- Vùng thành thị: có mức thu nhập từ 501.00 0 650.000 đồng/người/tháng.

2.1.Đặc điểm môi trƣờng tự nhiên, dân cƣ, xã hội, kinh tế tỉnh Yên Bá

THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO Ở TỈNH YÊN BÁ

2.1.Đặc điểm môi trƣờng tự nhiên, dân cƣ, xã hội, kinh tế tỉnh Yên Bá

2.1.1.Vị trí địa lí (VTĐL) và lãnh thổ

Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, thuộc vùng Đông Bắc của đất nước. Khoảng cách từ trung tâm tỉnh đến thủ đô Hà Nội là 180 km, đến cảng Hải Phòng là 280 km, đến cửa khẩu quốc tế Lào Cai là 150 km dọc theo quốc lộ 70 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai.

Yên Bái tiếp giáp 6 tỉnh miền núi trung du phía Bắc: Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ. Tổng chiều dài đường ranh giới giữa Yên Bái và các tỉnh khoảng 740 km.

Bảng 2.1. Các đơn vị hành chính của tỉnh Yên Bái, năm 2012

STT Huyện,thị Số Số phƣờng, thị trấn Diện tích (km2) Dân số trung bình (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) 1 TP.Yên Bái 10 7 108,2 96.344 890 2 TX.Nghĩa Lộ 3 4 29,8 28.684 963 3 H.Lục Yên 23 1 809,12 105.153 130 4 H.Văn Yên 26 1 1.391,5 118.935 85 5 H.Mù Cang Chải 13 1 1.201,9 52.047 43 6 H.Trấn Yên 21 1 628,6 80.905 129 7 H.Trạm Tấu 11 1 746,2 28.492 38 8 H.Văn Chấn 28 3 1.210,9 148.557 123 9 H.Yên Bình 24 2 773,2 106.571 138 Toàn tỉnh 159 21 6.899,5 765.688 111 Nguồn: [7]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Về mặt hành chính, Yên Bái hiện nay có 1 thành phố (TP), 1 thị xã (TX) là thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ, có 7 huyện (Lục Yên, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình) với 159 xã, 11 phường, 10 thị trấn.

2.1.2.Điều kiện tự nhiên

2.1.2.1. Địa hình

Yên Bái nằm ở nơi tiếp giáp giữa Đông Bắc và Tây Bắc, là vùng chuyển tiếp từ địa hình trung du (Phú Thọ) lên khu vực núi cao Lào Cai. Địa hình Yên Bái có cấu trúc khá đa dạng và phức tạp, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Nơi thấp nhất là xã Minh Quân – huyện Trấn Yên có độ cao 20m. Nơi cao nhất là đỉnh Púng Luông có độ cao 2985m so với mực nước biển.

Địa hình Yên Bái chủ yếu là núi non trùng điệp, với ba dãy núi lớn chạy theo hướng tây bắc – đông nam. Xen kẽ là các bồn địa tương đối lớn như Mường Lò, Đại Phú An, Mường Lay... Căn cứ vào độ cao có thể chia Yên Bái làm 2 tiểu vùng.

Tiểu vùng cao

Bao gồm các xã có độ cao trung bình trên 600 m. Do địa hình núi cao nên dân cư phân bố thưa thớt, chủ yếu là các dân tộc ít người. Nền kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, kết cấu hạn tầng yếu kém, đời sống gặp nhiều khó khăn. Tiềm năng tự nhiên về đất, rừng, khoáng sản tương đối phong phú nhưng việc khai thác còn hạn chế.

Tiểu vùng thấp

Bao gồm toàn bộ khu vực núi thấp và các bồn địa, thung lũng dọc sông suối có độ cao trung bình dưới 600 m. Dân cư tập trung đông đúc, đa phần là người Kinh, Tày, Nùng, Thái. Diện tích đất nông nghiệp của vùng khá phong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phú, kết cấu hạ tầng tương đối đầy đủ, trình độ dân trí cao... đây là vùng phát triển KT-XH chủ yếu của tỉnh.

2.1.2.2.Khí hậu

Yên Bái nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, gần chí tuyến Bắc nên có lượng bức xạ thấp hơn các tỉnh phía Nam và đồng bằng Bắc Bộ. Do chịu ảnh hưởng của địa hình núi cao, phức tạp nên Yên Bái có nền nhiệt thấp. Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 230C, lượng mưa từ 1500 – 2200 mm/năm, độ ẩm 83 – 87%, tổng lượng nhiệt hoạt động 7500 – 80000

C. Khí hậu Yên Bái có sự phân hóa phức tạp theo thời gian và không gian.

Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình của các trạm khí tƣợng tỉnh Yên Bái giai đoạn 1999 – 2011 (Đơn vị : 0 C) Năm 1999 2005 2009 2011 Trạm Yên Bái 23,4 23,1 23,7 22,3 Trạm Văn Chấn 22,9 22,8 23,2 21,8 Trạm Mù Cang Chải 19,4 19,6 19,8 18,8 Nguồn: [7]

Bảng 2.3. Lƣợng mƣa trung bình các trạm khí tƣợng tỉnh Yên Bái giai đoạn 1999 – 2011 (Đơn vị : mm) Năm 1999 2005 2009 2011 Trạm Yên Bái 1.780,7 2.054,6 1.675,3 2.139,9 Trạm Văn Chấn 1.276,7 1.668,5 1.149,9 1.418,1 Trạm Mù Cang Chải 1.617,8 1.997,6 1.604,9 1.177,2 Nguồn: [7]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.4. Số giờ nắng của các trạm khí tƣợng tỉnh Yên Bái giai đoạn 1999 – 2011 (Đơn vị : giờ) Năm 1999 2005 2009 2011 Trạm Yên Bái 1.401 1303 1429 1076 Trạm Văn Chấn 1.495 1519 1591 1120 Trạm Mù Cang Chải 1.761 1765 1710 1458 Nguồn: [7]

Bảng 2.5. Độ ẩm trung bình của các trạm khí tƣợng tỉnh Yên Bái giai đoạn 1999 – 2011 (Đơn vị : %) Năm 1999 2005 2009 2011 Trạm Yên Bái 86 86 85 86 Trạm Văn Chấn 84 84 83 85 Trạm Mù Cang Chải 82 80 81 81 Nguồn: [7] 2.1.2.3.Thổ nhưỡng

Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh và các tài liệu điều tra của Sở Địa chính, tài nguyên đất của Yên Bái bao gồm 8 nhóm sau :

-Nhóm đất phù sa có diện tích 9171,16 ha – chiếm 1,33% diện tích tự nhiên, phân bố ở các khu vực có sông suối lớn như sông Hồng, sông Chảy như các bồn địa Mường Lò, Văn Chấn, Lục Yên, Văn Yên.

-Nhóm đất glây có diện tích 4227,97 ha, chiếm 0,61% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các vùng trũng thấp.

-Nhóm đất đen có diện tích 902,51 ha, chiếm 0,13% diện tích tự nhiên, phân bố tại các thung lũng và ven núi đá vôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

-Nhóm đất xám có diện tích lớn nhất 566.953,69 chiếm 82,17% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Nhóm đất này phân bố ở độ cao dưới 1800m, tập trung chủ yếu ở Văn Chấn, Văn Yên, Mù Cang Chải.

-Nhóm đất đỏ có diện tích 12.103,19 ha chiếm 1,75% diện tích tự nhiên, phân bố tại các vùng đá vôi, mác ma bazơ thuộc Lục Yên, Trạm Tấu, Văn Chấn.

-Nhóm đất mùn alit ở độ cao hơn 1800m có diện tích 55.078,28 ha chiếm 7,98% diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất này phân bố tập trung tại các huyện vùng cao, diện tích chủ yếu là rừng phòng hộ.

-Nhóm đất có tầng mỏng, có diện tích 1824,61 ha, chiếm 0,26% diện tích đất tự nhiên, phân bố tại các huyện Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn.

Các loại đất khác có diện tích 39.687,64 ha chiếm 5,75% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

2.1.2.4.Thuỷ văn

Yên Bái có mạng lưới sông ngòi tương đối phong phú. Bắt nguồn từ Vân Nam – Trung Quốc, sông Hồng chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam chảy vào Lào Cai, Yên Bái ... và đổ ra biển Đông. Chiều dài sông Hồng đoạn chảy qua Yên Bái là 115 km, với độ dốc 0,23 m/1km. Tổng diện tích lưu vực là 2.700 km2 với khoảng 50 phụ lưu lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là ngòi Thia có diện tích lưu vực lên tới 1.570 km2

.

Sông Chảy bắt nguồn từ Hà Giang, chảy qua Lào Cai về Yên Bái. Chiều dài chảy qua Yên Bái khoảng 100 km. Phụ lưu của sông Chảy trên lãnh thổ Yên Bái có tới 23 ngòi với tổng diện tích lưu vực lên tới 1.350 km2

.

Bên cạnh hệ thống sông ngòi, Yên Bái còn có 20.913 ha mặt nước ao hồ, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự hoạt động của các nhà máy thủy điện và hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và giao thông vận tải. Trong đó đáng kể là hồ thủy điện Thác Bà nằm trên lưu vực sông Chảy thuộc huyện Yên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bình và một phần huyện Lục Yên. Hồ thủy điện Thác Bà được hoàn thành năm 1970 với tổng công suất 108.000 KW. Chiều dài hồ là 80 km, rộng 8 – 12 km, chỗ sâu nhất là 42 m, dung tích hồ 2,9 tỉ m3. Ở mức thiết kế cao nhất, hồ có diện tích 23.400 ha, trong đó có khoảng 19.000 ha mặt nước và 4.350 ha đảo.

Yên Bái có nguồn nước ngầm tương đối phong phú, phân bố ở độ sâu từ 20 – 200m. Trong tỉnh cũng có nguồn nước khoáng phân bố ở các huyện phía tây như Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu ...

2.1.2.5.Sinh vật

Đất có rừng của Yên Bái được phân bổ ở các huyện, thị xã trong tỉnh; thực hiện chủ trương đóng cửa rừng của Chính Phủ tình trạng khai thác trái phép đã được quản lý và giảm đáng kể. Việc khai thác gỗ rừng trồng được tổ chức quản lý theo kế hoạch và thiết kế, không khai thác trắng.

Tính đến tháng 8 năm 2010, diện tích đất có rừng toàn tỉnh Yên Bái đạt 406.230,9 ha, trong đó: rừng tự nhiên 231.563,7 ha, rừng trồng 174.667,1 ha; đạt độ che phủ trên 58,4%.

Theo kết quả kiểm kê rừng tự nhiên của Yên Bái chủ yếu còn ở hai cấp trữ lượng III và IV; cấp trữ lượng III: 151-225 m3/ha, chiếm 18,2%; cấp trữ lượng IV: 76- 150 m3/ha, chiếm 34,2%. Cá biệt có nơi rừng còn đạt 250m3

/ha, nhưng không đáng kể về diện tích. Trữ lượng rừng của Yên Bái tập trung chủ yếu ở các huyện: Văn Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Yên Bình và Lục Yên.

Với diện tích đất có rừng trên 410 ha chiếm gần 60% diện tích tự nhiên, rừng Yên Bái được tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI), Quỹ bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VCF) đánh giá có độ đa dạng sinh học phong phú, đa dạng về chủng loại bao gồm rừng nguyên sinh, rừng thường xanh, rừng rụng lá mùa thu, rừng hỗn giao. Mặt khác rừng Yên Bái có hệ thống thực vật đa dạng. Hệ thực vật ở Yên Bái có khoảng 1.035 loài thực vật bậc cao thuộc 161 họ, 561

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chi trong đó có nhiều loài quý hiếm như: Lan Kim Tuyến, Củ rắn cắn, Pơmu, Lim, Sến, Táu, Vù Hương…

Về động vật rừng có khoảng 72 loài thú, 240 loài chim, 48 loài bò sát… trong đó nhiều loài có giá trị như Sơn Dương, Gấu, Khỉ đặc biệt là loài Vượn đen tuyền, Niệc cổ hung, Gà lôi tía, Vọoc xám được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Các loài này tập trung chủ yếu ở các khu rừng tự nhiên tại các huyện còn nhiều tài nguyên rừng như: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên đặc biệt là Khu bảo tồn loài sinh cảnh Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải và Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, huyện Văn Yên.

2.1.2.6. Khoáng sản

Theo báo cáo quy hoạch phân vùng hoạt động khoáng sản tỉnh Yên Bái đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 257 mỏ và điểm quặng, với các loại khoáng sản nhiên liệu, khoáng sản kim loại, khoáng sản không kim loại và khoáng chất công nghiệp, khoáng sản quý hiếm đến nước khoáng, nước nóng.

Theo báo cáo quy hoạch phân vùng hoạt động khoáng sản tỉnh Yên Bái đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 257 mỏ và điểm quặng, với các loại khoáng sản nhiên liệu, khoáng sản kim loại, khoáng sản không kim loại và khoáng chất công nghiệp, khoáng sản quý hiếm đến nước khoáng, nước nóng, cụ thể như sau:

- Khoáng sản nhiên liệu: Tập trung chủ yếu là than bán antranxit, than nâu và than bùn. Nhưng nhìn chung các điểm than đều có trữ lượng ít, quy mô nhỏ. Được phát hiện ở các huyện Văn Chấn, Lục Yên và Trấn Yên, tài nguyên dự báo khoảng 779.000 tấn.

- Khoáng sản kim loại và kim loại quý, các khoáng sản chủ yếu gồm: sắt, đồng và chì - kẽm, phân bố không tập trung, theo công tác địa chất đã điều tra trữ lượng chỉ ở mức vừa và nhỏ. Vàng cũng đã được phát hiện ở Yên Bái, vàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gốc được phát hiện chủ yếu ở Trạm Tấu, Mù Cang Chải, vàng sa khoáng phát hiện ở nhiều nơi gần các sông suối.

Khoáng sản đồng trên địa bàn tỉnh Yên Bái được phát hiện ở xã Phong Dụ Thượng và xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên (là các điểm mỏ Làng Phát, Làng Nhón, Làng Lòm…); ở huyện Văn Chấn (là các điểm An Lương, Đông An thuộc xã An Lương; điểm Bản Bam thuộc xã Nậm Lành) …

- Khoáng sản không kim loại: chủ yếu gồm pyrit, barit, phosphorit, kaolin, felspat, thạch anh, grafit. Trong đó đáng chú ý là khoáng sản kaolin và felspat, hai khoáng sản này có chất lượng tương đối tốt đáp ứng được các tiêu chuẩn cho sản xuất gốm sứ, sản xuất giấy. Diện phân bố của chúng rộng tuy nhiên trữ lượng không lớn và không đồng đều. Các khoáng sản còn lại phân bố ở một vài nơi trong tỉnh nhưng chỉ tồn tại với trữ lượng nhỏ hoặc chất lượng thấp.

- Đá quý: tập trung ở khu vực Lục Yên, Tân Hương - Yên Bình với khoáng vật rubi, saphia, ...

- Nguyên liệu mài: phân bố ở phần Đông Bắc hai bên bờ sông Chảy thuộc vùng đá biến chất cổ gồm: silimanit - granat. tập trung tại An Phú - Lục Yên, Báo Đáp, Đại Đồng - Yên Bình, Làn Nhơn - Phong Dụ Hạ. Các điểm quặng được đánh giá có triển vọng.

- Vật liệu xây dựng: gồm có đá vôi, đá hoa calcit, sét các loại, cát - sỏi lòng sông. Đặc biệt là nguồn cát sỏi lòng sông Hồng, sông Chảy...

- Nguyên liệu kỹ thuật: gồm các loại khoáng sản như granat, quarzit, dolomit ... hầu hết các loại khoáng sản này chưa được đánh giá trữ lượng.

- Khoáng sản talc - được phát hiện ở bản Hát Lìu, huyện Trạm Tấu - điểm mỏ chưa được điều tra đánh giá trữ lượng.

- Nước nóng và nước khoáng: Trong toàn tỉnh phát hiện có 16 điểm nước khoáng, nước nóng. Tập trung chủ yếu ở đá phun trào. Nước nóng có nhiệt độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

30 - 50oC. Tổng độ khoáng hoá 1 - 3,3g/l, nước thuộc nhóm sulfat canxi - magnhe có hàm lượng silic và lưu huỳnh cao, có thể sử dụng cho điều dưỡng, chữa bệnh.

2.1.3.Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.3.1. Dân cư, lao động, quần cư

Bảng 2.6. Dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2005 - 2012

(Đơn vị: Người)

Năm Tổng Thành thị Nông thôn

2005 719.497 141.370 578.127 2009 743.880 144.631 599.249 2010 751.286 146.655 604.631 2011 758.647 148.284 610.363 2012 765.688 149.948 651.740 Nguồn: [7] Năm 2012, tổng dân số toàn tỉnh là 765.688 người, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên 1,25%. Mật độ dân số bình là 111 người/km2, tập trung ở một số khu đô thị như thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các thị trấn huyện lỵ.

0 200 400 600 800 1000 1200 TP.Yên Bái TX.Nghĩa Lộ H.Lục Yên H.Văn Yên H.Mù Cang Chải H.Trấn Yên H.Trạm Tấu H.Văn Chấn H.Yên Bình

Hình 2.2. Mật độ dân số theo huyện, thị tỉnh Yên Bái năm 2012

Nguồn: Xử lí từ [7] Ngƣời/km2 Huyện 890 963 130 85 43 129 38 123 138

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh Yên Bái có sự chênh lệch rất lớn, lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp chiếm 75% lực lượng lao động toàn tỉnh, trong khi đó tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm ít (25%), trình độ lao động của Yên Bái còn rất thấp phần lớn là chưa qua đào tạo 66% (năm 2012). Trình độ nguồn nhân lực đã và đang là một khó khăn lớn để giải quyết vấn đề giảm nghèo bền vững của Tỉnh.

Theo số liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có tới 30 dân tộc sinh sống. Cộng đồng và các dân tộc trong tỉnh với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều nét độc đáo, sâu sắc nhân văn và những truyền thống tập quán trong lao động sản xuất có nhiều bản sắc dân tộc.

Kinh Tày Dao H'Mông Thái Dân tộc khác

Hình 2.3. Cơ cấu thành phần dân tộc tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái (Trang 36 - 51)