KVA , 91,37% số dân được dùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái (Trang 51 - 56)

- Vùng thành thị: có mức thu nhập từ 501.00 0 650.000 đồng/người/tháng.

49.000KVA , 91,37% số dân được dùng

THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO Ở TỈNH YÊN BÁ

49.000KVA , 91,37% số dân được dùng

, 91,37% số dân được dùng điện lưới quốc gia, riêng khu vực nông thôn có hơn 120 nghìn hộ được dùng điện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - – cô 12.000m3 3.500m3 c . - 76.218 công trình cấp nước nhỏ lẻ gồm:

(giếng đào, giếng khoan, bể lu chứa nước mưa, nước sông, suối đã qua xử lý…), 342 công trình cấp nước tập trung (Trong số 342 công trình cấp nước tập trung chỉ có 192 công trình hoạt động hiệu quả).

2.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế

Yên Bái thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2012 trong bối cảnh kinh tế đất nước chịu tác động lớn của kinh tế thế giới đầy biến động và khó khăn hơn. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2005 2009 2010 2011 2012 Dịch vụ

Công nghiệp, xây dựng Nông, lâm nghiệp, thủy sản

Hình 2.4. Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005 — 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

GDP năm 2012 đạt 12.736,5 tỷ đồng (giá thực tế). Tốc độ tăng trưởng kinh tế 12,11%. Trong đó: Nông, lâm nghiệp 5,59%; Công nghiệp - Xây dựng 13,98%; Dịch vụ 14,65%.

Cơ cấu GDP theo ngành có sự chuyển dịch đúng hướng nhưng chậm. GDP/người ngày càng được cải thiện từ 4,32 triệu đồng năm 2005 lên 16,63 triệu đồng/người năm 2012, xong mới chỉ bằng 91,8% vùng TDMNPB (18,1 triệu đồng/người) và 45,5% mức trung bình của cả nước (36,56 triệu đồng/người).

Về GTSX toàn tỉnh năm 2005 đạt 5.621,059 tỷ đồng (giá hiện hành) đến năm 2012 là 25.120,674 tỷ đồng (tăng 4,46 lần). GTSX/người cũng tăng lên tương ứng là 7,8 triệu đồng/người và 32,8 triệu đồng/người.

2.1.5.Đánh giá chung

2.1.5.1. Thuận lợi

VTĐL của Yên Bái đã tạo cho tỉnh những điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH. Tuy nằm sâu trong nội địa nhưng Yên Bái lại là đầu mối và trung độ của một số tuyến giao thông quan trọng trong khu vực TDMNPB. Yên Bái là một trong những cửa ngõ đi vào Tây Bắc và nằm trên trục giao thông giữa Đông Bắc và Tây Bắc. Yên Bái nằm ở khoảng giữa quốc lộ 2 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, nối Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh đồng bằng sông Hồng với cửa khẩu quốc tế Lào Cai và từ đây qua Hà Khẩu sang Vân Nam – Trung Quốc. Trong tương lai khi sân bay Nga Quán được chuyển hướng phục vụ mục đích dân dụng sẽ tạo ra những lợi thế lớn trong việc giao lưu KT-XH với các tỉnh bạn, với thị trường trong nước và quốc tế.

Yên Bái nằm trên trục hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng và là trung điểm của tuyến hành lang động lực phía Tây từ Côn Minh – Lào Cai – Phú Thọ - Hà Nội – Hải Phòng nên Yên Bái có thể dễ dàng giao lưu với các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tỉnh thành trong nước cũng như đối với Trung Quốc và là một tỉnh có vị trí nhất định trong chiến lược phát triển KT-XH của các tỉnh TDMNPB.

Khí hậu Yên Bái có sự phân hóa theo thời gian và không gian. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng của cả nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới làm nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến như: trồng rừng và chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo; trồng và chế biến quế, chè, cà phê; trồng và chế biến sắn, hoa quả; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Nhóm đất xám có diện tích lớn nhất chiếm 82,17% diện tích tự nhiên toàn tỉnh thích hợp trồng các cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả ở độ dốc dưới 250

.

Yên Bái có nguồn nước tương đối phong phú là điều kiện thuận lợi cho sự phân bố các ngành sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư. Do đặc điểm của địa hình, độ dốc dòng chảy lớn, lưu lượng dòng chảy mạnh nên có tiềm năng thuỷ điện khá phong phú như nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy với tổng công suất 108.000 KW. Hiện nay, đã có một số công trình thủy điện vừa và nhỏ được đầu tư xây dựng.

Với nguồn khoáng sản phong phú, tỉnh có điều kiện thuận lợi trong việc khai thác và chế biến khoáng sản như: đá quý, cao lanh, fenspat, bột cácbonnát canxi, sắt…và sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch, sứ kỹ thuật, sứ dân dụng, đá xẻ ốp lát, đá mỹ thuật và các loại vật liệu xây dựng khác.

Yên Bái là một tỉnh miền núi, phong cảnh thiên nhiên đa dạng và đẹp: hang Thẩm Lé (Văn Chấn), động Xuân Long, động Thuỷ Tiên (Yên Bình), hồ Thác Bà, suối Giàng, cánh đồng Mường Lò,… là điều kiện để kết hợp phát triển du lịch sinh thái.

Cộng đồng và các dân tộc trong tỉnh với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều nét độc đáo, sâu sắc nhân văn và những truyền thống tập quán trong lao động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sản xuất có nhiều bản sắc dân tộc. Bên canh đó, Yên Bái còn có nhiều di tích lịch sử gắn với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc, tiêu biểu là các di tích như: đền thờ Nguyễn Thái Học, bến Âu Lâu, ... Đây là những tiềm năng quý để khai thác phát triển dịch vụ du lịch.

2.1.5.2. Khó khăn

Sự chia cắt và phân hóa về mặt địa hình gây nên nhiều khó khăn cho việc tạo các mối liên hệ theo các hướng bắc – nam và đông – tây.

Yên Bái có hệ thống các ngòi và suối phát triển rất mạnh. Đặc điểm chung của các ngòi, suối Yên Bái là đều bắt nguồn từ các núi cao nên có độ dốc lớn, dòng chảy xiết, lưu lượng thay đổi thất thường, hay gây lũ đột ngột. Lớn nhất là ngòi Thia, bắt nguồn từ núi Pu Sa Thìn thuộc huyện Trạm Tấu, chảy qua Văn Chấn, Văn Yên, đổ vào sông Hồng.

Rừng bị tàn phá nặng nề, môi trường diễn biến theo xu thế ngày càng xấu đi ảnh hưởng lớn đến sinh kế của đồng bào vốn cuộc sống dựa chủ yếu vào rừng.

Diện tích đất nông nghiệp, các vùng trũng đất đai màu mỡ đang bị thu hẹp do quá trình mở mang các đô thị làm cho một bộ phận dân cư thiếu đất để sản xuất về lâu dài sẽ là trở ngại lớn phát triển KT - XH theo hướng bền vững của tỉnh, trong đó có vấn đề giảm đói nghèo.

Nguồn tài nguyên khoáng sản phân bố không tập trung, khó khăn cho việc khai thác.

Hạ tầng cơ sở kỹ thuật yếu kém, thiếu đồng bộ, đặc biệt là giao thông đường bộ do địa hình núi cao, mưa lũ thường xuyên gây sạt lở đường, đầu tư tốn kém.

Trình độ phát triển KT - XH quá thấp, phương thức sản xuất còn lạc hậu. Nền kinh tế chưa có tích luỹ, sức mua thấp, đời sống của đa số nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trình độ dân trí thấp, lực lượng lao động kỹ thuật còn thiếu, ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái (Trang 51 - 56)