Nguyên nhân nghèo ở Yên Bá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái (Trang 84 - 87)

- Vùng thành thị: có mức thu nhập từ 501.00 0 650.000 đồng/người/tháng.

2.2.5.Nguyên nhân nghèo ở Yên Bá

THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO Ở TỈNH YÊN BÁ

2.2.5.Nguyên nhân nghèo ở Yên Bá

2.2.5.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, nghèo do trình độ kinh tế chậm phát triển. Yên bái là tỉnh miền núi, xuất phát điểm kinh tế rất thấp, TW phải trợ cấp ngân sách thường xuyên, cơ sở hạ tầng yếu và thiếu. Đặc biệt, mạng lưới giao thông, trình độ dân trí rất thấp, sản xuất chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tâm kinh tế lớn. Địa hình núi cao, độ chia cắt mạnh, đi lại khó khăn, chi phí vận chuyển cao.

Tài nguyên đất, chủ yếu là đất dốc nên khó có thể sản xuất hiệu quả và áp dụng KHKT vào sản xuất đặc biệt hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hoá mang đặc trưng của tỉnh.

Thứ ba, nghèo do môi trường suy thoái. Dân số tăng nhanh, nhu cầu khai thác tài nguyên ngày càng lớn. Diện tích rừng bị thu hẹp, môi trường suy thoái, diện tích bình quân trên người thấp trong khi kỹ thuật canh tác chưa có nhiều thay đổi, làm cho năng suất cây trồng ngày càng thấp, bấp bênh. Mâu thuẫn giữa phát triển và môi trường ngày càng gay gắt. Con người ngày càng có nhu cầu khai thác tài nguyên rừng, đất rừng thì tài nguyên này càng bị suy thoái, dẫn đến người dân ngày càng nghèo.

Thứ tư, nguyên nhân về cơ chế chính sách. Các chương trình, dự án giảm nghèo ở Yên Bái có khá nhiều và cũng vì vậy mà nguồn lực giảm nghèo bị xé nhỏ chưa đáp ứng nhu cầu giảm nghèo của địa phương và người nghèo. Bên cạnh dó, một số chương trình dự án giảm nghèo còn nhiều bất cập chưa tính đến tính vùng miền, đặc thù của từng địa phương, mang tính áp đặt nên hiệu quá giảm nghèo chưa cao, chưa phát huy đực năng lực của địa phương, sự tham gia của người dân, của chính hộ nghèo vào quá trình giảm nghèo của họ.

Tại các tuyến xã, cán bộ làm công tác giảm nghèo chủ yếu là kiêm nhiệm, tăng cường nên chưa thực sự chủ động trong công việc, tận lực, tận tâm với công tác giảm nghèo.

2.2.5.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, nghèo do thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất. Trong các nguyên nhân gây đói nghèo, nguyên nhân thiếu kinh nghiệm làm ăn là nguyên phổ biến nhất dẫn đến nghèo ở Yên Bái. Năm 2012, hộ thiếu kiến thức và kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệm sản xuất là 9.979/55.831 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 17,78%. Ở Yên Bái, những hộ nghèo sinh sống ở các huyện vùng sâu, vùng xa, tập trung đồng bào DTTS nên trình độ văn hoá thấp, ít nói được tiếng phổ thông, mù chữ, sản xuất độc canh. Do vậy, khả năng tiếp cận cách làm ăn mới, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp rất hạn chế trong ĐKTN khắc nghiệt đất dốc, thiếu nước, sản xuất du canh dẫn đến năng suất cây trồng, vật nuôi thấp.

Thứ hai, nghèo do thiếu đất sản xuất. Đất chủ yếu dất núi dốc, canh tác khó khăn, dễ bị bạc màu rửa trôi, trong điều kiện canh tác quảng canh, phụ thuộc vào tự nhiên. Việc phát triển thuỷ điện, mở mang xây dựng các đô thị làm mất đi phần lớn diện tích đất màu mỡvốn là tài sản quý giá của đồng bào.

Thứ ba, nghèo do nguyên nhân nhiều con, đông người ăn theo, thiếu lao động. Do phong tục tập tập quán lạc hậu, tư tưởng trọng nam, khinh nữ, thiếu các biện pháp kế hoạch hoá gia đỉnh, dẫn tới các gia đình thường đông con, nhiều người ăn theo, thiếu lao động chính. Theo kết quả điều tra năm 2012 của Sở LĐTBXH số hộ nghèo do nhiều con, đông người ăn theo, thiếu lao động là 9.918/55831 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 17,76%. Như vậy. có thể thấy, nguyên nhân nghèo đông con, thiếu lao động là khá phổ biến trong tỉnh.

Thứ tư, nghèo do nguyên nhân còn tồn tại một số phong tục tập quán lạc hậu. Yên Bái là tỉnh miền núi, ĐKTN không thuận lợi. Các dân tộc có nền văn hoá đa dạng còn chứa đựng nhiều phong tục, tập quán lạc hậu. Những phong tục này vẫn đang tồn tại, thậm chí nặng nề mà không dễ gì xoá bỏ. Tình trạng sản xuất nông nghiệp manh mún, phụ thuộc vào tự nhiên theo hướng quảng canh vẫn còn phổ biến. Tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại ở một số tộc người ở vùng sâu, vùng xa khiến người phụ nữ phải làm việc vất vả, không được đến trường. Đặc biệt, do ít tiếp xúc với bên ngoài, ít tiếp cận thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tin nên một số hộ dân tộc cam chịu cuộc sống hiện tại, thiếu ý chí vươn lên, trông chờ ỷ lại vào nhà nước.

Thứ năm, nghèo do tập quán chi tiêu thiếu kế hoạch dẫn đến bình quân thu nhập, lương thực không thấp nhưng vẫn thiếu đói, đáng lẽ ra chỉ nghèo mà lại đói, mùa giáp hạt đáng lẽ ra ngắn lại kéo dài và tình trạng chuyển nhượng, sang bán đất canh tác cho các cư dân mới có xu hướng gia tăng. Hiện tượng trên diễn ra khá phổ biến ở các dân tộc trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng tác động mạnh mẽ đến các hộ gia đình, sau khi có tiền bán đất hoặc đền bù các hộ thường mua xe máy, điện thoại, ăn uống, lười lao động, khi tiền hết, đất không còn các hộ lại rơi vào vòng nghèo đói.

Với một tỉnh vùng cao như Yên Bái, nghèo khổ là hiện tượng mang tính đặc thù khó có thể giải quyết, nó trở thành rào cản lớn trên con đường thực hiện các mục tiêu KT - XH của tỉnh. Tỉ lệ hộ nghèo qua các năm vẫn cao. Bài toán giảm nghèo và chống tái nghèo thực sự vẫn là một thách thức lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái (Trang 84 - 87)