Thực trạng và nguyên nhân nghèo ở Yên Bá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái (Trang 56 - 62)

- Vùng thành thị: có mức thu nhập từ 501.00 0 650.000 đồng/người/tháng.

2.2.Thực trạng và nguyên nhân nghèo ở Yên Bá

THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO Ở TỈNH YÊN BÁ

2.2.Thực trạng và nguyên nhân nghèo ở Yên Bá

2.2.1. Một số chính sách và dự án XĐGN ở tỉnh Yên Bái 2.2.1.1. Nghị quyết 30a

Trong quá trình triển khai Nghị quyết 30a, tỉnh Yên Bái luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các Bộ, ngành TW đã kịp thời hướng dẫn và giúp 02 huyện nghèo của tỉnh Yên Bái trong việc xây dựng, tham gia cho ý kiến vào Đề án giảm nghèo nhanh, bền vững của 2 huyện nghèo.

Nghị quyết 30a đã tạo ra nguồn lực đầu tư rất lớn để tỉnh Yên Bái được tăng cường một bước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH; XĐGN đảm bảo an sinh Xã hội. Từ đó, tạo động lực phát triển KT-XH, từng bước cải thiện nâng cao chất lượng đời sống, tinh thần cho đồng bào nghèo, đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa. Các chính sách hỗ trợ trong Nghị quyết 30a được ban hành phù hợp với nhu cầu, đời sống sinh hoạt và tình hình thực tế đối với đồng bào nghèo.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng gặp phải những khó khăn nhất định:

Các huyện nghèo đều có địa hình chia cắt lớn, đồng bào sinh sống phân tán, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, nên việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và hướng dẫn cho người dân trong việc triển khai các nội dung hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 30a còn nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ tổ chức thực hiện; đặc biệt là đối với công tác triển khai hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo.

Tập quán sản xuất, canh tác của đại bộ phận đồng bào đều lạc hậu, chủ yếu là tự cung tự cấp và dựa phần lớn vào điều kiện tự nhiên, nên việc vận động, tuyên truyền đồng bào chuyển đổi tập quán canh tác, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng rất khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trình độ năng lực tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành nhất là cấp xã còn hạn chế, lúng túng trong việc vận dụng cơ chế sách để triển khai thực hiện nhằm rút ngắn thời gian thực hiện để sớm đưa các chính sách hỗ trợ đến người dân.

Theo Nghị quyết 30a của Chính Phủ, tỉnh Yên Bái có 2 huyện nghèo, là huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải.

Nghị quyết 30a là động lực lớn của Chính phủ nhằm giúp đỡ các huyện nghèo trong cả nước nói chung và 2 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu nói riêng ổn định kinh tế và giảm nghèo nhanh, bền vững. Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện đề án tại hai huyện nghèo. Theo đó, UBND hai huyện đã thành lập ban chỉ đạo cấp huyện, hướng dẫn thành lập ban chỉ đạo cấp xã, xây dựng và ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đồng thời tổ chức quán triệt và tuyên truyền sâu rộng đến thôn, bản, các hộ dân trên địa bàn về quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, các chính sách hỗ trợ...

Tổng kinh phí thực hiện các chương trình, dự án 2 năm 2009 - 2010 là 826.447,5 triệu đồng. Năm 2011, tổng số vốn chương trình đầu tư 67.050 triệu đồng; trong đó, huyện Trạm Tấu 28.675 triệu đồng, Mù Cang Chải 38.375 triệu đồng. Nguồn vốn tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng cơ bản để hoàn thành, chuyển tiếp và khởi công mới 32 công trình bao gồm: 13 công trình thủy lợi, 13 công trình giao thông, 6 công trình cấp nước sinh hoạt. Trong đó, huyện Trạm Tấu 14 công trình, Mù Cang Chải 18 công trình.

Bên cạnh đó, tranh thủ thêm nguồn vốn của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hỗ trợ xóa 516 nhà dột nát và xây dựng 2 trường phổ thông bán trú tại xã Lao Chải và Hồ Bốn..., Yên Bái đã phân bổ tập trung hỗ trợ vào các lĩnh vực: đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển sản xuất tạo thu nhập cho người dân, hỗ trợ trực tiếp tạo việc làm cho người lao động, như: xây dựng cơ sở hạ tầng, làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhà ở cho người khó khăn về nhà ở, trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng, đào tạo nghề và đầu tư một số chương trình, dự án đã được phê duyệt.

Theo đó, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp với tổng kinh phí được giao 38.329,7 triệu đồng, giải ngân 37.297,7 triệu đồng, đạt 97,3%, hỗ trợ giống, phân bón cho cây trồng, hỗ trợ chăn nuôi, tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình khuyến nông, khai hoang, phục hóa, khai phá ruộng bậc thang, quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp, hỗ trợ vác - xin tiêm phòng cho gia súc...

Một số chính sách đem lại hiệu quả rõ rệt như: hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ nghèo làm chuồng trại chăn nuôi, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng đối với sản xuất trên đất dốc (huyện Trạm Tấu đã chỉ đạo tăng vụ ngô trên đất dốc 1.000 ha, chuyển đổi khoảng 300 ha lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô, tạo vùng sản xuất ngô hàng hóa tập trung). Chính sách xuất khẩu lao động được các huyện chú trọng đẩy mạnh.

Sở LĐTBXH phối hợp với các doanh nghiệp định hướng và tuyển chọn lao động xuất khẩu, hỗ trợ đào tạo nghề. Đã xuất khẩu trên 80 lao động đi làm việc tại các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Algeria... Về chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, các huyện thực hiện lồng ghép nguồn vốn 30a với các chương trình, dự án, ưu tiên xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân. Đến nay, đã đầu tư xây dựng trường học các cấp, công trình giao thông, công trình thủy lợi nhỏ, công trình nước sinh hoạt, duy tu bảo dưỡng cầu treo, cầu sắt tại các xã thuộc 2 huyện…

Đặc biệt, chính sách hỗ trợ xóa nhà dột nát theo Quyết định 167 với kinh phí 8.308,1 triệu đồng, trong đó, huyện Trạm Tấu được giao 1.856 triệu đồng đã hỗ trợ làm 221 nhà, huyện Mù Cang Chải 6.452,1 triệu đồng hỗ trợ 606 nhà.

Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 30a về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh Yên Bái cho thấy, chính sách an sinh xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hội của Đảng, Nhà nước đã phát huy hiệu quả, là đòn bẩy và nguồn lực góp phần thiết thực cải thiện cuộc sống cho người dân, động lực để Yên Bái thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

2.2.1.2. Chương trình 135

Chương trình phát triển KT-XH các xã ĐBKK vùng DTTS và miền núi là một trong các chương trình XĐGN ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg. Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010).

Nhằm giúp đỡ nhân dân các dân tộc từng bước cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, nhiều năm qua Đảng, Nhà nước, đã quan tâm đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho tỉnh Yên Bái phát triển KT-XH, góp phần tích cực cho công cuộc XĐGN ở khắp các địa phương, trong đó nổi bật là Chương trình 135 giai đoạn I và hiện nay là Chương trình 135 giai đoạn II.

Chương trình 135 (giai đoạn II) tỉnh Yên Bái có 65 xã và 157 thôn bản ĐBKK thuộc 45 xã của 8 huyện, thị tham gia, thụ hưởng. Qua 4 năm (2006- 2009), chương trình đã hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho 25.749 lượt hộ, kinh phí trên 12,5 tỷ đồng, đạt 98,4% kế hoạch; hỗ trợ máy móc thiết bị cho 12.872 lượt hộ, kinh phí 16.254 triệu đồng đạt 89,05% kế hoạch; hỗ trợ xây dựng 183 mô hình, tổng kinh phí là 4.608,16 triệu đồng, đạt 98% kế hoạch. Hết năm 2009, số lượng hộ nghèo được bình xét thụ hưởng là 68.447 lượt hộ. Tính riêng công trình đầu tư tại thôn, bản từ năm 2006 - 2009 đã đầu tư được 89km

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đường, xây dựng 16 công trình cầu cống, ngầm, sửa chữa, làm mới kênh mương, đập giữ nước 14 công trình phục vụ nước tưới cho 130 ha ruộng, đầu tư 18 công trình điện; xây dựng 44 nhà sinh hoạt cộng đồng... Các công trình đầu tư tại xã, đã đầu tư 172 km đường, xây dựng 28 công trình cầu cống, ngầm; sửa chữa, làm mới kênh mương, đập giữ nước 60 công trình, đầu tư 23 công trình điện, xây dựng16 công trình với 45 phòng học và nhà ở cho giáo viên và học sinh...

Bảng 2.7. Tình hình cấp phát, huy động vốn Chƣơng trình 135 (giai đoạn II)

(Đơn vị: Triệu đồng)

Dự án 2006-2009 2010

Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất 45.947 25.450

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng 216.966 89.200

Dự án Đào tạo 14.813 5.745

Dự án hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng

cao đời sống nhân dân 42.277,9 400

Duy tu bảo dưỡng công trình sau đầu tư 8.560 5.326

Kinh phí quản lý chỉ đạo 776 634

Tổng 329.279,9 126.755

Nguồn: [19] Tổng số vốn Trung ương phân bổ về địa phương từ năm 2006 đến năm 2010 là 456.034,9 triệu đồng.

2.2.1.3. Chương trình 134

Chương trình 134 thực hiện theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg được triển khai thực hiện từ năm 2005 với 4 nội dung: Giải quyết đất ở; nước sinh hoạt; đất sản xuất; nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo ở nông thôn, kể cả các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thôn, bản, xã không thuộc diện ĐBKK. Toàn tỉnh Yên Bái có 142 xã, thị trấn của 8/9 huyện thị được hưởng thụ chương trình. Chương trình 134 đã cải thiện đáng kể đời sống của đồng bào các DTTS.

Nhìn chung việc triển khai thực hiện đề án có sự cố gắng của các cấp, các ngành, đồng bào các dân tộc phấn khởi, tích cực thực hiện. Toàn tỉnh đã xóa được 8.124 nhà dột nát cho hộ đồng bào DTTS, đạt 95% so với đề án; hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo được 1.299,18 ha đạt 84,2% kế hoạch... Tỉnh đã rất cố gắng lập đề án trình Chính phủ, đến nay Chương trình 134 của tỉnh đã được cấp 127.810 triệu đồng so với đề án của tỉnh đề nghị ngân sách Trung ương cấp 132.217 triệu đồng.

Năm 2007, tổng vốn bố trí cho Chương trình 134 ở tỉnh ta là 58.195 triệu đồng. Đến tháng 5/2008, toàn tỉnh đã thực hiện đạt 54.077,4 triệu đồng, bằng 92,9% kế hoạch. Với nguồn đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, cùng với cố gắng của nhân dân, toàn tỉnh đã khai hoang, chuyển nhượng điều chỉnh từ các hộ có nhiều ruộng cho hộ nghèo được 502,9 ha, giúp cho 3.113 hộ nghèo có thêm ruộng cấy. Các địa phương cũng đã tạo quỹ đất ở, nhất là những hộ quá nghèo không có đất ở sinh sống ở khu vực không an toàn với tổng diện tích 13ha cấp cho 650 hộ. Nguồn vốn Chương trình 134 cũng đã đầu tư 31.905 triệu đồng hỗ trợ 6.381 hộ nghèo là người DTTS làm nhà ở, đạt 99,6% kế hoạch năm 2007. Trong toàn tỉnh cũng đã hỗ trợ các gia đình xây dựng 6.256 bể và một số téc nước; đào 1.617 giếng nước cho các hộ gia đình; xây dựng 29 công trình cấp nước tập trung. Tổng giá trị các công trình giải quyết nước sinh hoạt cho các hộ thuộc Chương trình 134 năm 2007 đạt 35.572,5 triệu đồng.

Năm 2008, UBND tỉnh đã giao vốn thực hiện Chương trình 134 cho các địa phương là 36.180 triệu đồng. Như vậy, tổng nguồn vốn chương trình 134 Chính phủ cấp cho tỉnh theo đề nghị của tỉnh ta chỉ còn thiếu 4 tỷ đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đạt mục tiêu đề ra. Đơn cử, huyện Mù Cang Chải còn nhiều hộ thiếu đất sản xuất, 1.000 hộ thiếu nhà ở, mặc dù đã hỗ trợ 1.902 hộ làm nhà, chưa kể số đã được hỗ trợ theo Đề án 810 ĐA/UB năm 2004 của UBND tỉnh, của Mặt trận và các đoàn thể hỗ trợ. Đối chiếu theo đề án của tỉnh thì chỉ còn 864 hộ nghèo là DTTS cần hỗ trợ nhà ở theo Chương trình 134. Có thể có nguyên nhân khách quan, nhưng trước hết là do việc tổ chức thực hiện của chính quyền các cấp, nhất là cơ sở và một số huyện thiếu nghiêm túc, chưa tích cực và có trách nhiệm với dân. Ngay từ việc điều tra số hộ có nhu cầu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt được tiến hành trong một thời gian quá gấp gáp; nhiều địa phương cung cấp số liệu thiếu chính xác, độ tin cậy thấp vì thiếu tính khoa học. Việc tổ chức thực hiện Chương trình 134 ở không ít địa phương chưa nghiêm túc, trước hết là sai đối tượng. Tại xã Hồ Bốn (huyện Mù Cang Chải) đã đem kinh phí Chương trình 134 hỗ trợ tất cả các hộ có đất khai hoang, có những hộ đã có 2ha ruộng nhưng khai hoang được ruộng vẫn được hỗ trợ, trong khi chính các hộ nghèo lại đứng ngoài vì không có đất để khai hoang thì không được hỗ trợ. Đây là việc làm sai chủ trương của Chính phủ vì đối tượng hỗ trợ phải là hộ nghèo, DTTS thiếu đất sản xuất.

Có thể khẳng định rằng, Chương trình 134/CP phù hợp với tâm tư nguyện vọng hộ nghèo DTTS. Thực tế cho thấy, đời sống đồng bào được hưởng lợi Chương trình 134/CP từng bước được cải thiện, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nguyện vọng chung của đồng bào là chương trình tiếp tục kéo dài để hộ nghèo có cơ hội vươn lên ổn định cuộc sống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái (Trang 56 - 62)