Tiến độ thực hiện QHLN của thành phố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở thực tiễn đề xuất các nội dung cơ bản quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 87 - 88)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.2. Tiến độ thực hiện QHLN của thành phố

Sau khi triển khai xong việc rà soát 3 loại rừng, giai đoạn 2012 - 2016 sẽ tiến hành cắm mốc 3 loại rừng ngoài thực địa. Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng theo từng giai đoạn được thể hiện ở bảng 3.17.

Bảng 3.17: Tiến độ thực hiện công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng Đơn vị tính: ha TT Hạng mục 2012 - 2016 2016 - 2020 I Xây dựng vƣờn ƣơm 1 - II Làm giàu rừng 1.037,5 - III Trồng, chăm sóc 2.333,71 1.822 1 Trồng rừng nguyên liệu 250 250 2 Trồng rừng gỗ lớn, cây đặc sản 2.083,71 1.572 IV Chăm sóc, trồng bổ xung rừng 661 6.599,9 - V Bảo vệ rừng 10.277,2 10.277,2 1 Bảo vệ rừng tự nhiên 6.744,5 6.744,5 2 Bảo vệ rừng trồng 3.532,7 3.532,7

VI Trồng cây phân tán (triệu cây) 0,6 0,75

Dự kiến kinh phí đầu tư:

* Kinh phí cho trồng chăm sóc và bảo vệ rừng

Căn cứ theo định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và định mức của các dự án 661, trồng rừng nguyên liệu giấy thâm canh của Tổng công ty giấy Việt Nam và của các chủ rừng khác...

- Rừng phòng hộ: Trồng, chăm só 4 năm: 4 triệu đồng/ha

- Rừng sản xuất kinh doanh nguyên liệu giấy: Trồng chăm sóc 4 năm 15 - 20 triệu đồng/ha

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Khoán bảo vệ rừng, bảo vệ rừng sau giai đoạn chăm sóc: 0,1 triệu đồng/ha

Với suất đầu tư trên, tổng vốn đầu tư cho vườn ươm, làm giàu rừng trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng giai đoạn 2012 - 2020 là 42,67 tỷ đồng. Trong đó chưa tính giá thành trồng cây phân tán, rừng sản xuất trồng bằng nguồn vốn của dân do dân tự bảo vệ, rừng liên doanh công bảo vệ được tính vào tỷ lệ giao khoán ăn chia sản phẩm.

* Nguồn vốn

- Đôi với rừng phòng hộ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước như chương trình dự án 661 và các chương trình đầu tư khác.

- Đối với rừng sản xuất, một số diện tích được nhà nước hỗ trợ 2 triệu đồng/ha. Còn lại chủ yếu là nguồn vốn vay ưu đãi theo các chương trình mục tiêu, vốn vay thương mại, vốn tự có của dân, vốn liên doanh, liên kết vốn viện trợ của các tổ chức trong nước, quốc tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở thực tiễn đề xuất các nội dung cơ bản quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 87 - 88)