Quy hoạch các biện pháp kinh doanh rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở thực tiễn đề xuất các nội dung cơ bản quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 72 - 80)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.5. Quy hoạch các biện pháp kinh doanh rừng

Bao gồm các công việc: Xây dựng vườn ươm; trồng, chăm sóc rừng; làm giàu từ rừng; khai thác rừng; trồng cây phân tán. Quy hoạch tác nghiệp thể hiện cụ thể ở bảng 3.14:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.14: Quy hoạch các biện pháp kinh doanh rừng

Hạng mục Đơn vị tính Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Tổng 1. Vƣờn ƣơm Vƣờn 1 1 2. Bảo vệ rừng ha 10.097,23 - Phòng hộ " 5.475,90 5.475,90 - Sản xuất " 5.037,17 5.037,17 3. Khoanh nuôi - - - - DT QH rừng trồng - - - - 4. Trồng mới rừng sản xuất ha 100,00 100,00 5. Cải tạo thành rừng CQ ha 200,00 - Cải tạo rừng PH thành rừng CQ " 100,00 100,00 - Cải tạo rừng SX thành rừng CQ " 100,00 100,00 6. Làm giầu rừng ha 400,00 - Làm giàu rừng tự nhiên PH " 200,00 200,00 - Làm giàu rừng tự nhiên SX " 200,00 200,00 7. Trồng lại rừng sau KT ha 1.510,00 - Trồng rừng đa loài ha 510,00 510,00 - Trồng cao su ha 1.000,00 1.000,00 8. XD rừng giống ha 31,70

- Rừng giống chuyển hóa ha 26,70 26,70

- Rừng giống trồng ha 5,00 5,00

9. XD cơ sở hạ tầng 5,00

- Đường băng xanh cản lửa km 5,00

10. Trồng cây phân tán tr.cây 1,00

3.2.5.1. Xây dựng hệ thống vườn ươm

Do diều kiện tại thành phố chưa có các xí nghiệp giống lâm nghiệp, vì vậy việc sản xuất cây giống để phục vụ cho chương trình phát triển rừng của thành phố cần phải có sự đầu tư về vườn ươm để sản xuất các giống tốt phục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

vụ cho sản xuất, chấm dứt tình trạng sử dụng các giống có chất lượng thấp, giống không rõ xuất xứ. Đồng thời để chủ động trong sản xuất, trên địa bàn thành phố cần xây dựng 01 vườn ươm cấp II tại khu vực ven đô phía nam. Kinh phí đầu tư xây dựng 01 vườn ươm cấp II là 250 triệu đồng.

3.2.5.2. Trồng và chăm sóc rừng

Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất đai, điều kiện kinh tế - xã hội và định hướng quy hoạch phát triển lâm nghiệp của thành phố, chúng tôi đề xuất hai phương án trồng rừng sản xuất trên địa bàn thành phố như sau:

* Phương án 1:

- Trồng rừng nguyện liệu tập trung: Quan điểm của phương án là đầu tư trồng rừng thâm canh cao trên đất sau khi khai thác các diện tích rừng trồng, đang trồng Keo, Bồ đề, Mỡ, theo phương thức quảng canh.

Phương thức trồng: Trồng thuần loài chủ yếu là Keo lai (mô, hom). Phương pháp trồng: Cây con có bầu, đủ điều kiện tiểu chuẩn xuất vườn. Mật độ trồng: 1.333 cây/ha; Thực hiện việc trồng, chăm sóc theo đúng quy trình trồng rừng thâm canh cao, suất đầu tư 13 - 15 triệu đồng/ha/4 năm.

- Trồng rừng cây gỗ lớn: Áp dụng 2 dạng mô hình trồng rừng thâm canh: + Công thức 1: Trồng thuần loài Keo tai tượng, mật độ 1.600 cây/ha, đến năm thứ 7 thứ 8 khai thác tỉa thưa phục vụ cho nguyên liệu giấy còn để lại mật độ 800 đến 1000 cây/ha, khai thác ở tuổi 15 cung cấp gỗ lớn.

+ Công thức 2: Trồng hỗn giao, mật độ trồng rừng 1.200 cây/ha, trong đó cây bản địa là 400 cây (từ 3 - 4 loài cây), cây Keo tai tượng là 800 cây.

Trồng cây theo dải, cứ kinh doanh 2 chu kỳ Keo thì được 1 chu kỳ cây bản địa. Thời gian kinh doanh Keo là 13 - 15 năm, thời gian kinh doanh cây bản địa là 25 - 30 năm. Suất đầu tư từ 15 - 20 triệu đồng/ha/4 năm.

* Phương án 2:

- Trồng rừng nguyện liệu tập trung: Quan điểm của phương án là vẫn áp dụng mô hình trồng quảng canh của các hộ gia đình như hiện nay. Mật độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

trồng 1.600 cây, trồng Keo thuần loài (mô, hom), bằng cây con có bầu, đảm bảo đủ tiêu chuẩn, suất đầu tư 5 triệu đồng/ha/3 năm.

- Trồng rừng cây gỗ lớn:

Áp dụng phương thức trồng hỗn giao như chương trình 661 hiện đang đầu tư tại thành phố, mật độ 1.600 cây/ha, trong đó cây Keo là 1000 cây cây bản địa là 600 cây, trông hỗn giao theo hàng hoặc theo đám, Suất đầu tư 4 triệu đồng/ha/4 năm, hết giai đoạn chăm sóc đưa vào bảo vệ đầu tư 0,1 triệu đồng/ha/năm.

* Nhận xét:

- Phương án 1:

Đối tượng trồng rừng nguyên liệu tập trung

+ Ưu điểm: Có sự đầu tư cao, nên năng suất rừng đạt từ 80 - 90m3/ha hiệu quả kinh tế cao (80 m3 x 500.000 đ/m3 = 40.000.000 đ/ha), đất rừng được khai tác một cách hợp lý.

+ Nhược điểm: phải đầu tư vốn lớn, đầu tư công sức và áp dụng nghiêm túc quy trình trồng, chăm sóc rừng thâm canh.

Đối với trồng rừng kinh doanh cây gỗ lớn

+ Ưu điểm: Đối với cả công thức 1 và công thức 2 đều dễ thi công và mặc dù trồng rừng cây gỗ lớn nhưng vẫn cho khai thác sản phẩm giữa chu kỳ, góp phần lấy ngắn nuôi dài.

+ Nhược điểm: Ở công thức 1 khi đến giai đoạn khai thác tỉa thưa, số cây còn để lại sẽ bị tác động cơ giới trong quá trình khai thác tỉa thưa, do vậy sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển về sau:

- Phương án 2:

Đối với rừng nguyên liệu giấy tập trung + Ưu điểm: Vốn đầu tư ít

+ Nhược điểm: Hiệu quả kinh tế thấp (40m3 x 500.000 đ/m3 = 20.000.000 đ/ha)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Đối với trồng rừng kinh doanh cây gỗ lớn

+ Ưu điểm: Vốn đầu tư ít, chỉ có 1 loại công thức do vậy dễ chỉ đạo thi công. + Nhược điểm: Cây bản địa bị cây Keo trèn éo khó phát triển, mục tiêu kinh doanh cây gỗ lớn khó thành công.

- So sánh 2 phương án cho thấy:

Phương án 1 là phù hợp hơn vì đối với trồng rừng nguyên liệu tập trung theo hướng thâm canh cao, sau khi trừ chi phí đầu tư cho trồng chăm sóc và bảo vệ, khai thác, trả lãi vay thì hiệu quả kinh tế/ha vẫn cao hơn so với phương thức trồng rừng quảng canh. Đối với trồng rừng kinh doanh mặc dù phải đầu tư vốn lớn nhưng chắc chắn hiệu quả kinh tế sẽ cao, đáp ứng được nhu cầu đặt ra.

Theo quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu giấy và gỗ xuất khẩu của tỉnh, định hướng quy hoạch của thành phố, trong quỹ đất rừng sản xuất của thành phố hiện do hộ gia đình và Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý, sẽ bố trí 250 ha phục vụ cho trồng rừng nguyên liệu giấy và gỗ xuất khẩu tập trung. Các diện tích này hiện tại đã có rừng trồng với nhiều loài cây trồng và nhiều phương thức trồng khác nhau, sẽ tiến hành trồng mới trên diện tích khai thác hàng năm và áp dụng biện pháp trồng rừng thâm canh cao, cụ thể:

- Phương pháp xử lý thực bì: áp dụng biện pháp phát trắng, dọn thực bì theo băng sau đó sử lý bằng phương pháp đốt.

- Phương pháp làm đất: Cuốc hố thủ công theo hình nanh sấu, kích thước hố 40x40x40cm, lấp hố trước khi trồng 15 - 20 ngày.

- Phương thức trồng: trồng thuần loài

- Phương pháp trồng: cây con có bầu, tiêu chuẩn cây giống đúng quy phạm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Mật độ trồng 1.333 cây/ha (3m x 2,5cm)

- Loài cây trồng: Keo hạt (Giống nhập ngoại), Keo hom, mô; Bạch đàn (mô, hom), Mỡ, Lát hoa, Tếch...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Thời gian chăm sóc 4 năm

* Trồng rừng kinh doanh gỗ lớn và cây đặc sản

Theo định hướng của tỉnh để phục vụ cho công nghiệp chế biến, ván nhân tạo, gỗ xây dựng và nhằm phát huy được lợi thế sẵn có về cây ăn quả, cây thảo dược trong tổng quỹ đất dành cho lâm nghiệp còn lại 3.955.71 ha, sẽ quy hoạch trồng rừng kinh doanh gỗ lớn là 3.655,71 ha

- Trồng rừng kinh doanh gỗ lớn: phải có sự đầu tư thâm canh cao, phương thức trồng áp dụng 2 công thức ở trên. Yêu cầu thiết kế kỹ thuật kể cả khâu trồng và chăm sóc phải đảm bảo nguyên tắc cây phù trợ phải hỗ trợ cho cây gỗ lớn, không chèn ép cây gỗ lớn phát triển.

Mật độ trồng: Theo 2 mô hình ở trên 1.600 cây/ha và 1.200 cây/ha. Phương pháp trồng: Làm đất áp dụng như trồng rừng nguyên liệu giấy tập trung ở trên, tùy điều kiện thực tế nơi nào đất xấu nên đào hố rộng hơn, thời gian trồng và chăm sóc phải đảm bảo đủ 4 năm.

Về cây trồng đối với cây gỗ lớn: Ưu tiên các loài cây bản địa phân bố trong vùng, chú ý các loài sẵn nguồn giống, sinh trưởng, phát triển nhanh, có thể kết hợp lấy quả như Pơmu, Keo, Trám trắng, Trám đen, Sấu, Ràng ràng mít, Giổi xanh... Đồng thời tranh thủ kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án tiến hành trồng các loài được dẫn giống từ những vùng sinh thái tương tự có giá trị kinh tế cao, dễ gây trồng, tăng trưởng nhanh.

- Trồng cây đặc sản:

+ Cây Lê Tai nung và cây Đào Pháp là cây cho giá trị kinh tế cao, đồng thời góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo môi trường sinh thái. Thành phố Lào Cai đã được tỉnh đầu tư mở rộng 70 ha dự án trồng Lê Tai nung và cây Đào Pháp chín sớm. Định hướng đến năm 2020 thành phố sẽ có 500 ha cây Lê Tai nung và cây Đào Pháp chín sớm tập trung. Do quỹ đất trồng cây ăn quả có hạn, vì vậy phải bố trí 300 ha trong quỹ đất lâm nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

quy hoạch cho rừng sản xuất sang trồng Lê Tai nung và cây Đào Pháp. Về kỹ thuật trồng và chăm sóc Lê Tai nung và cây Đào Pháp, thực hiện đúng quy trình được quy định cụ thể trong dự án khảo nghiệm cây Lê Tai nung và cây Đào Pháp của thành phố.

+ Cây Thảo quả: Đây là loài cây đặc hữu và có giá trị kinh tế rất cao. Thảo quả là loài cây ưa bóng, ưa ẩm, kém chịu nóng, chịu được khí hậu lạnh. Điểm đặc biệt của cây Thảo quả là chỉ phát triển bình thường và cho ra quả nếu được trồng dưới những tán cây lớn trong rừng nguyên sinh cho nên thành phố tập trung phát triển Thảo quả dưới tán rừng phòng hộ và rừng trồng cây gỗ lớn tại xã Tả Phời, Hợp Thành với quy mô 700 ha.

3.2.5.2. Làm giàu rừng:

Bao gồm toàn bộ 1.037,5 ha diện tích rừng phục hồi tự nhiên quy hoạch cho rừng phòng hộ, rừng sản xuất, chủ yếu là những diện tích rừng kém chất lượng, cần phải tiếp tục làm giàu rừng. Mục đích của làm giàu rừng là tận dụng sự hỗ trợ của nền rừng cũ đối với cây trồng để xây dựng rừng với cây trồng làm giầu chiếm ưu thế, hỗn loại với cây sẵn có trong rừng tự nhiên. Căn cứ vào hiện trạng của khu rừng cần làm giàu mà ta chọn phương pháp làm giàu rừng theo rạch hay làm giàu rừng theo đám. Cây trồng làm giàu rừng cần ưu tiên những loài cây bản địa sẵn có ở địa phương như Lát hoa, Chò chỉ, Ràng ràng mít, Sồi hảng, Dẻ đỏ...Đồng thời tăng cường công tác bảo vệ, hạn chế sự phá hoại của con người và gia súc [1].

* Trồng cây phân tán

Trong những năm qua phong trào trồng cây phân tán phát triển mạnh đã góp phần hạn chế được những thiệt hại do gió bão gây ra, bảo vệ môi trường và làm đẹp cảnh quan thành phố, đồng thời giải quyết một số nhu cầu về gỗ và chất đốt cho nhân dân địa phương. Chủ yếu cây phân tán được trồng ven đường, ven đồi, 2 bên bờ kênh mương, xung quanh các cơ quan, trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

học, bệnh viện...Loài cây trồng thường là các loài cây có khả năng chống chịu được gió bão, sinh trưởng nhanh, thích nghi với điều kiện tự nhiên của vùng như Bàng, Long não, Chiêu liêu, Sấu...

Bình quân mỗi năm trên địa bàn thành phố trồng được từ 180 – 200 nghìn cây phân tán, kế hoạch từ năm 2012 - 2020 trên địa bàn toàn thành phố sẽ trồng 3.700 nghìn cây phân tán. Cây giống trong trồng cây phân tán phải là cây có bầu, chiều cao từ 1,0 - 1,5m, trồng xong phải rào bảo vệ tránh sự phá hoại của gia súc, tập trung trồng vào vụ xuân.

3.2.5.3. Khai thác rừng

- Việc khai thác rừng thực hiện theo Quyết định số: 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác [4].

Đối với khai thác chủ yếu của thành phố trong những năm tới là rừng trồng thuộc rừng sản xuất và khai thác cây phù trợ trong rừng phòng hộ.

Đối với rừng nguyên liệu tập trung, khai thác ở tuổi thứ 7, thứ 8 và áp dụng phương thức khai thác trắng. Thực hiện phương châm khai thác đến đâu trồng lại rừng ngay vào năm tiếp sau đó.

Khai thác rừng kinh doanh gỗ lớn: Đối với rừng trồng thuần loài cây Keo tai tượng, đến năm thứ 7, thứ 8 sẽ khai thác tỉa thưa từ 40 - 50% số cây còn lại sẽ được khai thác ở tuổi 15 để cung cấp gỗ lớn. Đối với rừng trồng hỗn giao giữa Keo tai tượng với cây bản địa, từ 13 - 15 năm mới khai thác Keo và từ 25 - 30 năm mới khai thác cây bản địa.

Trong rừng phòng hộ do Nhà nước đầu tư được phép khai thác cầy phù trợ, tỉa thưa khi rừng có mật độ dày. Cường độ khai thác không quá 20% và đảm bảo độ tán che sau khi khai thác tỉa thưa là lớn hơn hoặc bằng 0,6.

Tổng diện tích dự kiến khai thác và sản lượng gỗ, củi giai đoạn 2012 - 2020 cụ thể ở bảng 3.12.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.15: Diện tích, sản lượng khai thác rừng thành phố giai đoạn 2012 - 2020 Giai đoạn Số lƣợng khai thác Sản lƣợng khai thác K.T rừng trồng tập trung Tre, Luồng (Cây) K.T cây phân tán (Cây) Gỗ (m3) Củi (ste) Tre, Luồng (Tấn) 2011 - 2016 150 1.600.000 80.000 11.200 10.262 14.000 2016 - 2020 202,7 1.500.000 120.000 11.500 11.020 14.500 Tổng 352,7 3.100.000 200.000 22.700 21.282 28.500

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở thực tiễn đề xuất các nội dung cơ bản quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)