3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2.8. Kế hoạch phát triển lâm nghiệp thành phố giai đoạn 201 2 2020
Trên cơ sở kết quả quy hoạch 3 loại rừng của thành phố, việc xây dựng kế hoạch phát triển lâm nghiệp cho thành phố giai đoạn 2012 - 2020, chỉ tập trung vào các diện tích rừng và đất lâm nghiệp do hộ gia đình, cá nhân, Ban quản lý rừng phòng hộ và Ủy ban nhân dân xã, phường quản lý.
Kế hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp của thành phố được chia theo 2 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 2012 - 2016
+ Làm giàu rừng tự nhiên: 1037,5 ha
+ Trồng và chăm sóc rừng nguyên liệu giấy tập trung: 250 ha + Trồng và chăm sóc rừng cây gỗ lớn và cây đặc sản: 2083.71 ha + Chăm sóc và bổ sung vào rừng 661: 6.599,9 lượt ha
+ Bảo vệ rừng trồng hiện có: 3.532,7 ha + Trồng cây phân tán: 0,6 triệu cây - Giai đoạn 2016 - 2020:
+ Chăm sóc, bảo vệ rừng tự nhiên: 6.744,5 ha
+ Trồng và chăm sóc rừng nguyên liệu tập trung: 250 ha + Chăm sóc rừng cây gỗ lớn và cây đặc sản: 1572 ha + Bảo vệ rừng 661: 6.599,9 lượt ha
+ Bảo vệ rừng trồng hiện có 27.144,15 lượt ha + Trồng cây phân tán: 0,75 triệu cây
3.3. Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch
3.3.1. Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch
3.3.1.1. Giải pháp về tổ chức
* Tổ chức quản lý:
- Trong những năm qua việc triển khai thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định 245/1998/TTg của Thủ tướng chính phủ thực hiện chưa được nghiêm túc. Chính quyền cấp cơ sở ở một số nơi chưa thực sự vào cuộc, sự phân công,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
phân cấp, sắp xếp về mặt tổ chức, bố trí về nhân lực chưa hợp lý. Từ đó dẫn đến việc triển khai thực hiện không đồng bộ, hiệu quả chưa cao, vì vậy trong giai đoạn tới nhất thiết phải kiện toàn và đổi mới quản lý nhà nước về lâm nghiệp các cấp theo hướng:
+ Ở cấp tỉnh: Thực hiện theo Nghị định 119/2006/NĐ-CP, Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chức năng nhiệm vụ của Chi cục Kiểm lâm và Chi cục lâm nghiệp đã được quy định cụ thể rõ ràng, tránh được tình trạng chồng chéo về mặt chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ [13].
+ Ở cấp huyện: Thực hiện Thông tư liên tịch số 22/2007/TTLT-BNN- BNV ngày 27/3/2007 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ, hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm lâm ở địa phương. Hạt Kiểm lâm huyện tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn, việc chuyển giao nhiệm vụ tham mưu về lâm nghiệp từ cơ quan đến chuyên môn của thành phố cho Hạt kiểm lâm thành phố đã tạo nên sự thống nhất trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên phải sắp xếp lại về mặt tổ chức, bố trí nhân lực, tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ ở các Hạt, trạm Kiểm lâm. Tăng cường đầu tư trang thiết bị cho Kiểm lâm thành phố để cơ quan tham mưu về lâm nghiệp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được phân công [23].
+ Cấp xã:
Nghiên cứu, bố trí cho các xã có từ 300 ha rừng và đất lâm nghiệp trở lên được định suất biên chế cán bộ lâm nghiệp xã. Trước mắt sử dụng hiệu quả lực lượng hợp đồng bảo vệ rừng mùa khô và lực lượng khuyến nông kiêm nhiệm làm công tác khuyến lâm ở các xã.
* Tổ chức thực hiện:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai là cơ quan trực tiếp tổ chức chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển lâm nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Đối với UBND thành phố phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban ngành của tỉnh để tổ chức thực hiện, đồng thời chỉ đạo Hạt Kiểm lâm làm tốt chức năng tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
Các xã, phường phải triển khai thực hiện nghiêm túc Quyết định 245/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn [23]. Các đơn vị lâm nghiệp và các chủ rừng trên địa bàn thành phố phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Kinh doanh rừng phải tuân thủ quy hoạch, kế hoạch của địa phương, gắn với việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
3.3.1.2. Giải pháp về chính sách
- Chính sách đất đai: Hoàn thiện các thủ tục trình UBND tỉnh ra quyết định thành lập các khu rừng phòng hộ, sản xuất. Hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng. Xác định rõ ranh giới các loại rừng ngoài thực địa, tiến hành cắm mốc, biển báo để tổ chức quản lý và thực thi sản xuất. Giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, xâm lấn đất lâm. Đề xuất với UBND tỉnh thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất diện tích 105 ha đất rừng sản xuất của các hộ sang rừng phòng hộ cảnh quan.
- Chính sách đầu tư:
Tăng cường đầu tư vốn ngân sách cho việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bao gồm các hạng mục bảo vệ rừng, khoanh nuôi làm giàu rừng, trồng rừng mới, xây dựng cơ sở hạ tầng, nghiên cứu khoa học, đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Đề nghị Nhà nước có chính sách ưu đãi về vốn đầu tư, giảm lãi suất vốn vay cho trồng rừng sản xuất, khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư vốn phát triển rừng. Cần quan tâm đầu tư hỗ trợ vốn ngân sách cho trồng rừng sản xuất vùng kinh doanh cây gỗ lớn và cây đặc sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Thực hiện chính sách khuyến khích, kêu gọi đầu tư, liên doanh, liên kết thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển vốn rừng, chế biến và tiêu thụ lâm sản.
- Chính sách hưởng lợi của tiêu thụ sản phẩm:
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là hàng hóa nông lâm sản của người dân sản xuất ra, không để tồn đọng gây mất giá trị với thị trường thiệt hại cho người sản xuất.
Thực hiện Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân, được giao, được thuê nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp [13].
Định hướng các mặt hàng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Thực hiện cơ chế thông thoáng lưu thông hàng hóa lâm sản trong nước, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo lợi ích người sản xuất và tiêu dùng.
Thực hiện các biện pháp hỗ trợ các danh nghiệp xuất khẩu xâm nhập được các thị trường mới, khuyến khích xuất khẩu mặt hàng lâm đặc sản, các sản phẩm làm từ ván nhân tạo, hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất trong nước và cây dược liệu.
3.3.1.3. Giải pháp nghiên cứu, đào tạo
- Về nghiên cứu: Tăng cường quản lý chất lượng về giống song song với việc đầu tư chiều sâu cho nghiên cứu giống mới, giống tốt sinh trưởng nhanh đáp ứng được mục tiêu trồng rừng. Xây dựng chương trình chọn giống có định hướng cho các loài cây chủ yếu, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho chương trình trồng rừng nguyên liệu tập trung. Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số loài cây bản địa có năng suất cao, phục vụ cho trồng rừng kinh doanh gỗ lớn. Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, mô hình canh tác trên đất dốc để chuyển giao kỹ thuật canh tác bền vững với các hộ tham gia sản xuất lâm nghiệp tại các xã vùng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Hỗ trợ đào tạo, phổ cập và bồi dưỡng kiến thức về lâm nghiệp cho cán bộ cấp xã, phường, phát triển hệ thống khuyến lâm cơ sở.