Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp và hoạt động sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở thực tiễn đề xuất các nội dung cơ bản quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 49 - 57)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp và hoạt động sản

xuất lâm nghiệp thành phố Lào Cai

Lào Cai là thành phố có tỷ trọng đất nông nghiệp tương đối lớn (60,14%) trong tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố, trong đó:

* Đất sản xuất nông nghiệp: Đất sản xuất nông nghiệp của thành phố là 73.299,49 ha chiếm 14,36% diện tích tự nhiên, bình quân 323,47 m2/nhân khẩu tự nhiên và 1497,04 m2/nhân khẩu nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp phân bổ không đều giữa các xã, phường nhiều nhất là xã Tả Phời 467,08 ha, ít nhất là phường Kim Tân 14,59 ha. Đối tượng sử dụng đất nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

nghiệp là hộ gia đình cá nhân là chính với diện tích 2.764,12 ha, chiếm 83,77%; Các tổ chức kinh tế 370,5ha, chiếm 11,23%; Đất 5% 164 ha, chiếm 4,9%. Như vậy toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đã được giao cho các đối tượng sử dụng, đã hoàn thành lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 17/17 xã, phường với 8017 hộ/ 9181 hộ, đạt 87,32%; diện tích đã cấp giấy chứng nhận 1979.66 ha đạt 91% diện tích.

Trong đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm là 1.098,15 ha chiếm 4,78% tập trung tại các vùng ven đô, đây là vùng thế mạnh của thành phố để phát triển cây ăn quả ôn đới như Lê Tai nung, Đào Pháp, rau và hoa an toàn...có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa và gắn với tiềm năng du lịch địa phương. Nhìn chung nông nghiệp đã có bước chuyển biến rõ nét, nhiều giống lúa chất lượng cao đã được đưa vào sản xuất, tiến hành chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, chuyển dần vụ đông thành vụ chính. Các vùng trồng rau, hoa cao cấp được mở rộng phục vụ cho nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của cư dân thành phố.

* Đất lâm nghiệp: Đất lâm nghiệp của thành phố là 10.512,3 ha, chiếm 45,77% diện tích tự nhiên của thành phố, bao gồm 36 tiểu khu, 17 xã, phường, hiện đã giao cho các tổ chức, cá nhân quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 1.723 hộ với 1.563,65 ha.

Đất lâm nghiệp được phân ra cụ thể như sau:

- Đất rừng phòng hộ 5.475,13ha (đất có rừng tự nhiên 5.112,90 ha, đất có rừng trồng trồng 314,53 ha và 02 ha đất chưa có rừng quy hoạch cho rừng phòng hộ).

- Đất rừng sản xuất 5.037,17 ha (đất rừng tự nhiên 1.657,43 ha, đất rừng trồng sản xuất 3.012,37 ha, đất chưa có rừng 233,1 ha). 233,1 ha đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là đất trống sẽ được trồng rừng vào những năm tới.

- Đất lâm nghiệp đã được giao đến các chủ quản lý, cụ thể là:

+ Hộ gia đình, cá nhân: 2.839,7 ha, trong đó: rừng phòng hộ là 301,6 ha, rừng sản xuất là 2.538,1 ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

+ Ban quản lý rừng phòng hộ thành phố: 7.672,6 ha, trong đó rừng phòng hộ là 4.514,5 ha, rừng sản xuất là 3.158,1 ha (phụ biểu 01).

+ UBND xã, phường quản lý 70,3 ha rừng trồng phòng hộ cảnh quan tại trung tâm thành phố.

+ Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị quản lý 36,1 ha đất rừng cảnh quan tại phường Bắc Cường.

* Đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp của thành phố là 4.608,08 ha, chiếm 20,06% diện tích tự nhiên của thành phố.

3.1.3.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp

Căn cứ kết quả theo dõi diến biến rừng và đất lâm nghiệp từ năm 2008 đến hết tháng 12/2012 của Chi cục lâm nghiệp Lào Cai cho thấy rừng và đất lâm nghiệp của thành phố có biến động, được thể hiện ở bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3: Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp - thành phố Lào Cai

(Từ 2008 - 12/2012) Đơn vị tính: ha Hạng mục Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng diện tích tự nhiên 22.967,2 22.967,2 22.967,2 22.967,2 22.967,2 I-Đất có rừng 10.512,24 10.484,25 10.406,68 10.332,91 10.512,3 1-Rừng phòng hộ 5.909,1 5.898,1 5.898,1 4.744,64 5.475,13 Rừng tự nhiên 5,613,1 5.602,1 5.553,5 4.380,24 5.112,9 Rừng trồng 296 296 296 364,4 360,13 2-Rừng sản xuất 4.602,15 4.586,15 4.557,18 5.588,27 5.037,17 Rừng tự nhiên 1.491,30 1.491,30 1.491,29 2.661,79 1.865,69 Rừng trồng 3.110,85 3.094,85 3.065,89 2.926,48 2.905,62

II-Đất chưa có rừng quy

hoạch cho lâm nghiệp 338.6 331.71 331.71 307.61 235,1

1-Ia, Ib 336.5 309.61 309.61 305.51 305.51

2-Ic 2.1 2.1 2.1 2.1 2.1

III-Đất ngoài lâm nghiệp 12.116,36 12.151,24 12.228,81 12.326,68 12.219,8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

* Đối với rừng tự nhiên

Thành phố Lào Cai có 6.978,59 ha rừng tự nhiên, chủ yếu là rừng phục hồi, rừng khoanh nuôi tái sinh và khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ xung do dự án 327, dự án 661 đầu tư hiện do Ban quản lý rừng phòng hộ thành phố quản lý và 70,3 ha do Uỷ ban nhân dân 2 phường Nam Cường, Bắc Cường quản lý; những diện tích này mật độ cây trồng đảm bảo, cây sinh trưởng phát triển tốt, rất hữu ích cho việc phòng hộ cảnh quan cục bộ của địa phương và phòng hộ đầu nguồn. Diện tích do Công ty môi trường đô thị quản lý là 36,1 ha với hiện trạng là rừng khoanh nuôi bảo vệ kết hợp trồng bổ xung, mật độ cây trồng đảm bảo, loài cây chủ yếu Lim xanh, Lim xẹt, Trám...cây sinh trưởng phát triển tốt. Diện tích này cần tiếp tục được bảo vệ để phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tồn gen. Những diện tích rừng tự nhiên còn lại, diện tích nhỏ lẻ, chủ yếu là rừng hỗn giao tái sinh, hiệu quả phòng hộ thấp và ít có kinh tế.

Qua kết quả theo dõi diến biến rừng 5 năm gần đây cho thấy, diện tích rừng tự nhiên phòng hộ giảm 500,2ha đây là hệ quả của việc chuyển mục đích sử dụng đất sang khai trường của mỏ Apatit, nhường chỗ cho khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường và chuyển một phần sang rừng tự nhiên sản xuất. Rừng tự nhiên sản xuất tăng 374,39ha đây là kết quả của công tác khoanh nuôi phục hồi rừng có sự đầu tư của dự án 661. Tuy nhiên hiện tại công tác quản lý bảo vệ rừng tại những khu vực rừng tự nhiên sản xuất gặp nhiều khó khăn, một số diện tích đã bị người dân chặt phá bớt cây tự nhiên để trồng Cao su.

* Đối với rừng trồng

Toàn thành phố có 3.533,71 ha rừng trồng, chiếm 33,61% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó rừng trồng phòng hộ 314,53 ha, rừng trồng sản xuất 3012,37 ha.

- Rừng trồng phòng hộ: Hàng năm đều được tỉnh đầu tư kinh phí phục vụ trồng, chăm sóc và quản lý rừng phòng hộ, năm 2011 trồng thêm 68,4 ha,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

nhưng các năm 2008, 2009 và 2010 không đầu tư trồng thêm. Loài cây trồng chủ yếu là Trám, De, Lát hoa, Ràng ràng...hỗn giao với Thông, Acacia do phương thức trồng chưa hợp lý, định mức đầu tư thấp nên chất lượng rừng trồng phòng hộ không được cao. Đồng thời diện tích quy hoạch rừng phòng hộ nhiều nhưng phân tán, địa phương chủ yếu muốn tranh thủ đầu tư của nhà nước cho rừng trồng phòng hộ. Nhiều diện tích rừng trồng phòng hộ trồng trên đất đã giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân do vậy cây bản địa phục vụ cho mục tiêu phòng hộ không được quan tâm chăm sóc, dẫn đến không phát triển được.

- Rừng trồng sản xuất: Mục tiêu là trồng rừng phục vụ cho nguyên liệu giấy và ván nhân tạo xuất khẩu do vậy rừng trồng sản xuất trên địa bàn có đến 50% là rừng trồng Mỡ thuần loài, 25% là rừng trồng Keo, còn lại là rừng Tre Luồng, Bạch đàn. Các loài Mỡ, Keo chủ yếu được trồng bằng hạt. Hiện tại toàn thành phố có 2.525 ha rừng trồng có trữ lượng tuy nhiên tốc trưởng độ tăng trưởng bình quân năm không cao, rững Mỡ và Keo tăng trưởng hàng năm chỉ đạt từ 6 - 7 m3

/ha.

Bảng 3.4: Năng suất rừng trồng - thành phố Lào Cai

Năm

Năng xuất bình quân rừng trồng sản xuất của BQL rừng

phòng hộ (m3/ha/chu kỳ)

Năng xuất bình quân rừng trồng sản xuất của hộ gia

đình (m3 /ha/chu kỳ) Ghi chú 2008 30 - 35 25 - 30 Chu kỳ 7-8 năm 2009 30 - 40 25 - 30 2010 30 - 35 30 - 35 2011 35 - 45 30 - 40 2012 40 - 45 40 - 45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3.1.3.2. Đánh giá kết quả công tác điều tra, quy hoạch trước đây của thành phố

- Những năm gần đây, công tác điều tra, quy hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đã đạt được kết quả quan trọng, góp phần vào phân định, cắm mốc cơ bản được các loại rừng; xây dựng được quỹ đất phục vụ cho lâm nghiệp đảm bảo để chiến lược phát triển lâm nghiệp đến 2020 thành công.

- Công tác đo đạc, chỉnh lý biến động đất đai được quan tâm đầu tư với đội ngũ cán bộ và trang thiết bị hiện đại dần đáp ứng được mục tiêu đặt ra. Công tác cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đã đạt được kết quả quan trọng qua đó giúp người làm nghề rừng yên tâm đầu tư vào rừng.

- Thành phố Lào Cai đã xây dựng được quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015. Hàng năm đều tiến hành kiểm kê, theo dõi biến động đất đai. Thành phố đã phối hợp và triển khai một số dự án trên địa bàn như:

Dự án 327, dự án 661, chương trình trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh, chương trình nông thôn mới… tuy nhiên đến nay việc quy hoạch và hoạt động sản xuất lâm nghiệp đã có nhiều biến đổi, nhiều tài liệu quy hoạch lâm nghiệp qua quá trình sử dụng không còn phù hợp với thực tiễn khách quan và quy luật phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

3.1.3.3. Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Nhìn chung công tác phát triển rừng từ năm 2002 đến nay đã được thành phố quan tâm, diện tích rừng trồng mới hàng năm ổn định từ 150 - 250 ha; cây trồng phân tán từ 60-100 nghìn cây (bảng 3.5). Nhưng chất lượng rừng nhất là rừng tự nhiên chủ yếu là rừng kinh doanh phục hồi; năng suất rừng trồng còn thấp.

Ở khu vực gia đình tình trạng khai thác rừng trồng chưa đến tuổi còn diễn ra ở nhiều nơi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.5: Kết quả trồng rừng thành phố Lào Cai (2008 - 12/2012)

Năm

Trồng rừng tập trung (ha) Trồng cây phân tán (nghìn cây) Tổng diện tích Chƣơng trình 661 Chƣơng trình khác 2008 242 115 17 110 2009 260 260 8,9 60,4 2010 344 250 34 60 2011 250 205 36,1 45 2012 294 172 22 400 Tổng 1.390 1002 73 615

Nguồn: Số liệu theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Lào Cai, năm 2012

Đi đôi với việc phát triển rừng, phát triển trang trại cũng là thế mạnh của thành phố, kinh tế trang trại góp phần giải quyết công ăn việc làm, thay đổi tập quán sản xuất, nâng cao đời sống của người làm rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Đến nay toàn thành phố có 34 trang trại về lâm nghiệp, tổng mức đầu tư trên 20 tỷ đồng.

Độ che phủ rừng tăng từ 39% năm 2005, 45,7% năm 2010 lên 47 % năm 2012. Công tác quản lý bảo vệ rừng của thành phố luôn được Đảng bộ, các cấp, các nghành quan tâm và nhân dân hưởng ứng, hiện tại thành phố Lào Cai đang bảo vệ 10.277 ha rừng. Đối với diện tích rừng tự nhiên tập trung chủ yếu bảo vệ theo hình thức thành lập các tổ bảo vệ rừng tại các địa phương để bảo vệ. Đó là các diện tích rừng tự nhiên phòng hộ 5.112,9 ha được chính đồng bào các dân tộc ít người tại địa phương bảo vệ và phát triển kinh tế dưới tán rừng, hưởng lợi dưới tán rừng từ nguồn thu Thảo quả, nguồn nước sử dụng làm ruộng bậc thang. Diện tích rừng phân tán (rừng tự nhiên sản xuất 1.865,69 ha) được giao khoán cho các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ và hưởng lợi lâm sản cũng như các cây trồng xen. Với hình thức này thành phố Lào Cai khá thành công trong việc bảo vệ và phát triển vốn rừng, không để chặt phá, lấn chiếm rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Biểu 3.6: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp thành phố năm 2012

Đơn vị tính: ha TT Tên xã, phƣờng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Tổng cộng Rừng tự nhiên Rừng trồng Rừng tự nhiên Rừng trồng 1 Bắc Cường 85,74 8,93 36,00 263,18 393,85 2 Bắc Lệnh 32,50 126,30 158,80 3 Bình Minh 26,60 13,40 40,00 4 Cam Đường 13,60 187,79 212,70 414,09 5 Cốc Lếu 0,00 0,00 6 Duyên Hải 47,70 113,97 161,67 7 Hợp Thành 1.061,00 23,40 250,00 273,90 1.608,30 8 Kim Tân 52,60 0,00 52,60 9 Lào Cai 58,46 115,07 173,53 10 Nam Cường 68,40 50,00 421,80 540,20 11 Phố Mới 161,20 115,10 276,30 12 Pom Hán 3,60 3,60 13 Thống Nhất 57,00 1,70 65,00 123,70 14 Tả Phời 3.907,70 13,20 103,50 430,90 4.455,30 15 Vạn Hoà 1.067,10 345,71 1.412,81 16 Xuân Tăng 193,00 193,00 17 Đổng Tuyển 18,30 8,40 477,85 504,55 Tổng cộng 5.112,90 362,23 1.865,69 3.171,48 10.512,30

Nguồn: Số liệu theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Lào Cai, năm 2012

* Đánh giá chung: Thành phố Lào Cai không có rừng đặc dụng; diện tích rừng phòng hộ là 5.475,13 ha; rừng sản xuất là 5.037,15 ha. Như vậy quỹ đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng là tương đương nhau. do vậy theo định hướng phát triển lâm nghiệp sẽ song song đầu tư trồng rừng sản xuất tạo ra vùng nguyên liệu tập trung, đáp ứng được nhu cầu sử dụng, chế biến và xuất khẩu gỗ rừng trồng. Đồng thời thu hút cộng đồng dân cư tham gia đầu tư, quản lý, bảo vệ và làm giàu rừng phòng hộ góp phần nâng cao độ che phủ của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

rừng và từng bước cải thiện đời sống của những người làm nghề rừng. Vì vậy việc rà soát phân chia các loại rừng trên địa bàn thành phố là hết sức quan trọng và cần thết, góp phần thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả luật Bảo vệ và phát triển rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở thực tiễn đề xuất các nội dung cơ bản quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)