Xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở thực tiễn đề xuất các nội dung cơ bản quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 31 - 100)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.2.3.xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch

- Giải pháp về tổ chức, cơ chế chính sách, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ.

- Tiến độ thực hiện QHLN lâm nghiệp của thành phố. - Ước tính đầu tư, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Quan điểm phương pháp luận

- Quy hoạch phát triển lâm nghiệp là một hệ thống các biện pháp về tổ chức kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước nhằm khai thác triệt để về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và nguồn lao động.

- Việc quy hoạch phải đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của địa phương và của nghành.

Do vậy quy hoạch phát triển phải giải quyết mối quan hệ giữa hiện tại và tương lai, giữa cung và cầu làm sao để việc quy hoạch đạt được hiệu quả cao nhất mà vẫn đảm bảo tính ổn định, bền vững.

2.3.2. Những tài liệu cần thu thập trong khu vực nghiên cứu

- Nhóm thông tin về điều kiện tự nhiên, bao gồm: + Vị trí địa lý

+ Điều kiện địa hình

+ Điều kiện khí hậu, thủy văn + Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng + Hiện trạng, tài nguyên sinh vật.

- Nhóm thông tin về chính sách: Các tài liệu về chính sách được lấy từ các văn bản pháp quy do nhà nước ban hành.

- Nhóm thông tin về xã hội: Thu thập từ phòng Thống kê thành phố Lào Cai, gồm:

+ Dân số: Tiến hành thu thập các số liệu thống kê về dân số, nguyên nhân của việc tăng dân số tự nhiên, cơ học, trình độ dân trí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

+ Về lao động: Phân tích nhu cầu tình hình sử dụng lao động, tiềm năng nguồn lao động địa phương.

- Nhóm chỉ tiêu về kinh tế, sản xuất: Nhóm thông tin này để đánh giá các hệ thống canh tác hiện có ở địa phương, cụ thể:

+ Về sản xuất nông nghiệp + Về sản xuất lâm nghiệp

- Nhóm thông tin tổng hợp: Nhóm thông tin này bao gồm các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, các chỉ tiêu về môi trường, xã hội.

- Hệ thống bản đồ: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng tài nguyên rừng của thành phố.

2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.3.1. Kế thừa các số liệu, tài liệu liên quan

- Thu thập, xử lý, sử dụng và kế thừa các thông tin từ các cơ quan chuyên môn như: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Kiểm lâm, Cục thống kê, UBND thành phố Lào Cai, phòng Kinh tế thành phố Lào Cai, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố, Hạt kiểm lâm thành phố, Ban quản lý rừng phòng hộ thành phố, UBND các xã, phường.

- Từ các chương trình, công trình điều tra cơ bản về tài nguyên rừng, động vật rừng, tài nguyên đất, nước, khí hậu… như chương trình 5 triệu ha rừng, chương trình rà soát quy hoạch 3 loại rừng.

- Tìm hiểu và thu thập tình hình của thành phố về các mặt:

+ Diện tích các loại đất bao gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng.

+ Tình hình dân sinh: Dân số, lao động, trình độ dân trí, phong tục tập quán, hệ thống y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng.

+ Tình hình quản lý sử dụng đất, tài nguyên rừng trên địa bàn. + Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

+ Hiệu quả hoạt động lâm nghiệp + Bản đồ các loại.

2.3.3.2. Xử lý số liệu, thông tin thu được

- Xác định các tiêu chí đánh giá hiện trạng đất đai theo các mặt sau: Phân bố các loại đất, diện tích các loại đất; xác định khả năng thích nghi của các loại cây trồng; đánh giá lại phương án quy hoạch giai đoạn trước, các dự án đang triển khai thực hiện để rút ra bài học kinh nghiệm.

- Trong nghiên cứu còn kết hợp các phương pháp:

Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu; phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp chuyên gia tư vấn và ứng dụng các phương pháp, công nghệ trong tính toán bằng phần mềm excel, phần mềm Mapinfor 10.5.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế cho 1 ha rừng trồng một số loài cây trồng chính:

Để đánh giá hiệu quả kinh tế tác giả sử dụng phương pháp động.

Coi các yếu tố về chi phí và kết quả mối quan hệ động với mục tiêu đầu tư, thời gian và giá trị đồng tiền.

Các chỉ tiêu kinh tế được tổng hợp và tính toán bằng các hàm: NPV, BCR, BPV, CPV, IRR trong phần mềm excel.

Các tiêu chuẩn:

+ Giá trị hiện tại thuần túy NPV: NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình khi đã tính triết khấu để quy về thời điểm hiện tại

0 NPV (1 ) n t t Bt Ct i Trong đó: NPV: là giá trị thu nhập dòng (đồng) B: là giá trị thu nhập ở năm thứ t (đồng) C: là giá trị chi phí ở năm thứ t (đồng)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

I: tỉ lệ triết khấu hay lãi xuất (%)

t: thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)

NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế hay các phương thức canh tác, NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao.

+ Tỉ lệ thu hồi nội bộ IRR: là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua chiết khấu.

IRR chính là tỉ lệ chiết khấu khi tỉ lệ này làm cho NPV = 0, tức là khi:

0 NPV (1 ) n t t Bt Ct i = 0 thì i = IRR + Tỉ lệ thu nhập so với chi phí BCR

BCR sẽ là một hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.

1 1 (1 ) (1 ) n t i n t i Bt BPV i BCR Ct CPV i Trong đó:

BCR: tỉ xuất thu nhập và chi phí (đồng/đồng) PBV: giá trị hiện tại của thu nhập (đồng) CPV: giá trị hiện tại của chi phí (đồng) N: số đại lượng tham gia vào tính toán

Nếu mô hình nào hoặc phương thức canh tác nào có BCR > 1 thì có hiệu quả kinh tế. BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Ngược lại BCR < 1 thì kinh doanh không có hiệu quả.

2.3.3.3. Xây dựng bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch phát triển lâm nghiệp của thành phố đến năm 2020.

Phương án xây dựng quy hoạch phát triển lâm nghiệp được xây dựng trên cơ sở bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Lào Cai giai đoạn 2010 - 2020 và chiến lược phát triển lâm nghiệp của thành phố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Ngoài ra phương án được xây dựng trên cơ sở cân đối hệ thống các chỉ tiêu có ảnh hưởng đến tính bền vững của các hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ chế chính sách hiện hành.

2.3.4. Tổng hợp xây dựng phương án quy hoạch lâm nghiệp

- Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp - Quy hoạch 3 loại rừng

- Quy hoạch kinh doanh rừng - Quy hoạch tác nghiệp

+ Quy hoạch xây dựng vốn rừng + Quản lý bảo vệ rừng

+ Khoanh nuôi, làm giàu rừng. + Trồng, chăm sóc rừng

- Đề xuất giải pháp thực hiện các phương án quy hoạch + Giải pháp về tổ chức

+ Giải pháp về chính sách + Giải pháp về kỹ thuật

- Xây dựng tiến độ, khối lượng thực hiện quy hoạch sử dụng giai đoạn 2012 - 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn quy hoạch lâm nghiệp của thành phố Lào Cai

3.1.1. Cơ sở pháp lý

- Luật Đất đai năm 2003, ban hành kèm theo Quyết định số 23/2003/L/CTN ngày 10/12/2003 của Chủ tich nước CHXHCN Việt Nam [8]; - Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Nghị định số 23/NĐ-CP ngày 03/3/2006 hướng dẫn thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng [9];

- Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 11/6/1999 của Thủ tướng Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp [12];

Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ xung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư [13];

- Quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 12/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc hưởng lợi, nghĩa vụ của các gia đình cá nhân được giao đất, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp [13];

- Quyết định số 61/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 về việc ban hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ [5];

- Quyết định số 62/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 về việc ban hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng đặc dụng [6];

- Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 18/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng [15];

- Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng [16];

- Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 ban kèm theo Quyết định số 18/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ [17];

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Thông tư số 30/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất [5];

- Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3947/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 [19];

- Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 20/4/2013 của UBND thành phố Lào Cai về việc phê duyệt cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp năm 2012 [20];

3.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố

3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý

Lào Cai là thành phố biên giới, vùng cao, nằm hai bên bờ sông Hồng, được thành lập theo Nghị định số 195/2004/NĐ-CP của Chính phủ trên cở sở sát nhập 2 Thị xã Lào Cai và Cam Đường. Như vậy thành phố có toạ độ địa lý: Từ 22025’ đến 25030’ vĩ độ Bắc và Từ 103037’ đến 104022’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Sa Pa, phía Đông Bắc giáp huyện Bát Xát và phía Tây giáp huyện Bảo Thắng.

Nằm cách thủ đô Hà Nội 296 km theo đường sắt và 340 km theo đường bộ về phía Tây Bắc; cách thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam, Trung Quốc khoảng 500 km, có 12 km đường biên giới với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với 2 cửa khẩu quốc tế quan trọng. Thành phố Lào Cai có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của cả nước. Đặc biệt hiện nay Việt Nam và Trung Quốc đang phát triển tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ trên cơ sở phát triển kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực, cải thiện môi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

trường kinh doanh… phát huy vai trò cửa ngõ thông thương với vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc. Đây là những lợi thế đặc biệt quan trọng mà Thành phố Lào Cai nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung cần phát huy một cách triệt để nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

b. Địa hình, địa mạo

Thành phố Lào Cai nằm trong khu vực thung lũng sông Hồng, được tạo bởi dãy núi Con Voi và dãy Hoàng Liên Sơn. Địa hình dốc dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và bị chia cắt nhỏ bởi các sông suối, khe tụ thủy, đồi núi… Ranh giới thành phố nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, xung quanh có các dãy đồi núi bao bọc.

Phần địa hình đồi núi chiếm 60% diện tích của thành phố tập trung ở các xã Tả Phời và Hợp Thành, một phần của Vạn Hòa và Đồng Tuyển có độ cao trung bình từ 80 - 100 m so với mực nước biển, độ dốc trung bình 12-180. Đỉnh cao nhất có độ cao 1.260 m ở phía Tây Nam thành phố. Phần địa hình thấp nằm ở ven sông Hồng và giữa các quả đồi, phân bố chủ yếu ở khu vực các phường nội thành và các xã Cam Đường và một phần Vạn Hòa với độ dốc trung bình từ 6 - 90 độ cao trung bình từ 75 - 80 m so với mực nước biển.

c. Khí hậu

Thành phố có khí hậu gió mùa chí tuyến, á nhiệt đới có mùa Đông lạnh và khô. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình 22,80 và lượng mưa 1.792 mm. Sự phân hóa về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm trên địa bàn thành phố không lớn. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 160C, biên độ dao động nhiệt năm là 110C, trong năm có trung bình 1 ngày có sương muối.

Điều kiện khí hậu khá điều hòa là yếu tố thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng cây trồng, vật nuôi như các cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới như nhãn, vải, xoài, chuối, dứa, mận, táo, lê..; các cây công nghiệp như chè, mía… và chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm, thủy sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Tuy ít có những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như tuyết, sương muối, mưa đá nhưng khí hậu của thành phố Lào Cai có thể chịu ảnh hưởng của gió địa phương như gió Ô Quý Hồ khô nóng, mưa lớn kèm với dòng chảy mạnh của các con sông lớn vào mùa lũ, làm gia tăng các hoạt động xâm thực bào mòn, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, du lịch và sinh hoạt của người dân trên địa bàn.

d. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Do sự đa dạng của địa hình, đá mẹ và quá trình hình thành đất nên nguồn tài nguyên đất của thành phố khá phong phú với 2 nhóm đất chính:

- Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ở khu vực các triền sông Hồng, các thung lũng tạo thành những dải đồng bằng nhỏ hẹp như Vạn Hòa, Bắc Cường, Nam Cường, Bình Minh. Nhóm đất này gồm 3 loại đất chính là: Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (Pbe), đất phù sa không được bồi trung tính ít chua và đất phù sa ngòi suối (Py).

- Nhóm đất đỏ vàng: Nhóm đất này có diện tích lớn nhất gồm 4 loại đất chính: đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs); đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa); đất vàng nhạt trên đá cát (Fq); đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp); đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl) tập trung ở xã Tả Phời, Hợp Thành.

* Tài nguyên nước:

- Tài nguyên nước mặt: Thành phố Lào Cai có nguồn nước mặt khá dồi dào được cung cấp bởi các sông Hồng, sông Nậm Thi, suối Ngòi Đum, suối Ngòi Đường có chất lượng tốt có thể đáp ứng yêu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố. Mật độ sông suối trên địa bàn thành phố là 0,3 km/km2. Chiều dài sông Hồng chảy trên địa bàn thành phố Lào Cai là 15 km. Lưu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở thực tiễn đề xuất các nội dung cơ bản quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 31 - 100)