3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động lâm nghiệp của thành phố Lào Cai
* Về kinh tế
Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp bình quân hàng năm tăng; giá trị sản xuất hiện hành theo giá năm 2008 đạt 67.485,3 triệu đồng; Năm 2012 đạt 79.718 triệu đồng. Trong đó giá trị sản xuất theo giá hiện hành riêng ngành lâm nghiệp năm 2008 đạt 11.707 triệu đồng, chiếm 17,34% tỷ trọng so với giá trị sản xuất nông nghiệp; Năm 2012 đạt 16.201 triệu đồng, chiếm 20,32% tỷ trọng so với giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế, sản xuất nông lâm nghiệp giảm từ 8,6% năm 2008 xuống còn 6,38% năm 2012.
Hàng năm lượng khai thác sản phẩm rừng trồng ổn định, trong 5 năm (2008 - 2012) sản lượng gỗ khai thác: 47.658 m3, Tre, luồng: 47.420 tấn, củi: 11.837,7 ste. Nguồn lâm sản trên địa bàn đã góp phần giữ ổn định nguồn nguyên liệu cho nhà máy giấy và nhà máy chế biến ván xuất khẩu, đồng thời cung cấp vật liệu xây dựng cho nhân dân địa phương và các vùng lân cận. Đây cũng là nguồn thu nhập lớn cho người nông dân và các chủ rừng.
Với lượng lâm sản được khai thác trên, với cơ chế, giá thu mua lâm sản như hiện nay chắc chắn giá trị sản xuất lâm nghiệp trong những năm tới sẽ chiếm tỉ trọng đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả khai thác rừng trồng (2008 - 12/2012) Năm Số lƣợng khai thác Sản lƣợng khai thác K.T rừng trồng tập trung (ha) Tre, Luồng (cây) K.T cây phân tán (cây) Gỗ (m3 ) Củi (ste) Tre, Luồng (tấn) 2008 76,7 12.000 86.500 9.005 1.990 9.000 2009 82 36.000 97.235 10.028 1.600 6.500 2010 91 43.500 92.300 73.45 3.661,1 11.200 2011 45 78.240 81.400 12.235 2.341 8.679 2012 78 101.000 97.250 9.045 2.245.6 12.041 Tổng 372,7 270.740 454.685 47.658 11.837,7 47.420
Nguồn: Số liệu theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Lào Cai, năm 2012
- Kinh doanh chế biến lâm sản:
Đến nay trên địa bàn thành phố có 15 xí nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh lâm sản, với các loại hình kinh doanh gồm:
Xưởng xẻ, mộc gia dụng: 10 Chế biến ván xuất khẩu: 01 Chế biến bột giấy: 01 Kinh doanh Tre, Luồng: 02 Kinh doanh ván bóc: 01
Các cơ sở này hàng năm tiêu thụ vài trăm m3
gỗ, hàng nghìn tấn Tre, Luồng trên địa bàn và các vùng lân cận, đóng góp vào phát triển kinh tế trong khu vực.
* Về môi trường
Là thành phố vùng núi, diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ cao, đô che phủ của rừng lớn do vậy rừng có ảnh hưởng rất lớn và liên quan mật thiết với môi trường. Trong những năm qua cùng với việc phát triển của các diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh, rừng trồng mới, tình hình môi trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
cũng được cải thiện đáng kể. Sự phát triển của rừng góp phần tích cực cho sự ổn định và điều tiết nguồn nước cho hệ thống các hồ, sông, suối đảm bảo nguồn nước cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Hạn chế được thiên tai, hạn hán, lũ lụt, cải thiện được khí hậu theo hướng có lợi cho con người và cây trồng. Việc bảo vệ và phát triển rừng còn gắn với việc bảo tồn các nguồn gen động thực vật, bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái của địa phương.
* Về xã hội
Sản xuất lâm nghiệp phát triển đã góp phần tích cực trong việc tạo công ăn việc làm, thu hút lao động, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp, ổn định đời sống nhân dân các xã vùng cao. Các mô hình kinh tế trang trại lâm nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn đã đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Thông qua hoạt động sản xuất lâm nghiệp hàng năm đã huy động được từ 4.000 - 5.000 lao động tham gia nghề rừng, bước đầu hình thành được thị trường lâm sản.Giá trị kinh tế bước đầu mang lại là động lực để người dân giám đầu tư vào rừng, phong trào bảo vệ và phát triển rừng đã được người dân và chính quyền địa phương nhiều nơi hưởng ứng.
3.1.5. Những dự báo cơ bản
3.1.5.1. Dự báo dân số, lao động và sự phụ thuộc vào rừng
Theo số liệu của Cục thống kê Lào Cai qua các năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, khả năng thực hiện các chính sách về dân số của tỉnh, dự báo dân số toàn thành phố năm 2015 là 119.340 người, năm 2020 là 139.627 người.
- Tổng số lao động hiện có trên địa bàn toàn thành phố là 63.000 người, chiếm 61,76% dân số, trong đó lao động lâm nông nghiệp là 16.121 lao động chiếm 25,59%. Dự báo đến năm 2015 có 73.710 lao động, năm 2020 có 86.240 lao động. Cơ cấu lao động trên địa bàn thành phố trong những năm gần đây thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ lao động làm việc trong các nhóm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản. Lao động nông lâm nghiệp có khả năng huy động đến năm 2015 dự kiến có 15.750 lao động, năm 2020 có 12.600 lao động
Mặc dù trong những năm tới sẽ có những chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 2015 cơ cấu kinh tế của thành phố sẽ là: Nông lâm nghiệp 3,8%; Công nghiệp, xây dựng 50%; thương mại, dịch vụ 46,2% tuy nhiên vấn đề giải quyết số lao động trong nông thôn những năm tới vẫn là nội dung cần phải tiếp tục thực hiện.
Chất lượng lao động: Lực lượng lao đông chủ yếu là lao động phổ thông trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, số lượng lao động được qua đào tạo, được phổ cập các kến thức khoa học kỹ thuật còn hạn chế.
Sự đói nghèo: Theo dự báo đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo của thành phố giảm dưới 0,98%, phấn đấu đến năm 2020 không còn hộ nghèo.
Sự phụ thuộc vào rừng: Dự báo trong những năm tới các hoạt động lâm nghiệp sẽ gia tăng dưới nhiều hình thức như phát triển kinh tế trang trại, trồng rừng kinh tế, trồng rừng phòng hộ, khoanh nuôi bảo vệ rừng và các hoạt động sản xuất chế biến. Dự kiến lao động tham gia nghề rừng và các hoạt động sản xuất lâm nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng, giá trị kinh tế do hoạt động sản xuất lâm nghiệp mạng lại sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp.
3.1.5.2. Dự báo nhu cầu gỗ và lâm sản
Trong nhưng năm tới nhu cầu cung cấp gỗ phục vụ cho nguyện liệu chế biến của một số nhà máy và cơ sở sản xuất trên địa bàn như sau:
- Công ty cổ phần công nghiệp rừng Lào Cai năng lực chế biến bột giấy xuất khẩu 8.100 tấn nguyên liệu/năm.
- Các cơ sở chế biến lâm nghiệp khác tiêu thụ khoảng 10.000 m3 xẻ các loại, 6.000 m3 khối gỗ dân dụng, thủ công mỹ nghệ: 2.500 m3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Trên địa bàn thành phố trong 5 năm qua (2008-2012) đã khai thác, tiêu thụ 15.305,3m3 khối gỗ rừng tự nhiên; 9.000 m3 khối gỗ rừng trồng; 12.000 tấn nguyên liệu Tre, Luồng. Ngoài ra hàng năm còn đưa ra thị trường hàng trăm tấn Thảo quả, măng khô phục vụ cho nhu cầu thực phẩm và dược liệu. Với lượng khai thác lâm sản như trên ngoài đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ và củi tại chỗ, thành phố Lào Cai cũng đã cung cấp một lượng khá lớn lâm sản cho các nhà máy giấy và nhu cầu xây dựng, chế biến cho các vùng lân cận và một phần xuất khẩu sang thị trường Vân Nam - Trung Quốc.
3.1.5.3. Dự báo về môi trường
Những năm gần đây, thời tiết và khí hậu có nhiều thay đổi không theo quy luật do tài nguyên rừng bị giảm sút, không đảm bảo được chức năng cân bằng môi trường sinh thái. Hạn hán lũ lụt xảy ra đã ảnh hưởng xấu tới môi trường, tình trạng mưa lũ đã gây xói mòn đất. Những thay đổi trên sẽ là yếu tố hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong những năm tới nếu không có các giải pháp nâng cao độ che phủ của rừng, áp dụng các biện pháp canh tác trên đất dốc hợp lý thì tình hình môi trường sẽ không được cải thiện.