Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở thực tiễn đề xuất các nội dung cơ bản quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 37 - 49)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố

3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý

Lào Cai là thành phố biên giới, vùng cao, nằm hai bên bờ sông Hồng, được thành lập theo Nghị định số 195/2004/NĐ-CP của Chính phủ trên cở sở sát nhập 2 Thị xã Lào Cai và Cam Đường. Như vậy thành phố có toạ độ địa lý: Từ 22025’ đến 25030’ vĩ độ Bắc và Từ 103037’ đến 104022’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Sa Pa, phía Đông Bắc giáp huyện Bát Xát và phía Tây giáp huyện Bảo Thắng.

Nằm cách thủ đô Hà Nội 296 km theo đường sắt và 340 km theo đường bộ về phía Tây Bắc; cách thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam, Trung Quốc khoảng 500 km, có 12 km đường biên giới với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với 2 cửa khẩu quốc tế quan trọng. Thành phố Lào Cai có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của cả nước. Đặc biệt hiện nay Việt Nam và Trung Quốc đang phát triển tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ trên cơ sở phát triển kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực, cải thiện môi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

trường kinh doanh… phát huy vai trò cửa ngõ thông thương với vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc. Đây là những lợi thế đặc biệt quan trọng mà Thành phố Lào Cai nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung cần phát huy một cách triệt để nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

b. Địa hình, địa mạo

Thành phố Lào Cai nằm trong khu vực thung lũng sông Hồng, được tạo bởi dãy núi Con Voi và dãy Hoàng Liên Sơn. Địa hình dốc dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và bị chia cắt nhỏ bởi các sông suối, khe tụ thủy, đồi núi… Ranh giới thành phố nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, xung quanh có các dãy đồi núi bao bọc.

Phần địa hình đồi núi chiếm 60% diện tích của thành phố tập trung ở các xã Tả Phời và Hợp Thành, một phần của Vạn Hòa và Đồng Tuyển có độ cao trung bình từ 80 - 100 m so với mực nước biển, độ dốc trung bình 12-180. Đỉnh cao nhất có độ cao 1.260 m ở phía Tây Nam thành phố. Phần địa hình thấp nằm ở ven sông Hồng và giữa các quả đồi, phân bố chủ yếu ở khu vực các phường nội thành và các xã Cam Đường và một phần Vạn Hòa với độ dốc trung bình từ 6 - 90 độ cao trung bình từ 75 - 80 m so với mực nước biển.

c. Khí hậu

Thành phố có khí hậu gió mùa chí tuyến, á nhiệt đới có mùa Đông lạnh và khô. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình 22,80 và lượng mưa 1.792 mm. Sự phân hóa về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm trên địa bàn thành phố không lớn. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 160C, biên độ dao động nhiệt năm là 110C, trong năm có trung bình 1 ngày có sương muối.

Điều kiện khí hậu khá điều hòa là yếu tố thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng cây trồng, vật nuôi như các cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới như nhãn, vải, xoài, chuối, dứa, mận, táo, lê..; các cây công nghiệp như chè, mía… và chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm, thủy sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Tuy ít có những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như tuyết, sương muối, mưa đá nhưng khí hậu của thành phố Lào Cai có thể chịu ảnh hưởng của gió địa phương như gió Ô Quý Hồ khô nóng, mưa lớn kèm với dòng chảy mạnh của các con sông lớn vào mùa lũ, làm gia tăng các hoạt động xâm thực bào mòn, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, du lịch và sinh hoạt của người dân trên địa bàn.

d. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Do sự đa dạng của địa hình, đá mẹ và quá trình hình thành đất nên nguồn tài nguyên đất của thành phố khá phong phú với 2 nhóm đất chính:

- Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ở khu vực các triền sông Hồng, các thung lũng tạo thành những dải đồng bằng nhỏ hẹp như Vạn Hòa, Bắc Cường, Nam Cường, Bình Minh. Nhóm đất này gồm 3 loại đất chính là: Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (Pbe), đất phù sa không được bồi trung tính ít chua và đất phù sa ngòi suối (Py).

- Nhóm đất đỏ vàng: Nhóm đất này có diện tích lớn nhất gồm 4 loại đất chính: đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs); đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa); đất vàng nhạt trên đá cát (Fq); đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp); đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl) tập trung ở xã Tả Phời, Hợp Thành.

* Tài nguyên nước:

- Tài nguyên nước mặt: Thành phố Lào Cai có nguồn nước mặt khá dồi dào được cung cấp bởi các sông Hồng, sông Nậm Thi, suối Ngòi Đum, suối Ngòi Đường có chất lượng tốt có thể đáp ứng yêu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố. Mật độ sông suối trên địa bàn thành phố là 0,3 km/km2. Chiều dài sông Hồng chảy trên địa bàn thành phố Lào Cai là 15 km. Lưu lượng nước sông bình quân tại Lào Cai là 526 m3/s, tương đương tổng lượng dòng chảy khoảng 16 tỷ m3/năm với độ đục bình quân là 2.730 g/m3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Hồng có vai trò quan trọng trong giao lưu, vận tải đường thủy và phát triển kinh tế giữa thành phố Lào Cai và các địa phương trong và ngoài nước.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố khá đều trên địa bàn thành phố, điểm sâu nhất từ 80 - 100 m, điểm nông nhất khoảng 1m tính từ mặt đất. Trữ lượng nước ngầm trên toàn địa bàn thành phố chưa được đánh giá cụ thể và chất lượng nước ngầm rất khác nhau giữa các khu vực, chủ yếu là nước đá vôi và nước nhiễm sắt.

- Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất có rừng là 10.512,3 ha, gồm rừng kinh tế là 5.037,17 ha, rừng phòng hộ là 5.475,13ha. Trong đó 2.425 ha rừng tự nhiên cấp trữ lượng III và IV. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 47%. Ngoài diện tích rừng tự nhiên thành phố Lào Cai còn có diện tích lớn đất lâm nghiệp để trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày tập trung. Do nhu cầu phòng hộ, diện tích rừng kinh tế chiếm tỷ lệ nhỏ. Trữ lượng gỗ, tre nứa trên địa bàn mới chỉ phục vụ một phần nhu cầu tại chỗ của người dân địa phương.

* Tài nguyên khoáng sản:

Thành phố Lào Cai nằm trong khu vực có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, một số mỏ có trữ lượng lớn, thuận lợi cho công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản cũng như các ngành kinh tế, dịch vụ hỗ trợ như:

Quặng Apatite: Lào Cai có mỏ Apatite lớn nhất cả nước, trữ lượng 1,4 tỷ tấn với khu vực quy hoạch khai thác và sản xuất rộng hàng trăm ha tập trung tại các xã Tả Phời, Cam Đường, Đồng Tuyển.

Quặng sắt: phân bố tại khu vực Kíp Tước, Nậm Rịa xã Hợp Thành với trữ lượng 750.000 tấn có thể khai thác ở quy mô công nghiệp.

Quặng đồng: tập trung tại khu vực thôn Phời xã Tả Phời còn đang trong giai đoạn thăm dò khai thác.

- Tài nguyên nhân văn và du lịch: Thành phố Lào Cai hiện có 10 điểm di tích, trong đó có 3 điểm di tích đã được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Di tích Đền Thượng, Đền Cấm và Khu căn cứ Cách mạng Cam Đường. Với vị trí là giao điểm của các tuyến du lịch trong và ngoài nước ở khu vực Tây Bắc có điều kiện giao thông thủy bộ thuận lợi thành phố Lào Cai có thể phát triển nhiều tuyến du lịch như: Quảng Ninh - Lào Cai - Sa Pa; Quảng Ninh - Lào Cai - Trung Quốc (Côn Minh, Thạch Lâm, Đại Lý, Lệ Giang…).

3.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

* Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Trong những năm qua, cùng với nỗ lực của chính quyền và nhân dân thành phố đã phát huy được những tiềm năng lợi thế, hoá giải các thách thức đạt được nhiều thành tựu quan trọng từng bước xây dựng thành phố trở thành đô thị văn minh hiện đại, phát triển về kinh tế, vững về an ninh, ổn định về chính trị.

- Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của Thành phố Lào Cai trong những năm qua đạt mức cao và tương đối ổn định. Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 15,2%/năm, trong đó khu vực dịch vụ tăng 15,2%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 16,9%, nông lâm nghiệp - thủy sản tăng 8,2%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2010 đạt 13,51%, năm 2012 là 16,18%.

Thành phố đã thực sự là động lực quan trọng đóng vai trò chủ đạo của địa bàn có ý nghĩa chiến lược trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, có ảnh hưởng tích cực và quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội toàn khu vực Trung du - miền núi Bắc bộ nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng trong thời gian qua và những năm sắp tới.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của thành phố trong thời gian qua có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực kinh tế nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Biểu 3.1: Chuyển dịch cơ cầu kinh tế thành phố giai đoạn 2007 - 2012

TT Khu vực kinh tế ĐVT Năm

2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Khu vực kinh tế nông nghiệp % 8,60 7,62 7,11 7,06 6,77 6,38 2 Khu vực kinh tế công nghiệp % 44,41 43,64 44,36 50,22 48,49 49,06 3 Khu vực kinh tế dịch vụ % 46,99 48,74 48,53 42,73 44,74 44,57

Tổng số 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện đề án đô thị loại II - năm 2013

Như vậy cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp liên tục giảm dần qua các năm: Năm 2007 đạt 8,60%; năm 20011 đạt 6,77%; đến năm 2012 còn 6,38%. Khu vực kinh tế công nghiệp tăng từ 44,41%; năm 2011 đạt 48,49%; đến năm 2012 đạt 49,06%. Tỷ trọng khu vực kinh tế dịch vụ giao động từ 44,0% đến 48,0% trong cả giai đoạn. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị tăng thêm của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài. Mặt khác, sự gia tăng về đầu tư của thành phần kinh tế ngoài nhà nước vào quá trình sản xuất kinh doanh trên địa bàn góp phần tích cực điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đầu tư làm gia tăng tích cực tính chủ động của địa phương trong quá trình phát triển kinh tế.

- Đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố giai đoạn 2001 - 2005 đạt trên 2.165 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân là 32%. Trong đó đầu tư phát triển các ngành dịch vụ chiếm 74,3% (1.610 tỷ đồng), đầu tư các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 23,8% (516 tỷ đồng) và nông - lâm nghiệp - thủy sản là 1,8% (39 tỷ đồng). Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2006 - 2010 là 4.971,7 tỷ đồng. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố với 27 dự án, tổng vốn pháp định trên 50 triệu USD, chiếm trên 73% vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn toàn tỉnh Lào Cai. Trong đó có 10 dự án đang hoạt động có hiệu quả, chiếm 37% số dự án và 36% tổng vốn đầu tư đã đăng ký.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

* Thực trạng phát triển ngành kinh tế nông nghiệp

Là đô thị, khu vực kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Sản xuất nông lâm nghiệp của thành phố đang phát triển đúng hướng, bước đầu hình thành được các vùng sản xuất tập trung, sản phẩm nông nghiệp an toàn, có chất lượng cao. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2012 đạt 211 tỷ đồng, tăng bình quân 19,7%/năm; giá trị sản xuất trên 1,0 ha đạt 57 triệu đồng, tăng gấp 2,1 lần so với năm 2007. Mặc dù có nhiều dự án làm thu hẹp diện tích rừng, nhưng do luôn hoàn thành kế hoạch trồng, chăm sóc bảo vệ rừng, cây xanh đô thị nên tỷ lệ tán che phủ của rừng tăng từ 44,5% năm 2007 lên 47,0% năm 2012.

Tốc độ phát triển của khu vực kinh tế nông nghiệp của thành phố giai đoạn 2002 - 2007 đạt mức 7%/ năm, trong đó nông nghiệp tăng 7,3%/năm, thủy sản tăng 12,2%/ năm; giai đoạn 2007 - 2012 tốc độ tăng trưởng khu vực kinh tế nông nghiệp có xu hướng giảm (đạt 3,78%/năm).

Biểu 3.2: Tỷ trọng nghành sản xuất lâm nghiệp thành phố Lào Cai giai đoạn 2005 - 2010 STT Hạng mục Đ.V.T Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Trồng trọt % 47,82 54,26 51,82 45,45 51,40 50,06 2 Chăn nuôi % 51,64 45,21 47,64 54,09 48,06 49,31 3 Dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi % 0,54 0,53 0,54 0,46 0,54 0,63 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện đề án đô thị loại II - năm 2013

- Trồng trọt:

Mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp do nhu cầu phát triển và mở rộng đô thị tuy nhiên sản xuất nông nghiệp của thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

phố vẫn giữ ổn định do áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. Sản xuất lương thực đóng vai trò chủ đạo trong ngành trồng trọt, trong đó cây trồng chính là lúa và ngô. Tổng sản lượng lương thực có hạt của thành phố năm 2012 đạt 7.700 tấn (trong đó sản lượng lúa đạt 5.600 tấn, chiếm tỷ lệ 72,73%), tăng gấp 1,10 lần so với năm 2007 và tăng gấp 1,03 lần so với năm 2000.

* Lâm nghiệp:

Giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn có tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm qua. Năm 2012 đạt 22.763,10 triệu đồng (theo giá hiện hành), tăng gấp 2,18 lần so với năm 2007 và tăng gấp 3,18 lần so với năm 2000, trong đó: Trồng rừng và nuôi rừng đạt 1.143,10 triệu đồng, chiếm 5,02%, tăng gấp 1,74 lần so với năm 2007 và tăng gấp 1,35 lần so với năm 2000; Khai thác gỗ và lâm sản đạt 19.983,0 triệu đồng, chiếm 87,79%, tăng gấp 2,37 lần so với năm 2007 và tăng gấp 3,97 lần so với năm 2000; Dịch vụ và lâm nghiệp đạt 1.637,0 triệu đồng, chiếm 7,19%, tăng gấp 1,23 lần so với năm 2007 và tăng gấp 1,27 lần so với năm 2000. Diện tích trồng rừng tập trung năm 2012 đạt 250,0 ha, tăng gấp 2,50 lần so với năm 2007. Sản lượng gỗ tròn khai thác năm 2012 đạt 600 m3, tăng gấp 1,30 lần so với năm 2007.

b. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân số: Theo số liệu thống kê năm 2012, dân số của thành phố Lào Cai có 102.000 người, tăng gấp 1,02 lần so với năm 2007. Mật độ dân số của thành phố năm 2012 là 444 người/km2. Mật độ dân số khu vực đô thị là 1.281 người/km2

, cao gấp 9,70 lần so với mật độ dân số khu vực nông thôn (132

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở thực tiễn đề xuất các nội dung cơ bản quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 37 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)