3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3. Tình hình quy hoạch phát triển lâm nghiệp tại Lào Cai
* Công tác điều tra, quy hoạch:
Thành phố Lào Cai nằm trong vùng quy hoạch nguyên liệu xuất khẩu và phòng hộ đầu nguồn xung yếu, các dự án ưu tiên của thành phố là nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp và chuyển đổi rừng sản xuất sang rừng cảnh quan bảo vệ môi trường tại các phường trung tâm.
Thành phố Lào Cai đã xây dựng được quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015. Hàng năm đều tiến hành kiểm kê, theo dõi biến động đất đai. Thành phố đã phối hợp và triển khai một số dự án trên địa bàn như: Dự án 327, dự án 661(dự án trồng mới 5 triệu ha rừng), chương trình trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh, chương trình nông thôn mới… tuy nhiên đến nay việc quy hoạch và hoạt động sản xuất lâm nghiệp đã có nhiều biến đổi, nhiều tài liệu quy hoạch lâm nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
qua quá trình sử dụng không còn phù hợp với thực tiễn khách quan và quy luật phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Từ những thực trạng trên cho thấy việc nghiên cứu, tiến hành quy hoạch phát triển lâm nghiệp cho thành phố nhằm quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá của thành phố là việc làm hết sức cần thiết [16].
*Tổ chức quản lý nhà nước về lâm nghiệp:
Phòng Kinh tế ở thành phố là cơ quan tham mưu cho UBND thành phố thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về rừng. Thực tế phòng phân công một cán bộ, học chuyên nghành lâm nghiệp theo dõi về lĩnh vực lâm nghiệp, đồng thời phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác. Vì vậy không thể tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về rừng.
Hạt kiểm lâm thành phố là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Hạt được biên chế 15 cán bộ, có 01 trạm kiểm lâm địa bàn tại xã Tả Phời, thực tế trong những năm qua bên cạnh việc thực thi pháp luật về rừng Hạt đã tích cực làm công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng, triển khi các dự án về bảo vệ và phát triển rừng. Chỉ đạo, tham mưu các cấp chính quyền xây dựng, thực hiện phương án bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, xây dựng quy ước bảo vệ rừng thôn bản.
Ở các xã, phường không được biên chế định xuất cán bộ lâm nghiệp chuyên trách mà chỉ bố trí một cán bộ kiêm nhiệm công tác lâm nghiệp, do vậy chưa phát huy hết vai trò trong lĩnh vực phụ trách. Việc tham mưu cho cấp xã thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp gặp rất nhều khó khăn.