Quan điểm, định hướng phát triển lâm nghiệp thành phố Lào Ca

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở thực tiễn đề xuất các nội dung cơ bản quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 61 - 64)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.1.Quan điểm, định hướng phát triển lâm nghiệp thành phố Lào Ca

đến năm 2020

3.2.1.1. Quan Điểm

* Những căn cứ xây dựng quan điểm phát triển lâm nghiệp

- Căn cứ vào Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đó là:

+ Phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên; từ trồng rừng, cải tạo rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái...

+ Phát triển lâm nghiệp đóng góp ngày càng tăng vào tăng trưởng của kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

+ Quản lý, sử dụng và phát triển bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp.

+ Phát triển lâm nghiệp phải trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ trương xã hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng.

- Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020: Phát triển lâm nghiệp phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, tiềm năng đất đai, tập quán canh tác truyền thống của địa phương kết hợp với ứng dụng các khoa học công nghệ vào sản xuất. Phải phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ khôi phục các giá trị đa dạng sinh học.

- Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 2011 - 2020; Quy hoạch sử dụng đất thành phố giai đoạn 2011 - 2020.

* Quan điểm phát triển lâm nghiệp của thành phố đến năm 2020 là: - Phát triển lâm nghiệp gắn với phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân và giữ vững an ninh quốc phòng.

- Phát triển lâm nghiệp lấy xây dựng và phát triển vốn rừng đi đôi với bảo vệ rừng, chú trọng rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ bảo vệ môi trường, cảnh quan.

- Phát triển rừng kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa đảm bảo cung cấp nguyên liệu giấy, ván xuất khẩu và các nhu cầu lâm sản khác. Chú trọng đầu tư các chương trình trọng điểm, tạo sự chuyển dịch kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất nghề rừng.

- Phát triển lâm nghiệp toàn diện theo xu thế xã hội hóa nghề rừng, vận dụng, lồng ghép các chương trình dự án như lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp trang trại, sản xuất nông lâm kết hợp lấy ngắn nuôi dài tăng hệ số sử dụng đất, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Tổ chức phân định rõ 3 loại rừng một cách khoa học, chính xác trên cơ sở đó tổ chức sản xuất kinh doanh theo chức năng từng loại rừng và tổ chức khai thác có kế hoạch. Phát triển vốn rừng ưu tiên vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung và vùng trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ và cây đặc sản, thảo dược, thâm canh đưa tiến bộ khoa học và sản xuất tăng gia nhanh năng suất chất lượng rừng.

3.2.1.2. Định hướng phát triển lâm nghiệp thành phố Lào Cai

Trên cơ sở những căn cứ và quan điểm phát triển lâm nghiệp, định hướng phát triển lâm nghiệp thành phố đến năm 2020 như sau:

- Định hướng quy hoạch cơ cấu 3 loại rừng và đất lâm nghiệp

+ Xây dựng và bảo vệ các khu rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan với diện tích 200 ha dọc theo đại lộ Trần Hưng Đạo và dãy đồi Nhạc Sơn (100ha đồi nhạc sơn và 100ha thuộc các phường Bắc Cường, Nam Cường, Bình Minh).

+ Xây dựng vùng trồng rừng sản xuất tập trung tại các xã, phường: Tả Phời, Hợp Thành, Cam Đường, Đồng Tuyển, Vạn Hòa. Trong đó trồng 250 ha rừng sản xuất để hình thành vùng nguyên liệu; Quy hoạch vùng trồng cây Cao su diện tích 1.000 ha tại phường Phố Mới và xã Vạn Hòa.

+ Phát triển 500 ha lâm sản ngoài gỗ (thảo quả, sa nhân..) tại xã Tả Phời, Hợp Thành.

- Định hướng quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng:

+ Toàn bộ diện tích 10.512,3 ha rừng và đất lâm nghiệp phải được quản lý thống nhất theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô trên bản đồ và thực địa.

+ Tăng cường công tác bảo vệ rừng, bảo đảm khả năng tái tạo và sử dụng rừng một cách tối ưu. Coi trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và mọi người dân.

+ Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, thực hiện khai thác đến đâu trồng lại rừng mới tới đó không để tái tình trạng đất trống đồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

núi trọc. Giải quyết dứt điểm tình trạng xâm lấn, tranh chấp đất lâm nghiệp trên địa bàn.

+ Quy hoạch các cơ sở chế biến gỗ với quy mô vừa và nhỏ phù hợp với thực tiễn của địa phương. Tăng cường đầu tư các trang thiết bị nâng cao năng lực sản xuất các mặt hàng có giá trị kinh tế cao và chiếm lĩnh thị trường.

+ Xây dựng và phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại, phát huy mũi nhọn chỉ đạo đầu tư phát triển chế biến nông lâm sản, ổn định và phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, phát triển đa dạng các loại cây nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Duy trì trồng 20.000 cây phán tán mỗi năm, tập trung tại các công sở, các khu công nghiệp, thương mại. Phấn đấu đảm bảo duy trì độ che phủ của rừng vào năm 2020 là 49 %.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở thực tiễn đề xuất các nội dung cơ bản quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 61 - 64)