Người lao động không thể thụ động chờ đợi việc làm mà phải chủ động tự tạo ra việc làm cho chính bản thân, gia đình và xã hội thông qua các hình thức phát triển kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình nông dân.
Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế được hình thành dựa
hữu hoặc quyền sử dụng của hộ gia đình, tiến hành tổ chức sản xuất hàng hoá với mục tiêu lợi nhuận quy mô lớn, có đủ khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất kinh doanh. Các trang trại đều thuê lao động làm việc ổn định, nhất là các lao động có chuyên môn kỹ thuật và thuê lao động hợp đồng thời vụ. Cá biệt có người vừa là chủ trang trại vừa là cán bộ kỹ thuật và lao động chính của trang trại.
Ví dụ:
Ở Nghệ An, sau khi có Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại, đến nay kinh tế trang trại tại Nghệ An đã phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô lẫn chất lượng. Từ 178 trang trại năm 2002, đến nay toàn tỉnh thành lập trên 2.200 trang trại, đủ tiêu chí theo Thông tư số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 23/06/2000 của liên bộ Nông nghiệp, Tổng cục Thống kê .
Kinh tế trang trại phát triển đã khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai (nhất là đất trống đồi núi trọc, vùng nước măn, lợ, đất hoang hóa), vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững. Hiện các trang trại đã sử dụng có hiệu quả 12 nghìn ha đất nông, lâm nghiệp.
Trong những năm qua các trang trại đã đáp ứng từ 1/3 đến ½ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến như: mía, dứa, sắn, cao sư. Các trang trại chặn nuối gia cầm, tôm đáp ứng 100% nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đông lạnh.
Quá trình tập trung ruộng đất trong nông nghiệp để phát triển kinh tế trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động từ nông nghiệp chuyển sang lao động phi nông nghiệp góp phần đẩy nhanh Chương trình nông thôn mới. Bình quân mỗi trang trại sử dụng 4,3 lao động thường xuyên, lao động thời vụ thì các trang trại đã tạo thêm gần 20 nghìn lao động cho khu nông thôn.
Các hộ hay các cá nhân tự tạo việc làm, người lao động của từng hộ gia đình nông dân tự đi học nghề và tự tạo việc làm cho bản thân. Theo chương
trình “Sinh ra từ làng”, đã có hàng trăm gương mặt thanh niên nông thôn (độ tuổi từ 35 trở xuống) làm kinh doanh giỏi, góp phần thay đổi cuộc sống của người dân. Điển hình như, Nguyễn Văn Phúc, sinh năm 1987, ở Sóc Sơn, Hà Nội với mô hình thuần dưỡng chim cu gáy "độc nhất vô nhị"; "tỉ phú thợ mộc" Nguyễn Văn Toàn ở Ðức Thắng, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang; anh Võ Ngọc Thạch (Cần Thơ) - người sở hữu hàng trăm con trăn nặng 40-50kg; "ông vua lợn nái" Thân Văn Hùng ở vùng văn hóa Kinh Bắc hay anh Lường Văn Quý với mô hình nuôi ba ba ở xã Yên Hưng, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La - nơi không có điện lẫn nước...
Giải quyết việc làm cho người người lao động nói chung, lao động dân tộc ít người nói riêng là một thách thức không nhỏ, không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, lãnh thổ mà liên quan đến cả vấn đề khu vực, quốc tế. Trong khi đề cao trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng, chúng ta không thể không nhắc đến trách nhiệm về phía bản thân người lao động. Thay đổi cách nghĩ, nếp nghĩ, yêu quý lao động, tự học, tự đào tạo, không ngừng học hỏi, tích luỹ vốn, kinh nghiệm, nâng cao trình độ mọi mặt có ý chí và quyết tâm vươn lên tự tìm việc làm - đó là yêu cầu và cũng là phẩm chất của người lao động mới.
1.3. Kinh nghiệm giải quyết viê ̣c làm cho lao động dân tô ̣c ít ngƣời ở một số địa phƣơng ở một số địa phƣơng
Giải quyết việc làm là vấn đề cấp bách không những của Đảng Nhà nước, các doanh nghiệp mà còn của từng địa phương trong cả nước. Hiện nay ở nước ta lao động trong khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với thành thị. Nên vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trở thành vấn đề quan trọng, đặc biệt là lao động khu vực miền núi. Nhiều tỉnh đã có những kinh nghiệm quý báu về vấn đề này, có thể tham khảo để ứng dụng ở Sa Pa.
1.3.1. Tận dụng điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa- xã hội ở từng địa phương để tạo việc làm.
Theo phong tục tập quán địa phương, trước đây các tỉnh miền núi thường chỉ trồng ngô, lương thực. Trong những năm qua, nhiều tỉnh đã tận dụng lợi thế của vùng để phát triển những cây công nghiệp, nhờ vậy đã tạo thêm nhiều việc làm tăng thu nhập cho nông dân. Hiện nay vùng Đông Bắc và Tây Bắc đã chiếm hơn 51% tổng diện tích chè cả nước, với 19 giống chè mới có năng suất, chất lượng cao. Nhiều địa phương đã hình thành những vùng sản xuất chè lớn như Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ...
Các nhà khoa học và Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã triển khai trồng thí điểm hàng ngàn cây cao su tại một số nơi ở Tây Bắc từ năm 2006. Tới năm 2011, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch cây cao su Việt Nam, đồng ý cho nhân rộng cây cao su ra miền Bắc, số lượng cây cao su đã tăng lên khá nhanh. Đến hết năm 2013, tổng diện tích cao su trồng ở miền núi phía Bắc đã tới gần 25.000 héc-ta. Trong đó, phần lớn thuộc các đơn vị của VRG. Gần 25.000 héc-ta cao su đã trồng tại khu vực Tây Bắc hiện đều đang sinh trưởng tốt. Lợi ích kinh tế còn phải chờ một vài năm nữa khi cây cho thu hoạch, nhưng lợi ích về an sinh xã hội thì đã rất rõ. Nhờ dự án trồng cao su, người dân có việc làm. Hàng ngàn nông dân đồng bào dân tộc ít người quen tập quán canh tác lạc hậu, du canh du cư ngày nào, nay đã trở thành những công nhân của các công ty cao su, tháng lĩnh 2 - 3 triệu tiền lương. Nơi nào có dự án cao su thì nơi đó hệ thống điện – đường – trường – trạm được hình thành nhanh chóng.
Vùng có thế mạnh về chăn nuôi gia súc ăn cỏ, đặc biệt là trâu bò; bảo tồn, lưu giữ, phát triển được nhiều loài vật nuôi bản địa có ý nghĩa kinh tế cao như bò Mông, lợn mán, gà đồi, dê núi... Chăn nuôi bò sữa cũng phát triển mạnh, giúp người dân ở một số tỉnh có tiềm năng như Sơn La, Tuyên Quang...
phát triển kinh tế, làm giàu. Bên cạnh đó, chăn nuôi lợn và gia cầm, đặc biệt là các loài lợn và gà bản địa cũng phát triển nhờ có hiệu quả kinh tế cao.
Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai Sa Pa sẽ phát triển mạnh mẽ các loại cây công nghiệp, cây dược liệu, trồng rau và chăn nuôi gia súc. Điều đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tạo ra nhiều việc làm hơn cho người dân.
1.3.2. Đào tạo nghề
Chương trình đào tạo nghề cho lao động với mục tiêu tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động ít người, đảm bảo công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động. Qua chương trình nâng cao trình độ tay nghề, tình kỷ luật, phẩm chất đạo đức của người lao động, tăng khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, tăng năng suất lao động. Một vấn đề quan trọng đối với mục tiêu của chương trình đó là đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức xã, thị trấn đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã, thị trấn, phục vụ cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp.
Việc thực hiện chính sách đào tạo nghề đã thu được kết quả rất đáng kể. Ví dụ: ở huyện Yên Thế Tỉnh Bắc Giang : từ năm 2009 - 2010 đã tổ chức được 13 lớp đào tạo trung cấp nghề với 1.591 học viên; 39 lớp sơ cấp may công nghiệp, chăn nuôi, thú y tại các cơ sở dạy nghề và 42 lớp tại 2 nhà máy may công nghiệp với tổng số 2.569 học viên; đối với các lớp dạy nghề dưới 3 tháng, dạy nghề thường xuyên huyện đã mở được 5 lớp với 161 học viên tham dự
Năm 2012 toàn tỉnh Hà Giang có 17 cơ sở dạy nghề công lập, gồm cơ sở đào tạo dài hạn là trường Trung cấp nghề, 15 cơ sở đào tạo nghề ngắn hạn (nay gọi là sơ cấp nghề) ở các huyện, thành, thị. Uớc tính năng lực đào tạo của các trường và các trung tâm, cơ sở dạy nghề của tỉnh mỗi năm khoảng 10 ngàn lao động. Bên cạnh đó, mỗi năm ở Hà Giang còn có hơn 10.000 lao động được dạy nghề từ các cơ sở tư nhân với hình thức vừa học, vừa làm.
Các xã vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn như huyện Tân Lạc ( Tỉnh Hòa Bình) đã thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện, phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động ít người đến năm 2020 cũng như quyết định thành lập và giao biên chế cho trung tâm dạy nghề. Trên cơ sở đó, năm 2010 Trung tâm dạy nghề huyện Tân Lạc đã được thành lập và đi vào hoạt động. Hiện nay, Trung tâm dạy nghề huyện vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Từ năm 2010 đến hết năm 2012, huyện đã mở được 39 lớp với 1.106 học viên, trong đó có 436 lao động nông thôn thuộc đề án 1956 còn lại là các chương trình đào tạo qua các kênh khác. Lao động học nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp là 486 người, chiếm 45,7%; phi nông nghiệp là 620 người, chiếm 54,3%, công chức cấp xã được đào tạo là 106 người.
1.3.3. Xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động được hiểu là việc đưa lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (gọi tắt là XKLĐ). Đây là một hoạt động kinh tế – xã hội của Nhà nước nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới. Nhà nước ta cũng thể hiện sự quan tâm đối với hoạt động này thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thị
trường lao động nhằm tạo việc làm ở nước ngoài cho người lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật nước sở tại và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập. Đồng thời Đảng và Nhà nước còn thể hiện sự quan tâm cụ thể trong việc chỉ đạo, thu hút được sự quan tâm của các ngành, các cấp và các đoàn thể cũng như gia đình và bản thân người lao động trong hoạt động XKLĐ
Kết quả đạt được ở một số tỉnh
Ở Thanh Hóa toàn tỉnh đã tuyển chọn, đào tạo và đưa được hơn 8.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tập trung đông nhất là ở các nước, thị trường, như: Đài Loan, Nhật Bản, Malayxia, Ả rập xê út. Số tiền người lao động gửi về nước ước tính được khoảng 85 triệu USD. Từ nguồn tiền này nhiều hộ nghèo có người thân đi XKLĐ đã cơ bản thoát nghèo, có thể vươn lên làm giàu.
Ở Hưng Yên: Trung bình mỗi năm toàn tỉnh có khoảng 3000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, với nguồn ngoại tệ gửi về từ xuất khẩu lao động hàng chục triệu USD, tại Hàn Quốc, toàn tỉnh đã có hơn 15 nghìn người đi xuất khẩu lao động. Trong đó, hơn 1000 lao động đi làm việc có thời hạn theo chương trình thỏa thuận giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Việc làm và Lao động (Hàn Quốc) (gọi tắt là EPS), với thu nhập trung bình từ 25-30 triệu đồng/người/tháng. Hàng năm số lao động này chuyển về tỉnh khoảng 12 triệu USD, góp phần cải thiện đời sống gia đình và phát triển kinh tế địa phương. Nhiều người sau khi kết thúc hợp đồng được phía Hàn Quốc gia hạn thêm thời gian lao động hoặc được tái nhập cảnh
Chƣơng 2
THƢ̣C TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG CÁC DÂN TỘC ÍT NGƢỜI TRÊN ĐI ̣A BÀN CÁC DÂN TỘC ÍT NGƢỜI TRÊN ĐI ̣A BÀN