thu hút nguồn vốn FDI, đẩy nhanh xuất khẩu lao động.
Từ những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên vào năm 1996, đến nay đã có 29 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký gần 500 triệu USD tham gia, năm 2010, doanh thu của các dự án FDI đã đi vào hoạt động trên địa bàn đạt gần 36 triệu USD, tăng 18% so với năm 2009. Dự án kinh doanh khách sạn cao cấp của Công ty TNHH một thành viên khách sạn Victoria Sa Pa với doanh thu đạt khoảng 3 triệu USD/năm; dự án xây dựng khu du lịch sinh thái của Công ty Topas Eco Lodge đầu tư vào Sa Pa đạt doanh thu khoảng 0,2 triệu USD/năm… Các dự án FDI đến từ nhiều quốc gia như: Đan Mạch, Pháp, Singapore...
2.1.6. Đặc thù của lực lượng lao động các dân tộc ít người huyện Sa Pa Sa Pa
Thứ nhất, Sa Pa có nền kinh tế p hát triển thấp với cơ cấu ngành nghề khá đơn gi ản chủ yếu dựa vào nông – lâm nghiê ̣p. Do khí hâ ̣u về mùa đông khắc nghiê ̣t, lạnh, nên chỉ trồng được mô ̣t vu ̣, vì vâ ̣y lương thực bình quân chỉ đủ cung cấp từ 6 đến 10 tháng cho các hô ̣ nông dân ở đây . Những tháng còn lại, họ phải dựa chủ yếu vào các sản phẩm rừng như gỗ , nấm, măng các lo ại cây dược liê ̣u , cây cảnh , mâ ̣t ong , củi, thịt thú rừng… Chính vì vậy , tài nguyên rừng ở Sa Pa bi ̣ giảm sút nhan h chóng. Hiê ̣n nay, do chính sách đóng cửa rừng của Nhà nước , do các sản phẩm rừng đã bi ̣ ca ̣n kiê ̣t mô ̣t cách đáng kể cô ̣ng thêm với viê ̣c cấm trồng và buôn bán thuốc phiê ̣n , đờ i sống của
người nông dân Sa Pa gă ̣p rất nhiều kh ó khăn . Nhiều dự án đầu tư , các chương trình đi ̣nh canh đi ̣nh cư , chương trình trồng rừng và phát tri ển lâm nghiệp, chương trình khuyến nông của Nhà nước cũng như của một số tổ chức phi chính phủ hay các tổ chức quốc tế đã và đang được thực hiện ở nhiều địa phương trong huyện. Bên cạnh việc phát triển một số loại cây hàng hóa như khoai tây, các loại rau xanh, đào, mận, hồng… và chăn nuôi lợn, gà, dê… việc trồng thảo quả dưới tán rừng ( mặc dù có ảnh hưởng tới đa dạng sinh học của rừng vì làm mất hết các lớp thực vật nằm thấp hơn ) đang là một trong những nguồn thu nhập bổ sung hết sức quan trọng của nhiều gia đình, đặc biệt là người Mông ( ví dụ xã San Sả Hồ có tới 90% số hộ, xã Lao Chải – 30%, ở xã Tả Van rất nhiều gia đình người Mông có trồng thảo quả ). Trong số 110 hộ được điều tra có tới 86 hộ ( chiếm 78,2% ) trả lời là bán thảo quả là một trong những nguồn thu nhập quan trọng mỗi khi gia đình bị thiếu ăn. Tuy nhiên, theo thống kê của chính quyền các xã được nghiên cứu thì trung bình hiện có tới 40 – 60% số hộ thuộc diện đói nghèo trong đó người Mông chiếm tỷ lệ cao nhất. Bởi vậy, việc tạo điều kiện và giúp người dân Sa Pa có việc làm để thêm các nguồn thu nhập mới là vô cùng quan trọng và bức xúc, nó không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo, nhằm bảo vệ và khôi phục vốn rừng quý hiếm có giá trị tầm cỡ quốc tế ở đây.
Thứ hai, do tâm lý ngại đi xa nhà nên việc đào tạo lao động tại Huyện Sa
Pa cũng như việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài còn nhiều hạn chế. Tâm lý tự ti, phân vân, do dự và trình độ thấp là những rào cản đối với đa phần thanh niên dân tộc ít người đi làm việc ở các cơ sở trong nước. Trình độ học vấn của lực lượng lao động huyện Sa Pa đến thời điểm năm 2010 vẫn thấp hơn mức trung bình cả nước và tương đương với mức trung bình của các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc những người có trình độ từ không biết chữ đến tốt nghiệp THCS chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 85,5%).
Thứ ba, vẫn còn một bộ phận lớn cán bộ, đồng bào nặng tư tưởng bảo thủ, quen tập quán canh tác giản đơn, ngại ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ý thức kỷ luật còn hạn chế, vẫn mang nặng tính tự cấp, tự túc, sản xuất manh mún. Người lao động chưa thể thích nghi với điều kiện làm việc mới với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Thứ tư, Sa Pa có những ngành nghề truyền thống có thể phát triển hút
khách du lịch. Điển hình như các làng nghề dệt thổ cẩm, đã gắn với các điểm du lịch và thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao mức sống của nhiều hộ gia đình thông qua kinh doanh nhà nghỉ, bán hàng thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm…
Nhưng lao động nông nghiệp ở các xã xa thị trấn chiếm đa phần ở các thôn, ấp, giao thông đi lại khó khăn, sản xuất mang tính thời vụ, rất khó tiếp cận để vận động tuyên truyền đi học. Một bộ phận lao động chưa nhận thức đầy đủ việc học nghề để tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Nhiều người học nghề còn mang tính hình thức, học chưa đúng nghề, học theo phong trào… dẫn đến hiệu quả học nghề chưa cao.
2.2. Thành tựu trong giả i quyết viê ̣c làm cho lao động các dân tô ̣c ít ngƣời trên đi ̣a bàn huyê ̣n SaPa – Tỉnh Lào Cai ngƣời trên đi ̣a bàn huyê ̣n SaPa – Tỉnh Lào Cai