1.2.1. Nhà nước hoạch định chiến lược , quy hoạch , kế hoạch , các chương trình, chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm chương trình, chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm
Nhà nước hỗ trợ , khuyến khích các lo ại hình doanh nghiê ̣p thuô ̣c các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiê ̣p nhỏ và vừa , các trang trại ta ̣o ra nhiều viê ̣c làm.
Trách nhiệm của Đảng và Nhà nước được thể hiện trên những mặt sau:
Thứ nhất, ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là giao thông vận tải, trường học.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động như: thực hiện đúng Luật lao động, Luật tiền lương tối thiểu, Luật bảo hiểm lao động, Luật xuất khẩu lao động, Pháp lệnh đình công,…
Thứ ba, Nhà nước cùng các doanh nghiệp quan tâm đào tạo nhân lực có trình độ cao, trình độ lành nghề, cho lực lượng lao động trẻ, khoẻ, nhất là ở khu vực nông thôn để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động đang có nhu cầu trên thị trường trong nước và thị trường ngoài nước
Thứ tư, Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường
lao động quốc gia, nối mạng trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, các khu vực công nghiệp tập trung, cho cả thị trường xuất khẩu lao động, để giúp người lao động tìm kiếm việc làm thuận lợi nhất.
Thứ năm, Nhà nước thực hiện các chính sách mở rộng và phát triển thị
trường lao động ngoài nước. Đây là chính sách tận dụng một trong những thế mạnh của lao động nước ta về số lượng đông và trẻ. Vì vậy, Nhà nước triển khai xây dựng các trung tâm, đào tạo ngoại ngữ, pháp luật cho lao động xuất khẩu, nhất là thanh niên nông thôn, để tạo điều kiện cho họ tiếp cận được với thị trường lao động của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là với những nước có trình độ phát triển cao và đang có nhu cầu thu hút lao động cho các ngành nghề sản xuất.
Ví dụ: Thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động dân tộc ít người theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trong 2 năm 2012 và 2013 Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với các đơn vị triển khai 145 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động dân tộc ít người.
1.2.2. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (nhất là các doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ) doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ)
Giải quyết việc làm cho người lao động không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà cũng là trách nhiệm của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm nhất là sản
phẩm nông nghiệp để xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động , góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HÐH nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả của quá trình chuyển giao công nghệ.
Ví dụ: doanh nghiệp cùng với các hộ gia đình có thế kết hợp với nhau để khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ, sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu để tận dụng lao động dư thừa và lao động có ngành nghề truyền thống. Một số doanh nghiệp đã có chỉ tiêu tuyển lao động sau học nghề: Công ty TNHH Thủy sản Thông Thuận thuộc tỉnh Bắc Ninh nhận công nhân nuôi tôm với mức lương 2,5 - 3 triệu đồng/tháng và nhận bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Công ty Công Minh 1 và Công ty Chè Phú Thịnh ở Yên Bái nhận 100% học viên được đào tạo về nghề trồng, chăm sóc, khai thác chè với mức lương 5 triệu đồng/tháng.
1.2.3. Các đoàn thể và tổ chức chính trị – xã hội ( Hội phụ nữ, Hội nông dân, Quỹ tín dụng…) nông dân, Quỹ tín dụng…)
Các đoàn thể và tổ chức chính tri ̣ – xã hội giúp các thành viên của mình tạo việc làm.
Ví dụ: Chương trình "xóa đói giảm nghèo" nhiều năm qua được các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị tập trung thực hiện khá hiệu quả. Một trong những nội dung của chương trình này là công tác chăm lo cho người nghèo, trong đó có hội viên, đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn.
Quỹ hộ trợ nông dân của hội nông dân Việt Nam. Quỹ hỗ trợ nông dân được Nhà nước cho phép thành lập theo văn bản số 403/KTTH ngày 26/07/199 của Thủ tướng Chính phủ và đi vào hoạt động từ năm 1996. Nguồn vốn huy động của quỹ hỗ trợ nông dân bao gồm sự ủng hộ, cho mượn và cho
vay lãi suất thấp cho nông dân, các doanh nghiệp. Ngoài ra quỹ còn được sự hỗ trợ của Nhà nước theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Mục tiêu của quỹ hỗ trợ nông dân là hỗ trợ vốn cho nông dân, trước hết là nông dân nghèo. Tổ chức hoạt động của quỹ gắn bó với hoạt động khác như : chương trình kế hoạch hóa gia đình, chống tệ nạn xã hội, chống mù chữ, phong trào nông dân sản xuất giỏi, xây dựng nông thôn mới.
Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) đã áp dụng kinh nghiệm tín dụng cho người nghèo ở Bangladesh. Ở Bangladesh có ngân hàng Grameen (GB) là ngân hàng chuyên phục vụ người nghèo, chủ yếu là phụ nữ nghèo. Để phát triển, GB phải tự bù đắp các chi phí hoạt động. Như vậy, GB hoạt động như các ngân hàng thương mại khác không được bao cấp từ phía Chính phủ. GB thực hiện cơ chế lãi suất thực dương, do vậy lãi xuất cho vay tới các thành viên luôn cao hơn lãi suất thị trường. GB cho vay tới các thành viên thông qua nhóm tiết kiệm và vay vốn. GB cho vay không áp dụng biện pháp thế chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp qua các nhóm tiết kiện và vay vốn. Thủ tục vay vốn của GB rất đơn giản và thuận tiện, người vay vốn chỉ cần làm đơn và nhóm bảo lãnh là đủ. Nhưng ngân hàng có cơ chế kiểm tra rất chặt chẽ, tạo cho người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả. Để phục vụ đúng đối tượng người vay phải đủ chuẩn mực đói nghèo, nghĩa là hộ gia đình phải có dưới 0,4 acre đất canh tác và mưc thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD/ năm. GB được quyền đi vay để cho vay và được ủy thác tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, huy động tiền gửi, tiết kiệm của các thành viên, quản lý các quỹ của nhóm và được phát hành trái phiếu vay nợ. GB hoạt động theo cơ chế lãi suất thực dương, được Chính phủ cho phép hoạt động theo luật riêng, không bị chi phối bởi luật tài chính và luật ngân hàng hiện hành ở Bangladesh.
Việt Nam đã học tập theo Phương pháp Grameen từ năm 1992. Năm 1992 với sự tài trợ của Quỹ phát triển cộng đồng của Nhật Bản, Trung tâm phát triển Châu Á Thái bình dương (APDC-1993), Trung ương Hội LHPN Việt nam đã quyết định thành lập Quỹ Tình thương giành riêng cho phụ nữ nghèo.
Hội Liên hiệp phụ nữ hỗ trợ vốn, phương tiện làm ăn; tư vấn học nghề, giải quyết việc làm tại gia cho lao động...
Cụ thể : Thống kê từ đầu năm 2013 Tỉnh Yên Bái có 763 hộ hội viên có hoàn cảnh khó khăn, đến nay, Hội LHPN đã tạo điều kiện giúp họ vươn lên thoát nghèo, hiện không còn hội viên nào nằm trong tiêu chí nghèo có thu nhập dươí 12 triệu đồng/người/năm. Ngoài ra, Hội LHPN còn tăng cường các nguồn vốn hỗ trợ từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn tương trợ của Hội, Chi, Tổ hội cơ sở... để tạo cho hội viên có thêm vốn làm ăn nhằm cải thiện cuộc sống, nâng cao vị trí người phụ nữ trong xã hội; đã thành lập 114 Tổ phụ nữ giảm nghèo, 502 nhóm phụ nữ tín dụng tiết kiệm sinh hoạt theo mô hình Tổ tín dụng tiết kiệm; đã xây tặng 9 mái ấm tình thương và sửa chữa chống dột 1 căn nhà cho hội viên (tổng trị giá gần 180 triệu đồng). Không những thế, thông qua mô hình "Câu lạc bộ Hướng nghiệp" đã góp phần giải quyết việc làm hàng năm bình quân cho 150 lượt lao động; các mô hình "Phụ nữ có giúp phụ nữ khó", "Tiết kiệm, tương trợ" cũng đã giúp đỡ, hỗ trợ vốn cho hội viên vay không lãi để phát triển kinh tế gia đình hoặc có thêm công việc làm trong thời gian nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập.