động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
Sa Pa là huyện miền núi với nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ thấp, nhất là vùng đồng bào dân tộc ít người sinh sống vẫn còn tình trạng sản xuất tự cung, tự cấp, manh mún. Mấy năm trở lại đây, Sa Pa đã bắt đầu hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, tuy chủ yếu là hàng hóa nông sản nhưng điều đó cũng cho thấy nền kinh tế hàng hóa của tỉnh bước đầu đã có chuyển biến và giải quyết nhiều việc làm cho lao động, nhất là lao động dân tộc thiểu số. Vì vậy, để việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước phát huy được vai trò trong việc giải quyết việc làm cho lao động ít người, huyê ̣n cần chú ý:
- Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông - công nghiệp hàng hoá theo hướng kinh tế thị trường trong các đơn vị, ngành, vùng đã hình thành. Đồng thời, từng bước chuyển các đơn vị còn căn bản tự cấp, tự túc ở các xã miền núi, vùng dân tộc ít người lên sản xuất hàng hoá, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp thương phẩm tập trung, nhằm đáp ứng được cầu về nông sản của thị trường trong và ngoài huyê ̣n theo hư ớng số lượng ngày càng nhiều, chủng loại ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng cao, giá ngày càng rẻ, trong đó chất lượng nông sản là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.
- Phát triển kinh tế hàng hóa, đẩy mạnh phân công lao động xã hội, sẽ tạo ra nhiều việc làm. Bởi vì phân công lao động xã hội phát triển sẽ biến việc
sản xuất không những từng sản phẩm riêng, mà cả việc sản xuất của từng bộ phận riêng của sản phẩm hay từng công đoạn sản xuất thành những ngành sản xuất hay dịch vụ riêng biệt.