Phát triển nông nghiệp sinh thái và du lịch gắn với làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động các dân tộc ít người trên địa bàn huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai (Trang 99)

truyền thống

Sa Pa là nơi hội tụ các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch. Nơi đây, các sản phẩm thêu – dệt thổ cẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, rèn đúc, nấu rượu… được du khách ưa thích.

Mỗi khi đến với Sa Pa, khách du lịch không quên mua cho mình những sản phẩm thổ cẩm, đồ trang sức, rượu… từ những làng nghề truyền thống Tả Phìn, Cát Cát, Sa Pả, San Sả Hồ (Sa Pa);… để làm đồ lưu niệm hay tặng người thân. Những bàn tay khéo léo của đồng bào các dân tộc nơi đây đã thêu, dệt, chạm khắc bạc, tạo những đường nét hoa văn đặc sắc mang đậm bản sắc dân tộc.

Để bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống, những năm qua, Sở Công thương đã có nhiều hoạt động hỗ trợ đào tạo, khôi phục các làng nghề hoạt động hiệu quả; tổ chức tham gia các hội chợ để tìm kiếm đơn đặt hàng. Một số sản phẩm làng nghề như: thêu – dệt thổ cẩm, nấu rượu, chạm bạc… đã dần khẳng định, không chỉ có mặt ở thị trường trong nước mà xuất khẩu sang các nước trong khu vực và châu Âu. Đây là yếu tố quan trọng góp phần giải quyết những khó khăn, từng bước xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc vùng cao.

Với mục tiêu bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, các địa phương đã đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm thủ công truyền thống thông qua các vùng du lịch. Đặc biệt, nghề dệt thổ cẩm là một trong những sản phẩm chiếm ưu thế trên thị trường. Trước đây, sản phẩm này chủ yếu sản xuất tự cung, tự cấp. Khi du lịch Lào

Cai phát triển, nhu cầu sử dụng, tiêu dùng mặt hàng này của du khách ngày càng lớn đã trở thành đòn bẩy để đồng bào đẩy mạnh sản xuất. Mỗi năm, người dân sản xuất hàng vạn mét vải thổ cẩm. Sa Pa với tiềm năng lợi thế phát triển du lịch, nên nơi đây, nghề thêu – dệt thổ cẩm phục vụ khách du lịch phát triển mạnh. Hiện, toàn huyện có 11 làng nghề thêu, dệt thổ cẩm thuộc các xã: Tả Phìn, San Sả Hồ, Sa Pả với khoảng 1.050 hộ tham gia tập trung và một số tổ hợp của Hội Phụ nữ huyện với 150 lao động, mỗi năm xuất khẩu từ 32.000 – 35.000 m vải, trị giá hàng tỷ đồng.

Để thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công thương)

phối hợp với các ban, ngành, địa phương tăng cường đào tạo kỹ thuật và thiết kế sản phẩm cho thợ thủ công; thực hiện áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ

trợ xây dựng mô hình tổ chức sản xuất; khảo sát nghiên cứu thị trường và tham gia các kỳ hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại… Đặc biệt, Trung tâm

đã triển khai thực hiện Đề án “Khôi phục và phát triển các nghề thủ công

truyền thống gắn với du lịch tại thôn Cát Cát (Sa Pa) và xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp tại thị trấn Bắc Hà”. Đây là tiền đề

góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống hướng đến mục tiêu thu hút khách du lịch tham quan theo các tour du lịch làng nghề.

KẾT LUẬN

Vấn đề tạo việc làm cho người lao động đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.

1. Việc làm là những hoạt động kinh tế - xã hội mang lại thu nhập cho người lao động mà không bị pháp luật cấm. Giải quyết việc làm là thực hiện các biện pháp chính sách kinh tế, xã hội để tạo điều kiện cho người lao động có việc làm. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm như, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; sự biến đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động do tác động của công nghiệp hóa – hiện đại hóa; Hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống chính sách của Nhà nước; tính đặc thù của lực lượng lao động dân tộc ít người. Bởi vậy, cần vận dụng các nhân tố trên vào việc giải quyết việc làm phù hợp với từng địa phương.

2. Không chỉ Nhà nước có trách nhiệm giải quyết việc làm cho người lao động mà các doanh nghiệp; các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và chính bản thân từng người lao động phải tự tạo ra việc làm.

3. Kinh nghiệm của một số địa phương về giải quyết việc làm là phải tận dụng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở từng nơi để tạo việc làm phù hợp, phải đẩy mạnh việc đào tạo nghề, tích cực xuất khẩu lao động.

4. Ở Sa Pa giai đoạn từ 2006 – 2012, nguồn lao động dồi dào chủ yếu là lao động dân tộc ít người. Huyện Sa Pa đã tận dụng được điều kiện tự nhiên, văn hóa – xã hội để tạo việc làm cho đồng bào dân tộc ít người trong huyện. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu lao động, nhưng sự chuyển dịch chưa mạnh mẽ, chưa tương xứng với tiềm năng của Huyện. Về hoạt động xuất khẩu lao động, năm 2012 Sa Pa đã có số lao động xuất cảnh nhiều nhất toàn tỉnh là 214 người nhưng do tâm lý ngại xa nhà, trình độ lao động thấp nên một số lao động bỏ về trước hạn. Các chương trình quốc gia về giải quyết việc làm và sự tham gia giải quyết việc làm của

các doanh nghiệp, đoàn thể, hay chính bản thân người lao đông ở Sa Pa đã tạo điều kiện cho lao động dân tộc ít người có thêm việc làm, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

5. Trong nhưng năm tới, Sa Pa cần: tiếp tục phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; hình thành cơ cấu ngành kinh tế hợp lý trên cơ sở tận dụng những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội của Sa Pa; phát triển kinh tế đối ngoại. Theo những phương hướng đó cần thực hiện các phương hướng đó như: Đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí, xóa bỏ các hủ tục; Phát huy vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã của huyện trong việc góp phần giải quyết việc làm cho lao động dân tộc ít người; Phát triển mạnh kinh tế hộ và kinh tế trang trại ở nông thôn, tạo điều kiện để người lao động tự tạo việc làm cho bản thân, gia đình và xã hội; Phát triển nông nghiệp sinh thái và du lịch gắn với làng nghề truyền thống.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động các dân tộc ít người trên địa bàn huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)