Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế hàng năm thời kỳ 2006 – 2010.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động các dân tộc ít người trên địa bàn huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai (Trang 32)

thời kỳ 2006 – 2010.

Đơn vị: %

Năm Nông, lâm và

thủy sản Công nghiêp – xây dựng Dịch vụ 2006 55.4 19.3 25.3 2007 53.9 19.9 26.2 2008 52.6 20.8 26.6 2009 51.9 21.4 26.7 2010 48.2 22.4 29.4

Nguồn: Tổng cục thống kê Lào Cai năm 2010

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các khu vực kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể và theo hướng tích cực từ năm 2006 đến 2010, trong đó cơ cấu lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 55.4% năm 2006 xuống 48.2% năm 2010; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 19.3% lên 22.4%; khu vực dịch vụ tăng từ 25.3% lên 29.4%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị giảm từ 4,82% năm 2006 xuống 4,43% năm 2010. Mặt khác các nghề phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ…) tạo nhiều việc làm. Nghề mộc dân dụng, sửa chữa xe gắn máy, điện, cơ khí nhỏ, gò hàn, kỹ thuật xây dựng, nề, kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò… đã có rất nhiều thanh niên đăng ký theo học. Có nghề phi nông nghiệp cũng sẽ giải quyết thu nhập cho nhiều gia đình trong lúc nông nhàn.

Tính đến 2011, lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 59,6%, giảm đáng kể so với mức 70,4% của năm 2006; Tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng năm 2011 là 18,4%, tỷ lệ lao động dịch vụ là 20,5%. Kết quả đạt được về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn năm 2011 tuy có tiến bộ so với các năm 2006 nhưng vẫn còn chậm và có khoảng cách xa so

với yêu cầu. Tuy kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn những năm qua diễn ra còn chậm so với yêu cầu, chưa đều giữa các vùng và các địa phương nhưng cũng có điểm mới là xu hướng đa dạng hóa ngành nghề của lao động ở khu vực nông thôn ngày càng tăng. Đáng lưu ý là các làng nghề nông thôn được khôi phục và phát triển, tạo nhiều việc làm, góp phần thúc đẩy sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Cùng với sự ra đời của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân cư, tạo được việc làm tại chỗ cho hàng chục vạn lao động và đào tạo, bồi dưỡng những lao động phổ thông thành lao động có kỹ thuật.

1.1.2.3. Hội nhập quốc tế.

Hội nhập tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động và nâng cao chất lượng nhân lực cho lao động của Việt Nam, đặc biệt là lao động kỹ thuật trình độ cao. Việt Nam gia nhập WTO, thu hút các dự án FDI sẽ đẩy nhanh hơn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, sẽ có một lượng lớn lao động nông nghiệp, thanh niên nông thôn nhàn rỗi, thiếu việc làm tham gia vào hoạt động kinh tế trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu lao động.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra hơn 34,5% sản xuất toàn ngành công nghiệp, khoảng 25% kim ngạch xuất khẩu (đó là chưa kể ngành dầu khí) và đóng góp 13% GDP cả nước. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút hàng trăm ngàn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp làm việc trong các ngành xây dựng, thương mại, dịch vụ liên quan; góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn, tiếp thu công nghệ hiện đại, trình độ quản lý và mở rộng thị trường

Hội nhập kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu tạo việc làm trong các ngành xuất khẩu ( cá tra, cá thu, chè, cà phê, may mặc, thủ công mỹ nghệ…)

Hội nhập kinh tế còn đẩy mạnh xuất khẩu lao động tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn, và nâng cao tay nghề cho người lao động.

1.1.2.4. Hệ thống chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết viê ̣c làm

Vấn đề quan trọng hàng đầu là Nhà nước tạo các điều kiện thuận lợi để người lao động có thể tìm được việc làm hay tự tạo việc làm thông qua những chính sách kinh tế-xã hội cụ thể:

Chính sách đất đai, giao quyền sử dụng lâu dài hay có thời hạn cho các

doanh nghiệp và các nông hộ theo yêu cầu phát triển sản xuất và dịch vụ, qua đó tạo ra việc làm. Giao đất dài hơn, nới rộng hạn điền, khuyến khích nhượng quyền sử dụng đất.. khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp tạo việc làm , những người không có khả năng kinh doanh thì đi làm thuê.

Chính sách cung ứng vốn cho người lao động để họ tự tạo việc làm thông qua ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp ( Agribank) và ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp tuyển dụng nhiều lao động.

Ví dụ: Trong 5 năm (2009-2013), Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Kỳ (Nghệ An )đã đạt tổng doanh số cho vay là 341 tỷ đồng, bình quân mỗi năm cho vay 68,2 tỷ đồng. Tổng số lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn là 28.308 lượt khách hàng. Bình quân mỗi hộ vay 12 triệu đồng. Tổng doanh số thu nợ trong 5 năm là 143 tỷ đồng; Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2013 là 278.952 triệu đồng, tăng so với ngày đầu thành lập 264.774 triệu đồng, có 15.618 khách hàng đang còn dư nợ.

Các ngân hàng cần cải cách hành chính, giảm các thủ tục hành chính rườm rà và những quy định cho vay chưa hợp lý.

Chính sách giáo dục đào tạo, trong nhiều năm qua, Đảng và Chính phủ

đã chú trọng đến công tác giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc ít người và đã thu được nhiều kết quả. Hệ thống giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông

được củng cố và phát triển, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc. Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú đã được chú trọng phát triển từ Trung ương tới địa phương. Ở Trung ương có 11 trường dân tộc nội trú, trung bình mỗi năm thu hút hơn 5 ngàn học sinh theo học. Trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh có 48 trường, thu hút mỗi năm khoảng hơn 20 ngàn học sinh. Ở cấp huyện có 268 trường, thu hút khoảng hơn 60 ngàn học sinh theo học. Hệ thống các trường dự bị đại học và các khoa dự bị đại học dân tộc đang được phát triển cả về quy mô đào tạo và cơ sở vật chất. Hiện nay chưa có những trung tâm đào tạo đồ sộ, nhưng các huyện nghèo hầu hết đã có cơ sở đào tạo nghề, bên cạnh đó còn phối hợp với các trung tâm dạy nghề khác, các nghệ nhân dạy nghề đối với nghề tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp.

Kết quả dạy nghề cho lao động vùng dân tộc ít người: Tổng số lao động được học nghề: 886.621 người, trong đó lao động dân tộc ít người 223.792 người, chiếm tỷ lệ 25,24% so với tổng số lao động được đào tạo. Tổng số lao động sau học nghề có việc làm: 620.028 người, đạt tỷ lệ 73,07% so với tổng số lao động đã học xong nghề.

Tỷ lệ lao động dân tộc ít người tự tạo việc làm sau khi học nghề chiếm tỷ lệ cao 63,1%; đặc biệt lao động học nghề nông nghiệp tự tạo việc làm chiếm tỷ lệ rất cao (87,74%). Kết quả đào tạo nghề dưới một năm của 32 tỉnh chỉ chiếm tỷ lệ 4,97% ( 938.930/18.874.910) so với lao động trong độ tuổi. Kết quả đào tạo nghề dưới một năm của 26 tỉnh có đông đồng bào dân tộc ít người: số lao động dân tộc ít người trong độ tuổi được đào tạo nghề dưới một năm chỉ chiếm tỷ lệ 5,73% (277.659/4.850.247 người). Kết quả đào tạo trình độ trung cấp nghề của 21 tỉnh có đông đồng bào dân tộc ít người chỉ chiếm tỷ lệ 0,48% so với tổng số lao động dân tộc ít người (18.641/3.887.043 người). Kết quả đào tạo trình độ cao đẳng nghề của 16 tỉnh có đông đồng bào dân tộc ít người chỉ chiếm tỷ lệ 0,17% so với tổng số lao động dân tộc ít người (6.016/3.445.927 người).

Chính sách dân tộc Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) đã ra Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc; thể hiện rõ chủ trương, định hướng và những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực miền núi, vùng dân tộc ít người, đặc biệt là giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc ít người. Chương trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình nước sạch cho nông thôn miền núi, Chương trình 134, chương trình 135 hỗ trợ phát triển cho các xã miền núi đặc biệt khó khăn. Những chương trình trên đã góp phần tích cực giúp đồng bào các dân tộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có hiệu quả hơn, tạo thêm việc làm, tăng cường bảo vệ rừng, môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá để thoát đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

Chính sách khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống và tạo thêm

nhiều ngành nghề mới, một trong những tiềm năng và thế mạnh của nước ta là

có nhiều ngành nghề truyền thống từ lâu đời. Đó là những nghề: dệt tơ lụa, gốm sứ, đúc đồng, sơn mài,… nằm rải rác ở tất cả các vùng miền trong cả nước. Nhất là ở những khu vực đồng bào dân tộc ít người sinh sống có nhiều ngành nghề truyền thống mang những nét đặc trưng riêng như nghề dệt thổ cẩm, nghề rèn, đúc đồng… Ngành, nghề truyền thống có khả năng thu hút nhiều lao động, tận dụng được lao động tại chỗ. Chính vì vậy, chính sách khôi phục và phát triển các ngành, nghề truyền thống của Nhà nước sẽ góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Và song hành với chính sách trên là chính sách tạo thêm nhiều ngành nghề mới để tạo nhiều việc làm mới cho người lao động, đưa khoa học và công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, tăng giá trị hàng hóa.

1.1.2.5. Tính đặc thù của lực lượng lao động các dân tộc ít người

Một là, các tộc người ít người cư trú ở nhiều hình thái lãnh thổ như sơn nguyên (Mông, Dao,..), cao nguyên (Êđê, Giarai,…), thung lũng (Tày, Nùng, Thái, Mường,…), biển đảo (Hoa, Sán Dìu,…) với hệ sinh thái đa dạng (rẻo cao, rẻo giữa, rẻo thấp, biển-đảo).

Từ nhiều thế kỷ qua, hàng triệu cư dân các dân tộc ít người ở Việt Nam đã sống dựa vào các nguồn thực phẩm có sẵn trong tự nhiên, rừng cung cấp lâm thổ sản, sông suối cung cấp nước, tôm, cá…Ngày nay, những vùng đất phì nhiêu ở khu vực này rất thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè,… Những đồng cỏ rộng lớn trên các cao nguyên là nơi thuận lợi cho sự phát triển các ngành chăn nuôi đại gia súc. Những vùng đất rộng lớn của miền núi là tiềm năng xây dựng các nông trại, trang trại. Rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng trồng cây lấy gỗ sẽ là nguồn tài sản quý báu của đất nước. Gắn với những hình thái lãnh thổ, từng hệ sinh thái đặt ra những yêu cầu rất khác nhau về tạo việc làm

Hai là, các tộc ít người phát triển không đồng đều nhưng họ có truyền thống đoàn kết; có nền văn hóa đặc sắc và hấp dẫn; bên cạnh đó nhận thức và năng lực tự vươn lên thoát nghèo của người dân tộc ít người còn hạn chế, một số có tính tự ti mặc cảm, một số khác còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; tập quán sản xuất mang tính tự cung tự cấp, phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên; đông con.

Ba là lực lượng lao động dân tộc ít người thường hạn chế về sức khỏe, thể lực. Do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên có năng xuất thấp, bấp bênh, nên thu nhập của người lao động thấp. Hơn nữa do thiếu hiểu biết về chế độ dinh dưỡng người lao động ở miền núi không có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống, cho nên thể lực, tầm vóc và tuổi thọ trung bình của họ thấp hơn người lao động ở thành thị.

Bốn là chất lượng lao động dân tộc ít người thấp, lực lượng lao động ít người ở miền núi thường có trình độ học vấn và trình độ tay nghề thấp. Người lao động ở miền núi thường làm theo kinh nghiệm nên không có điều kiện nâng cao tay nghề. Mặt khác, phần lớn những người lao động có trình độ thường muốn tìm cho mình một chỗ làm ở thành thị, có thu nhập cao, có điều kiện hưởng thụ không muốn về làm việc ở miền núi. Lao động dân tộc ít người hầu hết là lao động giản đơn, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao. Theo số liệu thống kê, ở miền núi phía Bắc, số người có trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiếm 1,2% dân số của vùng (cả nước là 2,1%); tỷ lệ lao động kỹ thuật chỉ có 5%, mà chủ yếu là giáo viên và bác sĩ (cả nước là 12%). Điều này gây không ít khó khăn trong công tác tạo việc làm cho lao động dân tộc ít người.

Năm là, một số dân tộc ít người còn những tập tục lạc hậu gây trở ngại cho giải quyết việc làm.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động các dân tộc ít người trên địa bàn huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)