xã của huyện trong việc góp phần giải quyết việc làm cho lao động dân tộc ít người
3.2.2.1. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo thêm nhiều việc làm mới, doanh nghiệp còn góp phần đào tạo, nâng cao tay nghề của họ, giúp người lao động tiếp cận với các kỹ thuật, công nghệ hiện đại, thoát khỏi lối tư duy trì trệ và bảo thủ. Số lượng các loại hình doanh nghiệp ở Lào Cai trong thời gian qua không ngừng tăng lên về số lượng. Các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp cổ phần vẫn là lực lượng chính giải quyết
phần lớn việc làm. Các doanh nghiệp này phân bố rải rác ở các địa phương trong tỉnh và giải quyết tại chỗ nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động. Một số doanh nghiệp dân doanh không đòi hỏi trình độ học vấn và tay nghề cao. Vì vậy, để khuyến khích các doanh nghiệp giải quyết việc làm cho lao động dân tộc ít người tỉnh Lào Cai nói chung và Huyện Sa Pa nói riêng cần
Đối với các doanh nghiệp đã hoạt động ổn định và có hiệu quả cần dành một phần quỹ đất để xây dựng nhà ở, phòng hội họp, sân chơi thể thao; quan tâm và bảo vệ quyền lợi người lao động, về tiền lương, cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động,... để người lao động gắn bó lâu dài với công việc, chuyên tâm vào công tác chuyên môn, gia tăng nhiều giá trị mới cho xã hội.
- Có các chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hỗ trợ về vốn vay, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để doanh nghiệp an tâm sản xuất, tiếp tục mở rộng kinh doanh để giải quyết thêm nhiều việc làm cho người lao động.
- Tiếp tục nhân rộng các kênh thông tin để kết nối giữa doanh nghiệp và người lao động, đặc biệt là lao động dân tộc thiểu số bằng các chương trình về việc làm, các hội chợ việc làm để "cầu" gặp được "cung". Bởi đa số lao động ít người thường sinh sống ở các địa bàn khó khăn về giao thông và thông tin liên lạc. Vì vậy, những hội chợ việc làm lưu động là nơi mà doanh nghiệp có thể tuyển thêm nhân lực và người lao động có thể tìm kiếm được cơ hội việc làm.
Ủy ban nhân dân Huyện Sa Pa cũng đã cam kết tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp khi đầu tư trên địa bàn Huyện (bao gồm cả doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng du lịch) như: ưu đãi về đất đai, hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng, san tạo mặt bằng...; giải quyết kịp thời, đúng thời hạn các công việc liên quan đến doanh nghiệp như cấp chứng nhận đầu tư, thẩm định các dự án đầu tư, đăng ký kinh doanh, thực hiện chính sách
ưu đãi cho doanh nghiệp, những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong quá trình triển khai dự án thông qua “Tổ tiếp nhận thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp” của địa phương... - Quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ đầu tư cho công nghiệp nhỏ và vừa, xây dựng và phát triển các làng nghề.
3.2.2.2. Các loại hình hợp tác xã
Những năm qua, các hợp tác xã nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Huyện Sa Pa. Song, trên thực tế vẫn còn nhiều HTX hoạt động kém hiệu quả, đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp để kinh tế HTX nông nghiệp góp phần giải quyết vẫn đề việc làm cho người lao động.
Thực tế cho thấy, hầu hết các HTX nông nghiệp đều tập trung chủ yếu vào làm dịch vụ trong các khâu quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ cho hộ xã viên phát triển sản xuất; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi; thúc đẩy cơ cấu cây trồng, vật nuôi; dịch vụ về cung ứng giống, vật tư, phân bón, thủy lợi, khuyến nông, đi đôi với việc tiêu thụ nông sản.
Gần đây, nhiều HTX tiếp tục đổi mới theo hướng kinh doanh tổng hợp, kết hợp giữa dịch vụ với sản xuất, phát triển ngành nghề, kinh doanh mua bán. Một số mô hình HTX chuyên sâu về chăn nuôi gia súc, gia cầm; nuôi cá nước lạnh; sản xuất rau an toàn… đang có triển vọng phát triển tốt như:
HTX nông nghiệp Hoa Đào chuyên sản xuất rau an toàn ở huyện Sa Pa. HTX Hoa Đào được thành lập năm 2008 với ngành nghề kinh doanh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (chủ yếu là rau quả su su). Trước đây, quả su su rất khó tiêu thụ vì không có những đơn hàng lớn, người trồng su su tự cạnh tranh với nhau và cuối cùng tư thương hưởng lợi. Khi HTX ra đời, đã tạo ra vùng chuyên canh sản xuất tập trung, đủ sức cạnh tranh trên thị trường,
nên HTX tự tin tìm đầu ra tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... và xây dựng được thương hiệu rau an toàn của Sa Pa. Đến nay, HTX có 35 xã viên với thu nhập bình quân 5,5 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài ra còn có HTX Can Hồ A chuyên cung cấp cá hồi thương phẩm và cá giống ở Bản Khoang - Sa Pa... Các HTX này đã tạo ra một khối lượng sản phẩm đáng kể phục vụ đời sống nhân dân, từng bước đã có tích luỹ, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung.
Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sản xuất nông nghiệp. Còn khá nhiều HTX nông nghiệp, dịch vụ hỗ trợ cho xã viên còn thấp cả về số lượng và chất lượng, chưa định hướng được cho xã viên trong sản xuất kinh doanh, còn lúng túng trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm của xã viên. Đặc biệt, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp còn hạn chế, chưa tâm huyết vì lợi ích tập thể, hiệu quả hoạt động thấp, chưa đem lại nhiều lợi ích cho xã viên; xã viên chưa thật sự gắn bó và mạnh dạn góp vốn cho HTX. Một số HTX tồn tại hình thức, hoạt động chưa đúng nguyên tắc và giá trị thật sự của mô hình HTX kiểu mới.
Trong hoạt động kinh doanh, các HTX còn thiếu gắn kết với nhau, thiếu sự liên kết hệ thống về kinh tế, xã hội và tổ chức; các mối quan hệ liên doanh, liên kết giữa các HTX với nhau và với các thành phần kinh tế khác còn hạn chế. Các HTX nông nghiệp chủ yếu tập trung ở vùng thấp, chưa phát triển rộng khắp nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nguyên nhân chính khiến nhiều HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả chưa cao là do năng lực quản lý, điều hành của ban quản trị HTX còn yếu, thiếu phương án sản xuất kinh doanh hợp lý và thiếu sức cạnh tranh với các loại hình kinh tế khác. Hiện nay hầu hết bộ máy quản lý HTX nông nghiệp chưa đồng bộ, chủ yếu còn kiêm nhiệm nên yếu về năng lực quản lý điều hành, cộng thêm vấn
đề về chính sách đãi ngộ hạn chế nên cán bộ kém nhiệt tình trong công tác. Ngoài ra, nguồn vốn hoạt động của các HTX còn thiếu. Hầu hết HTX nông nghiệp thường không có tài sản riêng để thế chấp khi vay vốn, chủ yếu là do xã viên dùng tài sản cá nhân để thế chấp cho các khoản vay... Những nguyên nhân trên dẫn đến nhiều HTX hoạt động cầm chừng và hiệu quả thấp.
Để hỗ trợ các HTX nông nghiệp, thời gian qua Liên minh Hợp tác xã đã ưu tiên các dự án từ các nguồn của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh giúp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, trình độ cho các hội viên HTX Huyện Sa Pa, nghiệp vụ quản lý cho cán bộ HTX nông nghiệp; hỗ trợ một số HTX xây dựng án phát triển sản xuất kinh doanh để tiếp cận các nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã Việt Nam; phối hợp với cơ quan xúc tiến của địa phương tư vấn, hướng dẫn các HTX tham gia các hội chợ trong và ngoài nước để tìm cơ hội giao thương, giới thiệu quảng bá sản phẩm nông nghiệp của địa phương.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là giải pháp trước mắt, còn về lâu dài để các HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, cần được Nhà nước tích cực hỗ trợ thông qua việc cụ thể hóa các chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác như: cụ thể hoá các chính sách để các HTX dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, thủ tục phù hợp và thuận lợi; tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cán bộ HTX; nghiên cứu sắp xếp các HTX nông nghiệp cho phù hợp về quy mô, năng lực tổ chức sản xuất với thực tế ở từng huyện, xã trên địa bàn.
3.2.3. Phát triển mạnh kinh tế hộ và kinh tế trang trại ở nông thôn, tạo điều kiện để người lao động tự tạo việc làm cho bản thân, gia đình và tạo điều kiện để người lao động tự tạo việc làm cho bản thân, gia đình và xã hội
Người lao động, nhất là lao động thuộc các ít người muốn vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình thì chính họ phải
chủ động tìm kiếm việc làm, chứ không thể thụ động chờ đợi sự sắp xếp, bố trí từ phía Nhà nước và các cơ quan đoàn thể. Thực tiễn cho thấy rằng, việc phát triển hình thức kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại rất phù hợp với đặc điểm về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc ít người ở Huyện Sa Pa.
Sa Pa là một huyện miền núi, với địa hình chia cắt mạnh, chủ yếu là núi cao nên gây khó khăn không ít cho việc phát triển hình thức kinh tế trang trại. Vì vậy, đối với đồng bào dân tộc ít người thì chủ yếu là phát triển hình thức kinh tế hộ gia đình, hình thức kinh tế trang trại mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, đa số là các trang trại trồng rừng, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. Bước đầu các trang trại đã có thuê mướn lao động, nhưng lại mang tính thời vụ nên chưa tạo được nhiều việc làm cho lao động địa phương. Mặt khác, do hạn chế về trình độ kỹ thuật nên năng suất còn thấp, thu nhập chưa cao. Vì vậy, để kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại phát huy tính hiệu quả của mình, giúp đồng bào dân tộc ít người tự tạo được việc làm và thu nhập cho bản thân và gia đình, tỉnh cần có những giải pháp như sau:
- Quy hoạch, phân vùng phát triển kinh tế trang trại phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về nội dung, tác dụng của 2 hình thức kinh tế này để đồng bào hiểu và áp dụng. Đồng thời mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn và các chuyến đi thực tế tham quan các mô hình kinh tế hộ và kinh tế trang trại đã thành công và mang tính điển hình ở các tỉnh bạn, đồng bào được học tập kinh nghiệm và có những áp dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương.
- Hỗ trợ, đầu tư về vốn, khẩn trương hoàn thành việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các chủ trang trại, để họ yên tâm khai thác và sử dụng có hiệu quả quỹ đất.
- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng như đường giao thông, thủy lợi, điện, xây dựng các chợ trung tâm, các cửa hàng buôn bán,... để tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của đồng bào sản xuất ra đến được với người tiêu dùng.