6. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Giải pháp khoa họ c công nghệ
Khuyến khích việc áp dụng Khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong đầu tƣ xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật Giao thông vận tải. Áp dụng các biện pháp quản lý chất lƣợng tiên tiến trong quản lý đầu tƣ xây dựng các công trình giao thông, đảm bảo công trình xây dựng xong khai thác có hiệu quả không lạc hậu.
Mạnh dạn đầu tƣ, áp dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến là một giải pháp tích cực đã đƣợc áp dụng trong nhiều khâu của công tác thiết kế, thi công. Định hƣớng trong những năm tới cần đƣợc quan tâm nhất là trong khâu thiết kế nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ. Nếu có công nghệ tiên tiến, vật liệu mới mang lại hiệu quả trong quá trình thiết kế, thi công, khai thác sẽ tiết kiệm đƣợc đầu tƣ, từ đó đẩy nhanh đƣợc tiến độ thực hiện các mục tiêu.
Trong thế kỷ XXI, các ngành khoa học và công nghệ của thế giới tiếp tục đạt đƣợc những thành tựu đáng kinh ngạc. Những thành tựu của khoa học công nghệ ngày càng đƣợc ứng dụng một cách phổ biến và sâu rộng trên thế giới. Do vậy, đòi hỏi tất yếu trong vấn đề phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải của cả nƣớc nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong giai đoạn mới cần tăng cƣờng tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng.
Ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật đƣờng giao thông, quy trình, quy phạm thi công, các định mức tiêu hao vật liệu, lao động...Từng bƣớc đƣa vào cấp theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đƣờng giao thông.Trong khi xây dựng đƣờng giao thông, phƣơng châm chính là sử dụng vật liệu tại chỗ, tuy nhiên cần chú trọng áp dụng vật liệu mới và công nghệ mới phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng.Tỉnh Thái Nguyên cần tận dụng tối đa vật liệu tại chỗ nhƣ đá, cát, sỏi, xi măng để xây dựng đƣờng, cầu, cống...Ở những nơi có điều kiện nên thực hiện chủ trƣơng bê tông hoá thay cho nhựa hoá đƣờng giao thông khi sản xuất xi măng ngày càng tăng và sử dụng vật liệu tại chỗ nhƣ đá, cát,sỏi...
Ngoài ra, đƣờng bê tông xi măng có khả năng chịu nƣớc tốt hơn đƣờng trải nhựa, thích hợp cho vùng hay bị lũ lụt, ngập nƣớc, xói lở...nhƣ Thái Nguyên.
3.2.5.Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Kết quả quan trọng của của chính sách này là phải tạo ra đƣợc đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi, có phẩm chất chính trị và tinh thần trách nhiệm. Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác GTVT tỉnh Thái Nguyên về năng lực và trình độ còn nhiều hạn chế, chỉ có số cán bộ làm chuyên môn cấp tỉnh là có trình độ Đại học chuyên ngành, có một số huyện có kỹ sƣ chuyên ngành còn lại không có hoặc không phù hợp,cán bộ làm giao thông cấp xã ngoài trình độ yếu và thiếu lại thƣờng xuyên thay đổi. Vì vậy để thực hiện công tác quy hoạch phải quan tâm và khẩn trƣơng đào tạo cho cán bộ làm công tác giao thông cở cấp huyện và xã. Trƣớc mắt hàng năm tổ chức tập huấn cho cán bộ làm GTNT những kiến thức cơ bản để chỉ đạo phong trào và tham mƣu cho các cấp chính quyền trong công tác lập kế hoạch,
công tác giám sát và quản lý chất lƣợng các công trình giao thông, quản lý vận tải ở địa phƣơng.
Về đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật phải đƣợc thƣờng xuyên cử đi học tập, nâng cao kiến thức khoa học và kiến thức quản lý để nhanh chóng tiếp cận với khoa học kỹ thuật và phƣơng pháp quản lý tiên tiến.Có cơ chế chính sách thu hút nhân tài để phục vụ cho sự nghiệp GTVT ở địa phƣơng.
Nghiên cứu xây dựng một số chế độ, chính sách của tỉnh về phát triển nguồn nhân lực, chính sách tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi để thu hút ngƣời có trình độ chuyên môn cao, cán bộ quản lý giỏi cho ngành giao thông vận tải.Cần xây dựng và triển khai thực hiện chƣơng trình đào tao đồng bộ, từ cán
bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học kỹ thuật, kinh tế, tài chính đến công nhân vận hành, bảo dƣỡng cho các ngành kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.