6. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển
3.1.1.1 Quan điểm
- GTVT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng KT-XH, cần ƣu tiên đầu tƣ phát triển đi trƣớc một bƣớc tạo tiền đề cho phát triển KT-XH,củng cố an ninh quốc phòng, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc.
- Mở rộng và phát triển mạng lƣới GTVT ở tất cả các cấp Quốc lộ, đƣờng tỉnh, đƣờng huyện, giao thông nông thôn và các loại hình giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng không .... tạo thành mạng lƣới hoàn chỉnh, liên hoàn, hợp lý, giảm thiểu chi phí vận tải, kết hợp chặt chẽ giao thông phục vụ phát triển KT-XH với bảo đảm an ninh quốc phòng.
- Ƣu tiên bố trí vốn đầu tƣ cho phát triển giao thông nông thôn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa nhằm từng bƣớc tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hòa nhập cộng đồng, phát triển sản xuất cải thiện đời sống, phục vụ mục tiêu xóa đói giảm nghèo; đầu tƣ phát triển giao thông cho các khu kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp để tranh thủ xúc tiến đầu tƣ; đầu tƣ phát triển giao thông đô thị. Đặc biệt là đầu tƣ xây dựng các công trình giao thông mới để phá thế độc đạo theo trục Bắc - Nam và khai thác lợi thế hành lang kinh tế Đông - Tây.
- Coi trọng công tác bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững hạ tầng giao thông hiện có cùng với đầu tƣ mới, cải tạo nâng cấp các công trình giao thông trọng điểm.
- Tranh thủ tối đa các nguồn lực từ TW đến địa phƣơng, cả trong và ngoài nƣớc, đặc biệt chú trọng nguồn lực trong nƣớc dƣới mọi hình thức và từ mọi thành phần kinh tế để đầu tƣ phát triển GTVT, xã hội hóa việc đầu tƣ phát triển KCHT
giao thông, trƣớc hết là hạ tầng giao thông đƣờng bộ, các bến xe, trạm nghỉ, điểm dừng xe, ... huy động sự đóng góp của nhân dân trong thực hiện kiên cố hóa GTNT; thực hiện tốt phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm; chú trọng công tác giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng các công trình giao thông sớm đƣa vào khai thác sử dụng.
- Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo hành lang an toàn giao thông, triển khai xây dựng các nút giao cắt lập thể trên các tuyến giao thông quan trọng. Trong quá trình xây dựng KCHT giao thông phải coi trọng các biện pháp hạn chế tai nạn giao thông bảo đảm vệ sinh môi trƣờng.
- Phát triển vận tải theo hƣớng tiên tiến với chi phí hợp lý, an toàn, giảm thiểu tác động môi trƣờng và tiết kiệm năng lƣợng. Đầu tƣ đổi mới phƣơng tiện vận tải, nâng cao chất lƣợng vận tải nhất là vận tải hành khách. Bảo đảm đủ các luồng tuyến vận tải tới trung tâm các cụm dân cƣ, các khu công nghiệp, du lịch trọng điểm.
- Đầu tƣ mới cơ sở lắp ráp phƣơng tiện vận tải ô tô tải nhỏ, nhà máy sản xuất linh kiện phụ trợ ngành ô tô.
- Đầu tƣ chiều sâu các cơ sở sửa chữa ô tô, tàu thuyền hiện có bảo đảm nhu cầu sửa chữa lớn phƣơng tiện trên địa bàn.
3.1.1.2.Mục tiêu
a) Mục tiêu phát triển GTVT quốc gia
GTVT Việt Nam phải phát triển đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng, vận tải, công nghiệp giao thông vận tải và dịch vụ theo hƣớng CNH- HĐH, tạo thành mạng lƣới GTVT, liên kết đƣợc các phƣơng thức vận tải, đảm bảo giao lƣu thông suốt, nhanh chóng, an toàn và thuận lợi trên phạm vi cả nƣớc với trình độ tƣơng đƣơng các nƣớc tiên tiến trong khu vực, phục vụ mục tiêu : đƣa Việt Nam cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp vào năm 2020, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 theo từng lĩnh vực và chuyên ngành nhƣ sau:
Thỏa mãn nhu cầu vận tải đa dạng của xã hội với mức tăng trƣởng cao, đảm bảo chất lƣợng ngày càng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm sự gia tăng tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trƣờng.
- Về kết cấu hạ tầngGTVT
+ Đường bộ: Toàn bộ hệ thống quốc lộ và đƣờng tỉnh phải đƣợc đƣa vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn ; xây dựng hệ thống đƣờng bộ cao tốc trên các hành lang vận tải quan trọng. Các tuyến đƣờng bộ đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đƣờng bộ khu vực.
+ Đường sắt: Hoàn thành cải tạo, nâng cấp các tuyến đƣờng sắt hiện có đạt cấp tiêu chuẩn kỹ thuật đƣờng sắt quốc gia và khu vực; xây dựng mới các tuyến đƣờng sắt cao tốc và đƣờng sắt tốc độ cao; ƣu tiên xây dựng tuyến đƣờng sắt cao tốc Bắc - Nam.
+ Đường biển: Đầu tƣ phát triển đồng bộ bến cảng và luồng vào cảng; xây dựng cảng trung chuyển quốc tế tiếp nhận tàu trọng tải lớn, bến cảng nƣớc sâu, cảng cửa ngõ quốc tế có khả năng tiếp nhận các tàu container thế hệ mới; xây dựng các cảng chuyên dùng, các cảng hành khách đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
+ Đường sông: Hoàn thành nâng cấp hệ thống đƣờng sông chính đạt cấp kỹ thuật quy định; tập trung cải tạo, chỉnh trị một số đoạn tuyến quan trọng; tăng chiều dài các đoạn, tuyến sông đƣợc quản lý khai thác. Đầu tƣ chiều sâu, nâng cấp và xây dựng mới các cảng đầu mối, bến hàng hoá và hành khách, đặc biệt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
+ Hàng không: Đƣa năng lực khai thác các cảng hàng không lên 3-3,5 lần vào năm 2020 ; hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cảng hàng không theo tiêu chuẩn quốc tế ; tập trung đầu tƣ các cảng hàng không quốc tế trong khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu, triển khai đầu tƣ các dự án cảng hàng không quốc tế mới với quy mô và chất lƣợng phục vụ ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực.
+ Giao thông đô thị: Phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng đạt tỷ lệ đảm nhận hành khách công cộng 40-50%; đảm
bảo quỹ đất dành cho giao thông đô thị 15 - 25%. Đối với các thành phố lớn, phát triển mạnh hệ thống xe buýt, nhanh chóng đầu tƣ xây dựng các tuyến vận tải công cộng khối lƣợng lớn nhƣ đƣờng sắt trên cao và tàu điện ngầm.
+ Giao thông nông thôn: Phát triển đƣờng giao thông nông thôn cho phƣơng tiện giao thông cơ giới tới tất cả trung tâm xã hoặc cụm xã đảm bảo thông suốt quanh năm. Tỷ lệ mặt đƣờng cứng, rải nhựa đạt 60 - 80%. Chú trọng phát triển giao thông nông thôn đƣờng thuỷ, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Về công nghiệp GTVT
+ Công nghiệp đóng tàu: đóng mới tàu biển trọng tải đến 300.000 DWT; sửa chữa tàu biển trọng tải tới 400.000 DWT; đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu; phấn đấu nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 70%.
+ Công nghiệp ô tô, xe máy thi công: Phối hợp với các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, luyện kim, hoá chất… trong cả nƣớc để hình hình thành ngành công nghiệp ô tô, xe máy thi công; tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa đạt trên 60%. Tập trung lắp ráp chế tạo xe khách, xe buýt, xe tải nặng, xe tải nông dụng và một số chủng loại xe máy thi công nhƣ trạm trộn, xe lu, cần cẩu các loại… đảm bảo cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Phấn đấu để có sản phẩm xe ôtô mang thƣơng hiệu Việt Nam, đủ sức cạnh tranh quốc tế.
+ Công nghiệp đầu máy - toa xe: đóng mới các loại toa xe khách và hàng hiện đại, đủ tiện nghi và đa dạng về chủng loại để sử dụng trong nƣớc và xuất khẩu. Chế tạo một số phụ tùng, linh kiện và lắp ráp đƣợc các loại đầu máy hiện đại.
+ Công nghiệp hàng không: tăng cƣờng năng lực sửa chữa, bảo dƣỡng máy bay, động cơ máy bay và các trang thiết bị chuyên ngành, đến năm 2020 đảm bảo tự chủ hoàn toàn trong việc cung cấp dịch vụ bảo dƣỡng, sửa chữa máy bay cho các hãng hàng không trong nƣớc, tiến tới mở rộng dịch vụ cho các hãng hàng không nƣớc ngoài; hợp tác chế tạo từng phần máy bay, phụ tùng máy bay và các trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành.
b) Mục tiêu phát triển GTVT tỉnh Thái Nguyên
+ Thỏa mãn nhu cầu vận tải của xã hội với chất lƣợng ngày càng cao, hạn chế tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trƣờng.
+ Có mạng lƣới giao thông phù hợp, liên hoàn giữa các phƣơng thức vận tải: đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông, liên thông giữa mạng giao thông tỉnh với mạng giao thông quốc gia, khu vực và quốc tế.
- Mục tiêu cụ thể
+ Về vận tải
Vận chuyển đƣợc 30,172 triệu tấn hàng (2020) và 41,024 triệu tấn(2030); 19,760 triệu lƣợt hành khách (2020) và 31,615 triệu lƣợt hành khách(2030); hình thành thêm các tuyến xe khách đƣờng dài và liên vận quốc tế (Trung Quốc) với chất lƣợng cao; mở rộng thêm các tuyến xe buýt trên các tuyến quốc lộ , đƣờng vành đai; nâng cấp hoạt động hệ thống vận tải taxi, xe buýt.
+ Về kết cấu hạ tầng
Đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 hệ thống GTVT tỉnh Thái Nguyên đạt đƣợc các mục tiêu cơ bản sau:
* Đường bộ
Quy hoạch mạng đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bao gồm hệ thống đƣờng cao tốc, hệ thống đƣờng quốc lộ và hệ thống đƣờng tỉnh, hệ thống đƣờng vành đai thành phố Thái Nguyên tạo thành hệ thống các trục dọc Bắc - Nam, trục ngang Đông - Tây, hệ thống nan quạt hƣớng tâm, hệ thống vành đai liên huyện với trung tâm là TP Thái Nguyên, cùng mạng lƣới đƣờng đô thị, đƣờng GTNT đảm bảo giao thông thông suốt gắn kết chặt chẽ với mạng giao thông quốc gia, với tuyến liên vận Quốc tế nối với cửa khẩu Hữu Nghị Quan sang Trung Quốc, nối liền các khu vực đô thị, các vùng kinh tế động lực, các vùng vành đai kinh tế của tỉnh. Cụ thể:
+ Chú trọng đầu tƣ xây dựng các tuyến trục dọc, trục ngang hoàn chỉnh. Quy hoạch mạng lƣới giao thông đƣờng bộ tỉnh Thái Nguyên sẽ hình thành 3 trục dọc ( trục dọc phía Tây, trục dọc Trung tâm và trục dọc phía Đông) và 3 trục ngang (trục ngang phía Bắc, trục ngang Trung tâm và trục ngang phía Nam).
+ Hệ thống đƣờng cao tốc: tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Thái Nguyên - Bắc Kạn.
+ Hệ thống quốc lộ: gồm các tuyến QL3, QL1B, QL37, đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng Vành đai V Hà Nội; Nâng cấp tuyến ĐT 268 lên thành Quốc lộ nối QL3 với QL34 (từ Thái Nguyên đi Cao Bằng). Quy mô các tuyến Quốc lộ đạt tối thiểu cấp III, kết cấu mặt đƣờng bê tông nhựa.
+ Hệ thống đƣờng tỉnh đạt tối thiểu cấp IV miền núi vào năm 2020, đạt cấp III vào năm 2030, kết cấu mặt BTN, BTXM tỷ lệ đạt 100%. Chuyển một số tuyến đƣờng huyện quan trọng lên thành đƣờng tỉnh. Thay thế toàn bộ cầu yếu, ngầm, tràn bằng cầu BTCT vĩnh cửu. Xây dựng hoàn thành tuyến đƣờng Vành đai 1, Vành đai 2 và đƣờng nối Quốc lộ 3 - Đƣờng cao tốc - Quốc lộ 37.
+ Hệ thống đƣờng giao thông đô thị: quy mô phù hợp với cấp đô thị, tỷ lệ BTN, BTXM đạt 100%. Diện tích đất dành cho giao thông chiếm từ 16% - 25% diện tích đất dành cho đô thị (tùy theo cấp đô thị).
+ Hệ thống đƣờng GTNT : Phát triển đƣờng GTNT đảm bảo phƣơng tiện vận tải cơ giới tới tất cả trung tâm xã hoặc cụm xã cả mùa mƣa. Các tuyến đƣờng huyện đạt tối thiểu cấp V, tỷ lệ rải nhựa, BTXM, cấp phối đạt 100%; Các tuyến đƣờng liên xã, trục xã theo tiêu chí nông thôn mới, tỷ lệ mặt đƣờng cứng, rải nhựa đạt 60% - 80%.
* Cảng sông: đầu tƣ mở rộng Cụm Cảng Đa Phúc theo Quy hoạch hệ thống cảng sông phía Bắc đã đƣợc Chính Phủ phê duyệt. Đồng thời tiến hành đƣa vận tải thủy phục vụ du lịch trên hồ Núi Cốc vào nề nếp, an toàn, văn minh.
* Đường sắt: nâng cấp, xây dựng tuyến đƣờng sắt Thái Nguyên - Núi Hồng kéo dài sang Tuyên Quang để nối với đƣờng sắt Hà Lào.
* Công nghiệp giao thông: Ngoài nhà máy lắp ráp ô tô ở Phổ Yên, đầu tƣ xây dựng thêm nhà máy đại tu, lắp rắp ô tô tải nhẹ với công suất 300 - 500 xe/năm; đầu tƣ xây dựng xí nghiệp sửa chữa tàu thuyền từ 80 - 100 chiếc/năm.