Vài nét về GTVT vùng Đông Bắc

Một phần của tài liệu Địa lý giao thông vận tải tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 37)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.2.Vài nét về GTVT vùng Đông Bắc

1.2.2.1. GTVT đường bộ

Hàng hóa và hành khách từ các tỉnh trong vùng đi đến các vùng khác hoặc về thủ đô và ngƣợc lại chủ yếu đƣợc vận chuyển trên các trục hƣớng tâm (còn gọi là các tuyến dọc - tuyến nan quạt).Từ Tây sang Đông có thể thấy 4 trục hƣớng tâm trong vùng với những đặc điểm cơ bản sau:

+ Trục Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hà Nội: trên đoạn này có các đoạn của quốc lộ 32, quốc lộ 70 và quốc lộ 2. Tuyến trục Hà Nội - Lào Cai là

hành lang quan trọng vận chuyển hàng xuất nhập khẩu từ khu vực cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh vào vùng. Trên trục này vận tải hàng hóa và hành khách chủ yếu do đƣờng bộ đảm nhận.

+ Trục Hà Giang - Tuyên Quang - Vĩnh Phúc - Hà Nội: tuyến trục này nằm hoàn toàn trên quốc lộ 2. Chiều dài toàn tuyến nằm trong vùng là 257,6 km. Hiện nay đoạn Việt Trì - Tuyên Quang đã đƣợc nâng cấp đạt cấp 3, đoạn Tuyên Quang - Hà Giang đã đƣợc nâng cấp đạt cấp 4. Các đoạn chạy qua thành phố, thị xã, thị trấn đƣợc nâng cấp đạt cấp 2 với 4 làn đƣờng.

+ Trục Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên - Hà Nội: tuyến đƣờng này đƣợc hình thành trên cơ sở của quốc lộ 3. Chiều dài toàn tuyến là 343,4 km, đoạn chạy trong vùng là 310,1 km.

+ Trục Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh - Hà Nội: tuyến trục này nằm hoàn toàn trên tuyến quốc lộ 1. Chiều dài tuyến quốc lộ 1 đi qua vùng là 136,6 km, hiện nay đã đƣợc cải tạo đạt cấp 3.

Các tuyến đƣờng bộ khác trong vùng

+ Quốc lộ 3B: tổng chiều dài trong vùng là 120 km, điểm đầu từ ngã ba Xuất Hóa ở Bắc Kạn tới điểm cuối biên giới Việt Trung ở Cao Bằng.

+ Quốc lộ 2C: toàn tuyến kéo dài từ ngã ba Tam Dƣơng (Vĩnh Phúc) đến ngã ba Ông Việt (Tuyên Quang). Chiều dài tuyến chạy qua vùng là 60,4 km (từ dốc địa phận Bình Man đến ngã ba Ông Việt).

+ Quốc lộ 1B: tổng chiều dài 148,5 km, điểm đầu ở thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn) điểm cuối ở cầu Gia Bẩy (Thái Nguyên).

+ Quốc lộ 31: tổng chiều dài 163 km, điểm đầu ở ngã ba Quán Thành (Bắc Giang) điểm cuối ở Bản Chắt (Lạng Sơn).

+ Quốc lộ 18 C: tổng chiều dài 50 km, điểm đầu ở thị trấn Tiên Yên (Quảng Ninh), điểm cuối ở cửa khẩu Hoành Mô (Quảng Ninh).

+ Đƣờng Hồ Chí Minh: đoạn đi qua vùng dài khoảng 450 km. Điểm xuất phát từ biên giới Việt Trung ở Cao Bằng, theo quốc lộ 3 đi hết tỉnh Bắc Kạn, cắt

qua Thái Nguyên nối vào quốc lộ 2 ở thị xã Tuyên Quang, đi theo quốc lộ 2 đến Đoan Hùng và cắt qua tỉnh Phú Thọ sang Hòa Bình [26]

1.2.2.2.GTVT đường sắt

Mạng lƣới đƣờng sắt trong vùng có tổng chiều dài là 672 km. Trong đó đƣờng khổ 1,435m có 161 km, đƣờng khổ 1m có 296 m, đƣờng lồng (cả 2 khổ 1m và 1,435m) có 215 m. Mạng lƣới đƣờng sắt gồm: tuyến Hà Nội - Lào Cai (285 km) - Côn Minh (Trung Quốc), tuyến Hà Nội - Đồng Đăng (163 km) - Nam Ninh (Trung Quốc). Đây là 2 tuyến tạo cơ sở để xây dựng dự án “hai hành lang, một vành đai” (hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai vịnh Bắc Bộ) giữa nƣớc ta với Trung Quốc. Ngoài ra trong vùng còn có tuyến khác nhƣ Lƣu Xá - Kép - Uông Bí (155 km) nối Thái Nguyên với vùng than Quảng Ninh và khu du lịch Vịnh Hạ Long,...Tuy vậy, mạng lƣới đƣờng sắt của vùng còn bị hạn chế về chất lƣợng, một số tuyến do kém hiệu quả đã ngừng hoạt động [26]

1.2.2.3.GTVT đường sông

Các tuyến đƣờng sông trong vùng chủ yếu khai thác trên sông Hồng, sông Lô, sông Cầu, sông Thƣơng...với các tuyến chính là Hà Nội - Việt Trì (sông Hồng) dài 118 km, Hà Nội - Đáp Cầu (sông Hồng, sông Đuống, sông Thái Bình, sông Lục Nam) dài 118 km, Hà Nội - Tuyên Quang (sông Hồng, sông Lô) dài 181 km. Ngoài ra còn có một số tuyến khác nhƣ Hải Phòng - Đáp Cầu (113 km), Hải Phòng - A Lữ (125 km),...Hệ thống đƣờng sông này kết hợp với mạng lƣới đƣờng bộ tạo cơ sở hình thành nên bộ khung lãnh thổ của vùng.

1.2.2.4.GTVT đường biển

Hệ thống cảng biển của vùng bao gồm các cảng tổng hợp và cảng chuyên dùng: Cảng Quảng Ninh năng lực thiết kế 719 nghìn tấn/năm, năng lực thông qua 260 nghìn tấn/năm, có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng 1 nghìn tấn. Cảng Cái Lân là một cảng nƣớc sâu đang đƣợc đầu tƣ xây dựng để trở thành cảng lớn nhất khu vực Đông Bắc. Cảng này gồm 8 cầu tầu, 2 bến bốc xếp côngtennơ và 2 bến nghiêng; cho phép tàu từ 1 đến 5 vạn tấn có thể cập bến; khả năng xếp dỡ từ 5 đến 8

triệu tấn/năm.Ngoài ra còn có cảng Hòn Gai, Cửa Ông,...và cảng B12 là cảng chuyên dụng chở dầu với chiều dài luồng là 16 hải lí, độ sâu luồng là 8 - 13 m, năng lực thiết kế 3 triệu tấn/năm, năng lực thông qua 1,5 - 30 triệu tấn/năm.

.* Đánh giá chung

Nhìn chung, mạng lƣới KCHT GTVT vùng Đông Bắc tƣơng đối hợp lí. Trên các hành lang vận tải quan trọng của vùng đều có mặt đầy đủ các phƣơng thức vận tải: đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông chạy song song. Tuy nhiên, mạng lƣới chỉ có quy mô nhỏ bé, trang thiết bị lạc hậu, tiêu chuẩn kĩ thuật chƣa cao.

CHƢƠNG 2

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GTVT TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu Địa lý giao thông vận tải tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 37)