CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GTVT TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu Địa lý giao thông vận tải tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 158)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GTVT TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ có ảnh hƣởng khá sâu sắc đến sự hình thành, phát triển và phân bố mạng lƣới GTVT. Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, có diện tích tự nhiên 3.526,2 km2

(chiếm 5,5 % diện tích vùng Đông Bắc và 1,07 % diện tích toàn quốc) với dân số năm 2010 là 1131,3 nghìn ngƣời ( chiếm 11,8 % dân số vùng Đông Bắc và 1,3 % dân số cả nƣớc).

Thái Nguyên có tọa độ địa lí là 20020’ đến 220

03’ vĩ độ Bắc và 105028’ đến 106014’ kinh độ Đông. Phía Bắc tỉnh tiếp giáp với Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.

Trƣớc kia, Thái Nguyên đƣợc sát nhập với tỉnh Bắc Kạn gọi là tỉnh Bắc Thái. Từ năm 1997, tỉnh Bắc Thái đƣợc tách ra làm 2 tỉnh là Bắc Kạn và Thái Nguyên. Mặc dù là tỉnh nằm sâu trong nội địa, nhƣng Thái Nguyên cũng có mối quan hệ với các vùng khác trong cả nƣớc, đặc biệt là vùng TDMNBB và vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong đó hệ thống GTVT đƣờng bộ và đƣờng sắt đóng vai trò nhƣ một chiếc cầu nối quan trọng.Điều này cho thấy,Thái Nguyên có vị trí trung chuyển, là cầu nối giữa các tỉnh miền núi Đông Bắc và vùng Đồng bằng sông Hồng. Một trong những chiếc “cầu nối” này chính là quốc lộ 3. Đây cũng chính là tuyến đƣờng huyết mạch, trục giao thông xƣơng sống của tỉnh Thái Nguyên.

Hiện nay, Thái Nguyên bao gồm 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện): thành phố Thái Nguyên (vừa đƣợc nâng cấp lên đô thị loại I trực thuộc tỉnh ngày 3/9/2010 ( gồm 10 xã và 18 phƣờng ), 1 thị xã: Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng.

(Xem phụ lục 1).

2.1.2.Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Các nhân tố tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong việc quy định sự phân bố và lựa chọn các loại hình giao thông vận tải.

2.1.2.1. Địa hình

Là nhân tố tự nhiên đầu tiên có tác động rõ rệt nhất đến sự phân bố cũng nhƣ lựa chọn các loại hình vận tải.

Nằm ở vị trí trung chuyển từ khu vực núi cao, núi trung bình, trung du xuống khu vực đồng bằng, Thái Nguyên có địa hình khá phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi nhiều dãy núi cao và hệ thống sông suối dày đặc.Nhìn chung địa hình của tỉnh thấp dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. Diện tích núi có độ cao >100m chiếm hơn 2/3 diện tích toàn tỉnh; diện tích có độ cao < 100m chiếm 1/3 bao gồm các đồng bằng phù sa nhỏ hẹp của sông Cầu, sông Công thuộc huyện Phú Bình, Phổ Yên và vùng đồi bát úp chuyển tiếp lên địa hình cao hơn.Núi ở Thái Nguyên không cao lắm, chủ yếu thuộc phần phía Nam của các cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn…Địa hình cao nhất là dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất là:1591m. Các vùng núi thuộc Phú Lƣơng, Định Hóa cao 300 - 600m. Vùng núi phía Đông cao 500 - 600m, đa số là các khối núi đá vôi. Các huyện phía Nam thấp hơn nhiều. Vùng đồi trung du ở phía nam.Vùng đồng bằng phù sa sông Cầu, sông Công.Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hƣớng bắc-nam và thấp dần xuống phía nam.Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hƣớng đông bắc-tây nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hƣớng tây bắc-đông nam.Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc.

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhƣng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

Nhƣ vậy, về cơ bản địa hình tỉnh Thái Nguyên thuận tiện cho phát triển giao thông vận tải, đảm bảo mối liên hệ kinh tế kĩ thuật cho các hoạt động giao thông đƣợc thông suốt.

2.1.2.2. Khí hậu.

Khí hậu Thái Nguyên đƣợc hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lƣu lớn theo mùa kết hợp với hoàn cảnh địa lí cụ thể đã làm cho khí hậu Thái Nguyên có đặc điểm nóng ẩm, mƣa mùa, có mùa đông lạnh và rất thất thƣòng trong năm.

Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa động lạnh, khô hạn, mùa hạ nóng ẩm mƣa nhiều. Nằm trong khu vực nhiệt đới, Thái Nguyên nhận đƣợc một lƣợng bức xạ khá dồi dào với nền nhiệt độ tƣơng đối cao. Tổng lƣợng bức xạ trung bình năm là 124,4 kcal/cm2, lƣợng nhiệt trung bình năm là 80000- 85000 C. Nhiệt độ trung bình năm là 21-23C.Lƣợng mƣa trung bình năm 1500 - 2200 mm, độ ẩm trung bình khoảng 85%.Rõ ràng những chỉ tiêu về khí hậu đƣợc đƣa ra ở trên cho thấy điều kiện khí hậu Thái Nguyên có nhiều thuận lợi cho việc xây dựng cũng nhƣ vận hành GTVT của tỉnh. Với nền nhiệt độ cao, độ ẩm không có sự thay đổi đáng kể là điều kiện tốt đảm bảo cho hoạt động GTVT đƣợc diễn ra liên tục, thông suốt trong tất cả các ngày trong năm và ở tất cả các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh. Thêm vào đó, điều kiện khí hậu cũng cho phép các hoạt động KT-XH của tỉnh nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, khai thác khoáng sản, lâm sản, công nghiệp,... đƣợc diễn ra một cách thuận lợi. Đây là cơ sở, là tiền đề quan trọng thúc đẩy, kích thích sự phát triển mạnh mẽ của ngành GTVT .Tuy nhiên, khí hậu trong tỉnh cũng có sự phân mùa rõ rệt, nhất là sự thay đổi khí hậu giữa hai mùa nóng, lạnh. Trong năm, lƣợng mƣa có sự phân hóa lớn giữa mùa mƣa (thƣờng trùng với mùa hạ) và mùa khô (thƣờng trùng với mùa đông). Mùa mƣa kéo dài từ tháng IV - X, chiếm tới hơn 80% lƣợng mƣa cả năm, mƣa nhiều nhất vào tháng VIII. Ngƣợc lại, mùa đông khô ráo kéo dài từ tháng XI đến tháng III năm sau, lƣợng mƣa ít, chỉ là những đợt mƣa phùn do gió mùa Đông Bắc đem lại, có những tháng lƣợng mƣa dƣới 10mm. Chính sự phân mùa khí hậu đã quyết định nên tính mùa vụ trong

sản xuất nông – công nghiệp và ảnh hƣởng mạnh tới cƣờng độ hoạt động của GTVT đặc biệt là hoạt động vận tải đƣờng thủy. Địa hình miền núi cộng với lƣợng mƣa lớn vào mùa mƣa dễ gây xói mòn, trƣợt lở đất, ảnh hƣởng xấu tới việc xây dựng, hoạt động của các công trình giao thông.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu của Thái Nguyên khá thuận lợi cho sự phát triển của ngành GTVT, song cũng gây ra không ít khó khăn đó là thiên tai lũ lụt, bão, mƣa đá, lũ quét, sƣơng muối, độ ẩm cao làm cho các phƣơng tiện vận tải dễ bị ăn mòn nhanh, đòi hỏi phải có công nghệ “nhiệt đới hóa ” máy móc. Để giảm thiểu mức độ tác động tiêu cực của khí hậu đến hoạt động GTVT cần có sự chú ý đầu tƣ một cách đúng mức.

2.1.2.3. Thủy văn

Thái Nguyên có mạng lƣới sông ngòi tƣơng đối dày với mật độ 0,9 km/km2 và phân bố tƣơng đối đồng đều. Các dòng sông lớn chảy trên địa bàn tỉnh có một số phụ lƣu. Do chảy trên địa hình đồi núi nên lòng sông dốc, nƣớc chảy xiết và có khả năng tập trung nƣớc nhanh vào mùa lũ.

Thủy chế chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa của khí hậu. Mùa lũ tập trung tới 80% tổng lƣợng nƣớc trong năm và thƣờng gây ra ngập lụt ở một số vùng. Mùa cạn thƣờng trùng với mùa khô, từ tháng XI - III, mực nƣớc trên các con sông xuống thấp và chỉ chiếm khoảng 20% lƣợng nƣớc cả năm.Chính sự phân mùa trong chế độ thủy văn đã quy định tính mùa vụ của hoạt động GTVT Thái Nguyên. Về mùa cạn, mực nƣớc sông hạ thấp một cách đáng kể, lòng sông thu hẹp, việc lƣu thông của tàu bè rất khó khăn, do vậy vào thời gian này chủ yếu là sự lƣu thông của tàu bè nhỏ. Mùa lũ, mực nƣớc dâng cao, dòng nƣớc chảy xiết, không đảm bảo an toàn cho việc đi lại của tàu thuyền. Mạng lƣới sông ngòi khá dày đặc cũng gây không ít khó khăn cho việc xây dựng và lƣu thông của các loại hình giao thông khác nhƣ đƣờng bộ, đƣờng sắt, do phải xây dựng hệ thống cầu cống lớn, chi phí tốn kém.

Hai sông lớn chảy qua Thái Nguyên là sông Cầu và sông Công, chi phối hệ thống thủy văn của cả tỉnh và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của giao thông đƣờng sông Thái Nguyên.

- Sông Cầu là sông chính của Thái Nguyên, là dòng chảy chính trực thuộc hệ thống sông Thái Bình.Bắt nguồn từ phía bắc Tam Tạo (Chợ Đồn – Bắc Kạn) ở độ cao trên 1200m, sông Cầu chảy qua thị xã Bắc Kạn, thành phố Thái Nguyên, thành phố Bắc Ninh, trị trấn Phả Lại rồi chảy ra cửa biển Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình. + Thƣợng lƣu : từ nguồn đến Chợ Mới (Bắc Kạn) chảy theo hƣớng Bắc – Nam, giữa vùng núi cao 400- 500m, có ngọn núi cao tới 1326-1525m nên lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh, độ dốc lên đến 10%.

+ Trung lƣu: từ Chợ Mới đến Thác Huống có hƣớng Bắc - Nam sau đó chuyển thành hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, chảy giữa vùng đồi núi cao từ 100-300m, độ dốc đáy sông khoảng 1%.

+ Hạ lƣu: từ thác Huống đến cửa Thái Bình, đoạn chảy qua Thái Nguyên có hƣớng Bắc-Nam, sau đó chuyển theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam ở đồng bằng Bắc Bộ, độ dốc lòng sông rất nhỏ (0,1%) sông uốn khúc quanh co.

Lƣu lƣợng nƣớc sông khá lớn trung bình là 135 m3/s.Chế độ nƣớc sông Cầu phù hợp với chế độ mƣa, mùa lũ trùng với mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 – tháng 10 chiếm 75% tổng lƣu lƣợng nƣớc cả năm. Mùa kiệt trùng với mùa khô từ tháng 11- tháng 4 chiếm 25% lƣu lƣợng nƣớc cả năm.

Sông Cầu có nhiều phụ lƣu nhƣ sông Chợ Chu ( Định Hóa), Sông Đu (Phú Lƣơng), Sông Công, Sông Nghinh Tƣờng, sông Khe Mo…

Sông Cầu ít phù sa (380 triệu tấn/năm) nhƣng chất lƣợng phù sa tốt (gấp 3-4 lần sông Hồng).

- Sông Công bắt nguồn từ Đèo Khế, thƣợng nguồn là dãy núi Tam Đảo. Lòng sông vừa dốc vừa hẹp không phát triển vận tải thuỷ đƣợc. Từ thị trấn Đại Từ về thành phố Thái Nguyên có đập thuỷ lợi Hồ Núi Cốc đƣợc xây dựng từ thập niên 70 để phát triển nông nghiệp của tỉnh. Chiều dài hồ 15km, chiều rộng tới hơn 500m có mực nƣớc sâu và ổn định quanh năm. Bờ hồ phía đông đƣợc đầu tƣ phát triển ngành du lịch - nghỉ dƣỡng rất phát triển, hiện nay đang có loại hình tàu khách, phục vụ khách du lịch trên mặt hồ đang hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài hai sông chính, ở Thái Nguyên còn có các sông nhỏ và hàng trăm ngòi lạch cùng nhiều suối nhỏ len lách giữa vùng đồi núi trùng điệp.

Tóm lại, sông ngòi của tỉnh Thái Nguyên đã mang lại một lợi thế cho tỉnh để phát triển mạng lƣới giao thông vận tải đƣờng thủy với cƣờng độ lƣu thông lớn, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên khá phong phú, nhƣng phần lớn có quy mô nhỏ, phân tán và điều kiện khai thác khó khăn. Tuy vậy, trong số này nổi lên một số loại có giá trị kinh tế, đã và đang đƣợc khai thác phục vụ cho sự phát triển KT-XH.

Than: Thái Nguyên đƣợc đánh giá là tỉnh có trữ lƣợng than lớn thứ 2 trong các tỉnh thành cả nƣớc bao gồm than mỡ, than đá đƣợc phân bố tập trung ở 2 huyện Đại từ và Phú Lƣơng. Tiềm năng than mỡ có khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lƣợng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn, chất lƣợng tƣơng đối tốt, tập trung ở các mỏ: Phấn Mễ, Làng Cẩm, Âm Hồn.Than đá với tổng trữ lƣợng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn tập trung ở các mỏ: Bá Sơn, Khánh Hòa, Núi Hồng.Khoáng sản kim loại có nhiều ở Thái Nguyên.

Quặng sắt có 47 mỏ và điểm quặng trong đó có 2 cụm mỏ lớn: Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lƣợng khoảng 20 triệu tấn có hàm lƣợng Fe 58,8% - 61,8%. Cụm mỏ sắt Tiến Bộ nằm trên trục đƣờng ĐT 259 có tổng trữ lƣợng quặng khoảng 30 triệu tấn.

Quặng Titan: Đã phát hiện 18 mỏ và điểm quặng sa khoáng và quặng gốc phân bố chủ yếu ở huyện Phú Lƣơng và Đại Từ, trong đó có 01 mỏ đã thăm dò và khai thác (mỏ Cây Châm, Phú Lƣơng), thành phần chính của quặng là Ilmenít, tổng trữ lƣợng dự kiến khoảng 18 triệu tấn.Thiếc ở 3 mỏ thuộc huyện Đại từ:mỏ Phục Linh, Núi Pháo, Đá Liền. Tổng trữ lƣợng của 3 mỏ này khoảng 13.600 tấn.Vonfram ở Núi Pháo- Đại Từ, trữ lƣợng: 110.260.000 tấn. Chì kẽm ở Lang Hít (huyện Đồng Hỷ), Thần Sa, Cúc Đƣờng (huyện Võ Nhai) qui mô không lớn.Vàng sa khoáng ở khu vực Thần Xa, dãy núi Bồ Cu (huyện Võ Nhai), khu vực Ngàn Me, Cây Thị

(huyện Đồng Hỷ), khu vực phía tây của huyện Phổ Yên.Ngoài ra còn có đồng, thủy ngân...trữ lƣợng quặng nhỏ, mức độ điều tra sơ bộ.Khoáng sản phi kim loại có pyrít, barít, phốtphorít... trong đó đáng chú ý là phốtphorít ở một số điểm quặng: Núi Văn, Làng Mới, La Hiên. Tổng trữ lƣợng khoảng 60.000 tấn.

Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng trong đó đáng chú ý là đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đƣờng và Khe Mo, trữ lƣợng khoảng 84,6 triệu tấn. Đá Cacbônat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng, Đôlômit tìm thấy ở nhiều nơi. Riêng đá vôi xây dựng có trữ lƣợng xấp xỉ 100 tỷ m3, trong đó 3 mỏ Núi Voi, La Hiên, La Giang có trữ lƣợng 222 triệu tấn, ngoài ra gần đây mới phát hiện mỏ sét cao lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chất lƣợng tốt, hàm lƣợng AL2CO3 cao, trữ lƣợng dự kiến 20 triệu m3. Đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho sự phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và đá ốp lát.Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nƣớc. Tiềm năng sắt tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng... để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nƣớc.

Các loại khoáng sản trên của tỉnh đóng vai trò nhƣ một nguồn nguyên vật liệu tại chỗ phục vụ cho việc xây dựng các công trình giao thông nhƣ cầu cống, đƣờng xá, xây dựng bến bãi, kho tàng...Để phục vụ cho việc khai thác các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh thì mở các tuyến giao thông nối thông vào mỏ là nhiệm vụ quan trọng và là công việc đầu tiên trong quá trình khai thác tài nguyên quí giá này.Nhiều tuyến đƣờng đã đƣợc xây dựng nối vào vùng khai thác phục vụ việc vận chuyển khoáng sản.

2.1.2.5. Tài nguyên du lịch

Tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và cả nhân văn nhƣ : hồ Núi Cốc, hang Phƣợng Hoàng, Núi Văn, Núi Võ.... Ngoài ra còn có các bảo tàng văn hóa đã đƣợc xếp hạng: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đình Phƣợng Độ, Hang Thần Sa, Đền thờ Đội Cấn, An toàn khu Việt Bắc...Với nguồn tài nguyên này Thái Nguyên có khả năng hình thành các tuyến du lịch kết nối

giữa thủ đô Hà Nội với tỉnh và từ thành phố Thái Nguyên đến các địa phƣơng khác.Việc phát triển mạng lƣới GTVT sẽ góp phần khai thác hiệu quả các giá trị của tài nguyên du lịch.

2.1.3. Kinh tế - xã hội

2.1.3.1 Sự phát triển của nền kinh tế và phân bố các ngành kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành

Một phần của tài liệu Địa lý giao thông vận tải tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 158)