6. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách
Cơ chế chính sách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ đối với sự phát triển của ngành GTVT mà còn bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế - xã hội.Nếu cơ chế chính sách phù hợp, sát thực tế sẽ là điều kiện vô cùng thuận lợi để ngành phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ.Cần vận dụng, thực hiện và ban hành các chính sách nhƣ: chính sách khuyến khích đầu tƣ, liên doanh liên kết và các biện pháp nhằm thu hút
nguồn vốn đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng GTVT, chính sách về thu phí giao thông trên một số công trình giao thông, chính sách thuế đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc ngành GTVT, chính sách huy động vốn, sự đóng góp của địa phƣơng và nhân dân để phát triển giao thông nông thôn.
Đối với công tác xây dựng cơ bản: xác định rõ mục tiêu đầu tƣ ngắn hạn, dài hạn theo thứ tự ƣu tiên. Có chính sách thu hút vốn đầu tƣ của các tổ chức,doanh nghiệp theo nhiều hình thức. Tăng cƣờng công tác vận động nguồn vốn cho xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ODA, FDI.
Đối với hệ thống giao thông nông thôn: cần ban hành cơ chế chính sách để khuyến khích, huy động sức dân trong việc xây dựng, nâng cấp mạng lƣới giao thông nông thôn theo phƣơng châm “nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”.
Đối với hệ thống giao thông đô thị: có cơ chế cho vay vốn ƣu đãi để xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tƣ phƣơng tiện vận tải thay thế dần các phƣơng tiện cũ, không đảm bảo chất lƣợng vận chuyển. Đầu tƣ mở rộng độ rộng đƣờng nội đo, xây dựng nhanh chóng các đƣờng vành đai nhằm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông nhất là vào các giờ cao điểm.