Kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Địa lý giao thông vận tải tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 51)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Kinh tế-xã hội

2.1.3.1 Sự phát triển của nền kinh tế và phân bố các ngành kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành GTVT. So với các tỉnh khác trong vùng, những năm gần đây Thái Nguyên có trình độ phát triển kinh tế khá cao.

Qui mô GDP (giá thực tế ) tăng từ 3.016,79 tỉ đồng năm 2000 lên 6.587,38 tỉ đồng năm 2005 và đạt 19.816,22 tỷ đồng năm 2010. Về qui mô GDP năm 2010 Thái Nguyên đứng đầu vùng Đông Bắc và đứng thứ 36 trong 63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tƣơng đối cao năm 2009 là 9,3 % và năm 2010 đạt 11% (cao hơn trung bình cả nƣớc).

GDP bình quân đầu ngƣời đƣợc cải thiện rõ rệt: từ 2,9 triệu đồng/ngƣời năm 2000 lên 5,9 triệu đồng/ngƣời năm 2005 và đạt 17,5 triệu đồng/ngƣời năm 2010 (đứng đầu vùng Đông Bắc nhƣng chỉ bằng 76,7 % mức trung bình của cả nƣớc).

Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ, tỉ trọng các ngành dịch vụ, trong đó có GTVT ngày càng tăng.Công nghiệp - xây dựng luôn giữ vai trò hàng đầu trong nền kinh tế của Thái Nguyên, nông nghiệp có nhiệm vụ cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho nhu cầu trong tỉnh, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cung cấp một phần cho xuất khẩu. Năm 2010, cơ cấu kinh tế có công nghiệp - xây dựng chiếm 41,6 %, dịch vụ chiếm 36,7 %, nông - lâm - ngƣ nghiệp là 21,7 %.

Hình 2.2 : Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2010 [5]

Hoạt động xuất nhập khẩu : Mặc dù sản xuất đã hồi phục nhƣng tình hình xuất khẩu trên địa bàn vẫn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh mặt hàng chè và dụng cụ y tế có giá trị và lƣợng xuất khẩu tăng còn hầu hết các mặt hàng xuất khẩu năm 2010 đều giảm nhiều so với cùng kỳ, giá trị xuất khẩu năm 2010 đạt 94,13 triệu USD.

Công nghiệp: đƣợc xác định là ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh, chiếm 41,6 % GDP năm 2010 trong cơ cấu kinh tế .Hiện tại, tỉnh dựa vàothế mạnh sẵn có để phát triển một số ngành công nghiệp nhƣ luyện kim đen, khai khoáng, sảnxuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông - lâm sản... Đây cũng lànhững ngành công nghiệp chính của tỉnh.Giá trị sản xuất năm 2010 (giá thực tế) đạt: 30.650,6 tỷ đồng, chủ yếu là kinh tế nhà nƣớc (chiếm 56,37%); còn lại kinh tế ngoài nhà nƣớc và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.Nếu tính theo giá so sánh thì giá trị sản xuất đạt 12.200 tỷ đồng (so sánh 5 năm trở lại tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt ~19%/năm).Trong giá trị sản xuất của ngành thì công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm chủ yếu (gần 90%) trong tổng giá trị.

33.7 26.2 24.0 22.5 21.7 30.4 38.7 39.5 40.6 41.6 35.9 35.1 36.5 36.9 36.7 0 20 40 60 80 100 2000 2005 2007 2009 2010 Dịch vụ Công nghiệp- Xây dựng Nông -Lâm- Ngƣ nghiệp

Nông - lâm - thủy sản: là ngành chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu GDP toàn tỉnh (22,6% - năm 2009 và 21,7 % - năm 2010).Năm 2010 : Giá trị sản xuất của ngành đạt : 7.696,58 tỷ đồng (giá thực tế) và 2.453,69 tỷ đồng (giá so sánh)

Dịch vụ : trong những năm gần đây, hệ thống đƣờng xá liên tục đƣợc nâng cấp hoặc làm mới. Thƣơng mại tƣơng đối phát triển. Du lịch có nhiều tiềm năng, Thái Nguyên có hệ thống các di tích lịch sử phong phú cùng nhiều lễ hội đặc sắc có thể thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc.Giá trị sản xuất (2010) đạt: 9.464,5 tỷ đồng.

* Tóm lại: Sự phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chuyển biến tích cực tăng trƣởng kinh tế trên đà phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tốc độ tăng trƣởng GDP cao hơn các tỉnh khu vực vùng núi Đông Bắc và cả nƣớc. Đời sống ngƣời dân trong tỉnh cũng dần đƣợc cải thiện về vật chất và tinh thần.Chính sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế là động lực phát triển giao thông vận tải của tỉnh Thái Nguyên. Bởi lẽ, bạn hàng của ngành GTVT là các ngành kinh tế, trong đó ngành công nghiệp và dịch vụ là hai bạn hàng lớn.Chính sự phát triển của các ngành kinh tế đã tạo ra nhu cầu vận tải mới và ngày càng tăng đối với ngành GTVT. Điều đó sẽ đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với sự phát triển của mạng lƣới giao thông trong tỉnh về số lƣợng và chất lƣợng mạng lƣới đƣờng giao thông và cả về năng lực vận tải. Đòi hỏi ngành GTVT của tỉnh phải phát triển phù hợp, đủ đáp ứng nhu cầu và tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế toàn tỉnh.

2.1.3.2. Sự phân bố dân cư và các đô thị

Dân số đông chính là động lực để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành GTVT nói riêng bởi dân số chính là khách hàng của ngành GTVT. Khi dân số đông cùng với nền kinh tế phát triển năng động thì nhu cầu đi lại, giao lƣu giữa các vùng, miền càng cao. Đặc biệt trong thời đại hiện nay,việc di chuyển với tốc độ nhanh và đảm bảo an toàn là một nhu cầu thiết yếu. Vì vậy, dân cƣ không chỉ dừng lại ở vai trò là động lực cho sự phát triển của ngành GTVT mà còn là nhân tố kích thích việc mở rộng mạng lƣới giao thông với quy mô, mật độ và chất lƣợng đƣờng hiện đại, ngày càng đƣợc nâng cao.

Năm 2010 dân số toàn tỉnh là 1.131,3 nghìn ngƣời, đứng thứ 33 cả nƣớc và thứ 3 các tỉnh trong vùng Đông Bắc (sau tỉnh Bắc Giang và tỉnh Phú Thọ). Dân số thành thị của tỉnh Thái Nguyên có 293,6 nghìn ngƣời, chiếm 26 % tổng số dân.

Quy mô dân số Thái Nguyên khá lớn với mức tăng hàng năm là 0,7 % chính là động lực để phát triển ngành GTVT của tỉnh. 1055.5 1098.5 1113 1125.4 1131.3 0 200 400 600 800 1000 1200 2000 2005 2007 2009 2010 Năm Nghìn ngƣời số dân

Hình 2.3 : Quy mô dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2010. [5]

Yếu tố dân cƣ còn tác động đến sự phân bố của mạng lƣới giao thông cũng nhƣ cƣờng độ vận tải của tỉnh thông qua sự phân bố dân cƣ.

Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh năm 2010 là 320 ngƣời/km2, đứng thứ 3 trong vùng Đông Bắc và thứ 26 cả nƣớc.Tuy vậy, dân cƣ Thái Nguyên phân bố không đều theo các đơn vị hành chính. Dân cƣ tập trung đông đúc ở thành phố Thái Nguyên (1501 ngƣời/km2), thị xã Sông Công (602 ngƣời /km2), huyện Phú Bình (534 ngƣời/km2), huyện Phổ Yên ( 536 ngƣời/km2).Dân cƣ thƣa thớt ở các huyện Võ Nhai (77 ngƣời/km2), huyện Định Hóa (171 ngƣời/km2), huyện Đồng Hỷ (240 ngƣời/km2), huyện Phú Lƣơng (287 ngƣời/km2), huyện Đại Từ (280 ngƣời/km2).

(Xem phụ lục 1).

Sự phân bố dân cƣ không đều có ảnh hƣởng tới sự phát triển của GTVT. Ở vùng đô thị hay các khu vực dân cƣ tập trung đông, hoạt động kinh tế diễn ra sầm

uất nhƣ TP Thái Nguyên, TX Sông Công, hyện Phổ Yên, Phú Bình...nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa lớn, mạng lƣới GTVT dày đặc với chất lƣợng tốt và đầy đủ các loại hình. Ngƣợc lại, ở những vùng dân cƣ thƣa thớt nhƣ các huyện Định Hóa, Võ Nhai...mạng lƣới giao thông phát triển chậm với số lƣợng ít, chất lƣợng kém.

Dân số Thái Nguyên sống chủ yếu ở vùng nông thôn, song trong những năm gần đây, cùng với quá trình CNH-HĐH diễn ra mạnh mẽ, tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh. Năm 2010, tỉ lệ dân thành thị của toàn tỉnh là 26 %, tỉ lệ này thấp hơn so với trung bình cả nƣớc (30,2 %) nhƣng vào loại cao nhất vùng Đông Bắc và đứng thứ 23 cả nƣớc đòi hỏi sự phát triển mạnh mẽ hơn của ngành kinh tế nói chung và của ngành GTVT nói riêng, trong đó việc trƣớc mắt cần phải mở rộng mạng lƣới đƣờng sá, tăng số lƣợng phƣơng tiện vận tải và đáp ứng các yêu cầu giao thông nông thôn.

Bảng 2.1: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2010 (%) [5]

Năm 2000 2005 2007 2009 2010

Thành thị 22,2 24,0 24,8 25,6 26,0

Nông thôn 77,8 76,0 75,2 74,4 74,0

Thái Nguyên có nguồn lao động khá dồi dào. Năm 2009, quy mô nguồn lao động của Thái Nguyên là 685,2 nghìn ngƣời.Tốc độ tăng nguồn lao động đạt trên 2%/năm, tỉ lệ lao động đang làm việc chiếm 59,3% tổng dân số. Nguồn lao động của Thái Nguyên không chỉ dồi dào về số lƣợng mà chất lƣợng cũng ngày càng đƣợc nâng cao.Thực tế hiện nay, tỉ lệ ngƣời biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên chiếm 96,5 % (chỉ sau Phú Thọ của vùng Đông Bắc) và tỉ lệ có trình độ chuyên môn kĩ thuật chiếm 18,4 % ( đứng đầu vùng Đông Bắc và thứ 6 cả nƣớc).Nguồn lao động của tỉnh hiện nay cơ bản vẫn tập trung trong các ngành nông - lâm - thủy sản (66,5 %) năm 2010, lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng nhỏ (15,7 %), và lao động trong ngành dịch vụ còn khiêm tốn (17,8 %),( trong đó riêng GTVT là 1,4 % ). Tuy nhiên, cơ cấu lao động của tỉnh đang có sự thay đổi mạnh mẽ, chuyển dịch tích cực theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Lao động trong các ngành nông - lâm - thủy sản ngày càng giảm từ 67,7 % (2000)

xuống còn 66,5 % (2010), lao động công nghiệp - xây dựng tăng lên tƣơng ứng là 9,8 % lên 15,7 % và dịch vụ giảm từ 22,5 % xuống còn 17,8%. Lực lƣợng lao động này không chỉ đƣợc xem nhƣ là một yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế mà còn đƣợc coi nhƣ động lực quan trọng tạo sự đột phá cho sự phát triển của ngành GTVT tỉnh Thái Nguyên ( Xem phụ lục 2 ).

2.1.3.3. Nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tƣ là vấn đề quan trọng bởi nó tạo động lực cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và cho GTVT nói riêng. Với đặc thù khác hẳn các ngành kinh tế khác, đòi hỏi vốn đầu tƣ ban đầu rất lớn, khả năng thu hồi vốn chậm. Tuy nhiên, đây là ngành tạo nên cơ sở hạ tầng, là điều kiện thúc đẩy cho toàn bộ nền kinh tế nên cần thiết phải phát triển đi trƣớc một bƣớc. Đặc biệt, đối với Thái Nguyên, một tỉnh đang đƣợc đầu tƣ quy hoạch phát triển hiện đại thì việc phát triển kết cấu hạ tầng mà trƣớc hết là GTVT là hết sức cần thiết. Do vậy, trong những năm qua, ngành GTVT của tỉnh nhận đƣợc nguồn vốn đầu tƣ khá lớn, chủ yếu từ ngân sách của tỉnh. Tổng số vốn đầu tƣ cho giao thông của tỉnh hàng năm tăng lên đáng kể.Năm 2010 tỉnh đã đầu tƣ lên đến 9.294,8 tỷ đồng cho kết cấu hạ tầng GTVT.

Đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng trong đó đặc biệt là GTVT đƣợc xác định là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Thái Nguyên. Hàng năm ,UBND tỉnh lập dự toán ngân sách cấp hàng nghìn tỷ đồng đầu tƣ cho lĩnh vực giao thông , trang bị thêm ph ƣơng tiện. Các hạng mục công trình đƣợc đầu tƣ đa dạng : quy hoạch giao thông , giải phóng mặt bằng, xây dựng mới và nâng cấp các tuyến đ ƣờng, lát mới vỉa hè ... Nhiều dự án quy mô lớn đã và đang đƣợc thực hiện ...

2.1.3.4. Chính sách và xu thế phát triển

Hiện nay, nƣớc ta đang thực sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã đặ t ra nhiều yêu cầu mới đối với các ngành kinh tế , đối với từng vù ng kinh tế và từng địa phƣơng trong cả nƣớc. Thái Nguyên là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế TDMNBB. Do đó, sự phát triển kinh tế củ a tỉnh giữ vai trò hết sức quan trọng đố i với vùng và với cả n ƣớc. Để phát triển mạnh kinh tế đòi hỏi phả i có s ự phát triển mạnh của kết

cấu hạ tầng nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng.Trong trƣờng hợp này, các chính sách tạo điều kiện cho sự phát triển GTVT là hết sức cần thiết.

Thái Nguyên có cơ chế , chính sách khá cụ thể, rõ ràng và minh bạch , đặc biệt là cơ chế thu hút đầ u tƣ của tỉnh đ ƣợc chú trọng tạo điều kiện thu hút đầu tƣ hiệu quả.Trong số các chính sá ch ƣu đãi đầ u tƣ của Thái Nguyên có chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng trong đó ƣu tiên phát triển GTVT đi trƣớc một bƣớc.

2.1.3.5. Khoa học công nghệ

Tỉnh đã chú trọng đầu tƣ khoa học công nghệ ngay từ khâu khảo sát thiết kế đƣợc thể hiện trên các công trình kĩ thuật, đồ án, sơ đồ thiết kế. Trong thi công mặt đƣờng đã áp dụng các công nghệ hiện đại đảm bảo tính chịu lực đều của vật liệu tham gia chịu lực.Đầu tƣ phƣơng tiện thiết bị theo hƣớng hiện đại, đáp ứng đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lƣợng phục vụ của các phƣơng tiện, thiết bị tham gia quá trình vận hành giao thông.

Đánh giá chung

Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kết cấu hạ tầng GTVT. Trong đó nổi bật là cá c thế mạnh về vị trí địa lí , thủy văn, nguồn nhân lực và trình độ phát triển kinh t ế. Sự hội tụ các nhân tố đó đòi hỏi cần phải đầu tƣ cho GTVT phát triển đi trƣớc một bƣớc với tốc độ nhanh và bền vững, nhằm tạo tiền đề, động lực cho tăng trƣởng kinh tế - xã hội không chỉ của tỉnh mà còn cho cả vùng Đông Bắc và cả nƣớc.

Tuy nhiên, Thái Nguyên cũng có những trở ngại nhất định cho phát triển GTVT nhƣ sự phân hóa về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các địa phƣơng phía Bắc và phía Nam của tỉnh, sự biến động thất thƣờng của khí hậu cũng nhƣ thời tiết , đặc biệt là sự ảnh h ƣởng của bão và áp thấp nhiệt đới . Với địa hình miền nú i, vào mùa mƣa thƣờng xảy ra lũ quét, mƣa đá ...gây ra những tổn hại nghiêm trọ ng. Trong thời điểm hiện tại , nguồn nhân lực của Thái Nguyên còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và của GTVT tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

2.2.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ GTVT TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu Địa lý giao thông vận tải tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)