Định hƣớng phát triển GTVT đến năm 2030

Một phần của tài liệu Địa lý giao thông vận tải tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 119)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2.Định hƣớng phát triển GTVT đến năm 2030

Để đáp ứng yêu cầu vận tải và thực hiện định hƣớng quy hoạch phát triển,tổ chức vận tải nhƣ trên, phát triển kết cấu hạ tầng GTVT giai đoạn trƣớc mắt tập trung đƣa vào cấp kĩ thuật và nâng cấp các công trình hiện có, kết hợp xây dựng mới một số công trình phục vụ đắc lực cho sự phát triển KT-XH của tỉnh và cả nƣớc.Giai đoạn 2016 - 2020 hoàn chỉnh, hiện đại hoá và tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng GTVT. Đề xuất quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng GTTVT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhƣ sau:

3.1.2.1. Định hướng phát triển hệ thống giao thông đường bộ

Mạng lƣới đƣờng bộ của tỉnh Thái Nguyên là một phần của mạng lƣới đƣờng toàn quốc, do đó sự phát triển của mạng lƣới phải phù hợp trong sự phát triển của hệ thống đƣờng bộ cả nƣớc và hệ thống giao thông vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đã đƣợc quy hoạch.

a)Quy hoạch đường bộ cao tốc

- Đường bộ cao tốc Hà Nội -Thái Nguyên

Tuyến cao tốc Hà Nội -Thái Nguyên thuộc tuyến cao tốc Hà Nội -Thái Nguyên-Chợ Mới (Bắc Kạn) dài 90km, là tuyến hƣớng tâm kết nối với thủ đô Hà Nội.

+ Giai đoạn đến 2015: ƣu tiên đầu tƣ đoạn tuyến cao tốc Hà Nội đến Thái Nguyên.Dự án cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên do Bộ GTVT làm chủ đầu tƣ, có chiều dài 61,3km; quy mô 4 làn xe, nền đƣờng rộng 34,5m, tốc độ thiết kế 100km/h. Tuyến nối liền 3 tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên. Điểm đầu tuyến giao Km152+400 QL1A mới tại xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội, đi trùng đƣờng vành đai 3 Hà Nội tới Km7+800 rẽ phải theo hƣớng bắc qua Thụy Lôi, Hòa Tiến; tuyến giao Km17+125 QL18 tại địa bàn huyện Yên Phong (Bắc Ninh) đi song song về phía đông với tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Thái Nguyên và QL3, giao QL3 tại thành phố Thái Nguyên. Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên có chiều dài 36,7km (bao gồm cả đoạn tuyến tránh thành phố Thái Nguyên). Công trình trên tuyến: trên tuyến có 8 nút giao cắt khác mức liên thông tại Ninh Hiệp, QL1 cũ, Thạch Quả, QL18, Sóc Sơn, Ba Hàng, Sông Công, Nam Thái Nguyên; trên tuyến có 29 cầu

BTCT, trong đó có 17 cầu lớn, 8 cầu trung và 4 cầu nhỏ với tổng chiều dài 1.378m. Dự án đã khởi công vào tháng 11/2009 và dự kiến hoàn thành và đƣa vào khai thác năm 2013 với tổng mức đầu tƣ trên 8.100 tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2016 - 2020: Duy tu, bảo dƣỡng tuyến phục vụ khai thác.

+ Giai đoạn 2021 - 2030: Xây dựng hoàn thành tuyến từ Thái Nguyên đi Chợ Mới (Bắc Kạn), tổng chiều dài 28,7km; quy mô 4 làn xe, nền đƣờng rộng 34,5m, tốc độ thiết kế 100km/h. Đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên có chiều dài 21,6km.

- Tuyến đường nối QL37 với đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và QL3

Tuyến dài khoảng 11km đƣợc xây dựng mới hoàn toàn theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam, đi qua hai huyện Phú Bình, Phổ Yên. Tuyến có điểm đầu tại giao với QL37 tại Km100+680, khu vực thị trấn Hƣơng Sơn huyện Phú Bình, đi qua và đồng thời là tuyến đƣờng trục Tổ hợp Khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình, giao với đƣờng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên tại Km 40+980, cắt qua đƣờng sắt Hà Nội - Thái Nguyên và có điểm cuối giao với QL3 tại Km42 thuộc địa bàn huyện Phổ Yên. Tuyến đƣợc thiết kế theo tiêu chuẩn đƣờng phố chính đô thị có tốc độ thiết kế 80 km/h, nền đƣờng rộng 120m, công trình trên tuyến đạt tải trọng H30 - Xb80 và HL93.

+ Giai đoạn đến 2020: Giải phóng mặt bằng đủ lộ giới 120m, xây dựng mới toàn tuyến với quy mô 4 làn xe, xây dựng hoàn thiện các nút giao với đƣờng cao tốc và đƣờng sắt, xây dựng 1/2 cầu vƣợt Sông Cầu.

+ Định hƣớng giai đoạn 2021 - 2030: mở rộng tuyến quy mô 6 làn xe, xây dựng hoàn thiện cầu vƣợt Sông Cầu

b)Quy hoạch các tuyến trục dọc, trục ngang

Quy hoạch đến 2020 và định hƣớng đến 2030, hệ thống đƣờng bộ tỉnh Thái Nguyên sẽ hình thành 3 tuyến trục dọc Bắc- Nam và 3 tuyến trục ngang Đông- Tây.

* Quy hoạch các tuyến trục dọc: 3 tuyến, gồm: trục dọc phía Tây, trục dọc Trung tâm và trục dọc phía Đông.

- Tuyến trục dọc phía Tây (D1): Nối các huyện Phổ Yên - Đại Từ - Định Hóa đi Bắc Kạn (ĐT261 - ĐT264 - ĐT268): Đây là tuyến giao thông đối nội và đối ngoại nối phía Tây tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Kạn.Tuyến kết nối các huyện phía tây của tỉnh, có vai trò giảm tải cho QL3, giúp chuyển tải hàng hóa từ cụm cảng Đa Phúc đến các huyện Phổ Yên, Đại Từ, khu du lịch phía tây hồ Núi Cốc,huyện Định Hóa và nối tiếp với tuyến đƣờng ĐT258 của tỉnh Bắc Kạn. Tuyến có điểm đầu giao QL3 tại thị trấn Ba Hàng, Phổ Yên, đi theo đƣờng tỉnh ĐT261 sang huyện Đại Từ, giao QL37 tại thị trấn Đại Từ; tiếp tục đi theo QL37 một đoạn 7,6km về phía Tuyên Quang, giao với Km0 ĐT264 và tiếp tục đi theo ĐT264 sang địa bàn huyện Định Hóa tới giao với ĐT268 tại xã Trung Hội; tuyến tiếp tục đi theo ĐT268 tới điểm cuối tại đỉnh Đèo So, giáp ranh giới tỉnh Bắc Kạn.

Toàn tuyến dài 100,9km bao gồm: ĐT261 dài 50km, ĐT264 dài 31km và 19,9km đoạn cuối ĐT268.

- Tuyến trục dọc trung tâm (D2): Tuyến QL3: Là tuyến giao thông đối ngoại phía Bắc, nối tỉnh Thái Nguyên với các tỉnh: Bắc Kạn, Cao Bằng, đồng thời là tuyến liên vận quốc tế thông qua cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng).Với vai trò là tuyến giao thông đối ngoại quan trọng kết nối 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng. Đoạn tuyến QL3 đi qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên có chiều dài 76,35km; điểm đầu tại cầu Đa Phúc, giáp ranh giới huyện Sóc Sơn - Hà Nội; tuyến đi qua địa bàn huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Lƣơng tới điểm cuối tại cầu Ổ Gà giáp chợ Mới - Bắc Kạn. Toàn tuyến đƣợc thảm BTN, chất lƣợng mặt đƣờng tốt, đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp III miền núi, đoạn qua trung tâm thành phố Thái Nguyên đạt tiêu chuẩn đƣờng cao tốc. xe, mặt đƣờng thảm BTN rộng 20m (bao gồm gia cố lề), nền đƣờng rộng 22,5m.

- Tuyến trục dọc phía Đông (D3): Là tuyến giao thông đối ngoại nối khu vực Đông bắc tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Kạn.Toàn tuyến dài 87,8km; điểm đầu tuyến giao với đƣờng tỉnh ĐT242 thuộc huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn, tuyến đi theo đƣờng tỉnh ĐT265 hiện có đến thị trấn Đình Cả, sau đó mở mới tuyến theo các đƣờng mòn hiện có dài 20,2km tới trung tâm xã Vũ Chấn. Từ

Vũ Chấn theo đƣờng huyện Vũ Chấn - Nghinh Tƣờng - Sảng Mộc dài 27,3km tới Sảng Mộc. Từ Sảng Mộc mở mới tuyến theo các đƣờng mòn hiện có dài 17km nối với đƣờng huyện của huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn (theo biên bản làm việc ngày 14/03/2011 giữa Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn và Sở GTVT tỉnh Thái Nguyên về việc Thống nhất các điểm đấu nối đƣờng bộ tỉnh Bắc Kạn với tỉnh Thái Nguyên).

Trong quy hoạch kiến nghị nâng đoạn tuyến từ Đình Cả - Vũ Chấn -Nghinh Tƣờng -Sảng Mộc đến giáp ranh giới tỉnh Bắc Kạn dài 64,5km lên đƣờng tỉnh (ĐT265 kéo dài). Nhƣ vậy, sau quy hoạch tuyến đƣờng tỉnh ĐT265 có chiều dài 87,8km.

Nhƣ vậy,quy hoạch mạng lƣới giao thông đƣờng bộ tỉnh Thái Nguyên sẽ hình thành 3 trục dọc với tổng chiều dài 269km.

* Quy hoạch các tuyến trục ngang : 3 tuyến, bao gồm trục ngang phía Bắc, trục ngang Trung tâm và trục ngang phía Nam.

-Tuyến trục ngang phía Bắc (N1): Là tuyến giao thông đối ngoại phía Bắc tỉnh Thái Nguyên. Toàn tuyến dài 75km đi qua địa bàn các huyện Định Hóa, Phú Lƣơng, Đồng Hỷ và Võ Nhai.

- Điểm đầu tuyến giáp ranh với tỉnh Tuyên Quang. Đoạn đầu tuyến đi trùng khoảng 5km đƣờng Hồ Chí Minh về đến trung tâm xã Bảo Linh huyện Định Hóa;

- Từ trung tâm xã Bảo Linh tuyến đi trùng 6,7km đƣờng huyện Bảo Linh - Định Biên của huyện Định Hóa đến giao đƣờng tỉnh ĐT264 tại Ngã 3 Trung Lƣơng; - Từ Ngã 3 Trung Lƣơng, tuyến đi trùng 2,2km của đƣờng tỉnh ĐT264 tới giao với đƣờng tỉnh ĐT268 tại Ngã 3 Trung Hội; sau đó tiếp tuyến đi trùng từ Km15 - Km0 ĐT268 về giao với QL3 tại Ngã 3 Ba Mốt (xã Yên Đổ, huyện Phú Lƣơng);

- Từ Ngã 3 Ba Mốt tuyến đi trùng 3,8km của QL3, tới giao với đƣờng Vành đai 2 của tỉnh tại khu vực Núi Phấn, giáp ranh giữa xã Yên Đổ và xã Động Đạt của huyện Phú Lƣơng; sau đó tuyến đi trùng 32,3km của đƣờng VĐ2 qua các xã Yên Lạc, Phú Đô của huyện Phú Lƣơng, xã Văn Lăng của huyện Đồng Hỷ, tới trung tâm xã Thần Sa của huyện Võ Nhai;

- Từ trung tâm xã Thần Sa, tuyến đi tiếp 16km theo đƣờng huyện Thần Sa - Thƣợng Nung - Sảng Mộc, tới điểm cuối giao tuyến trục dọc D3 tại Sảng Mộc.

Trong quy hoạch kiến nghị toàn bộ các đoạn tuyến thuộc trục ngang N1 sẽ đƣợc nâng lên thành đƣờng tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tuyến trục ngang trung tâm (N2): QL37, QL1B:Tuyến giao thông đối ngoại, kết nối giữa tỉnh Thái Nguyên với các tỉnh Tuyên Quang, Lạng Sơn, đồng thời thuộc tuyến liên vận Quốc tế thông qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan tỉnh Lạng Sơn.

Hướng tuyến: Tuyến đi từ phía Đông Bắc qua khu trung tâm sang phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, theo các tuyến QL1B (Km 100 - Km 144+700), một đoạn QL3 (Km75+200 - Km79+800) và QL37 (Km139 - Km172+800), tổng chiều dài 78,5km qua địa bàn huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Lƣơng và huyện Đại Từ.

- Tuyến trục ngang phía Nam (N3): thuộc tuyến Vành đai 5 Hà Nội: Tuyến giao thông đối ngoại trực tiếp giữa tỉnh Thái Nguyên với hai tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Phúc; liên kết các đô thị vệ tinh vùng Thủ đô Hà Nội, nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của các đô thị tỉnh lỵ xung quanh thủ đô Hà Nội Tuyến đi trùng với một phần đƣờng Vành đai 5 Hà Nội. Đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên có chiều dài khoảng 42km, bắt đầu từ phía Cầu Ca giáp ranh tỉnh Bắc Giang, qua địa bàn huyện Phú Bình, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên, phía nam huyện Đại Từ rồi qua hầm Tam Đảo sang tỉnh Vĩnh Phúc.

c) Quy hoạch các tuyến Quốc lộ

(1)Quốc lộ 3: Là tuyến trục dọc D2 của tỉnh, đƣợc thiết kế theo quy hoạch của trục dọc D2.

(2)Quốc lộ 1B: Thuộc tuyến trục ngang N2 của tỉnh, đƣợc thiết kế theo quy hoạch của trục ngang N2.

(3) Quốc lộ 37: Tuyến QL37 hiện tại đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên có tổng chiều dài 56,95km đã nâng cấp, cải tạo đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp IV. Điểm đầu tuyến tại Cầu Ca, giáp tỉnh Bắc Giang và điểm cuối tuyến tại Đèo Khế, giáp tỉnh

Tuyên Quang. Tuyến gồm 2 đoạn: Đoạn Cầu Ca - Phố Hƣơng (Km 96+500 - Km 119+650) và đoạn Bờ Đậu - Đèo Khế (Km 139 - Km 172+800).

(4)Đƣờng Hồ Chí Minh:

Theo quy hoạch tổng thể đƣờng Hồ Chí Minh đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ, đƣờng Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên có chiều dài 32km với điểm đầu tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lƣơng, giáp ranh với huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn, điểm cuối tại đèo Muồng, huyện Định Hóa, giáp ranh tỉnh Tuyên Quang.

- Đến 2015: Xây dựng hoàn thiện đoạn tuyến đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp III miền núi có nền đƣờng rộng 9m, mặt đƣờng thảm BTN rộng 8m (cả gia cố lề); công trình thoát nƣớc vĩnh cửu hoàn chỉnh. Các đoạn qua khu đô thị, khu đông dân cƣ mở rộng theo quy hoạch chi tiết của địa phƣơng.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Xây dựng đoạn tuyến tránh khu vực thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa dài khoảng 3km; nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đƣờng cao tốc 4 làn xe (dự trữ đất đủ quy hoạch 6 làn xe).

- Định hƣớng giai đoạn 2021 - 2030: Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đƣờng cao tốc 6 làn xe.

Quy hoạch đường tỉnh chuyển lên thành quốc lộ:

(5)Tuyến Quốc lộ QL3C nối QL3 và QL34:

Tuyến chạy theo hƣớng Nam - Bắc nối liền các xã vùng sâu vùng xa của ba tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng; có điểm đầu tại Yên Đổ (giao QL3, Thái Nguyên) chạy theo hƣớng Chợ Chu - Đèo So (Thái Nguyên) - Thị trấn Bằng Lũng - Hồ Ba Bể - Chợ Rã - Bộc Bố (Bắc Kạn) - Bằng Thành đến giao QL34 tại Tĩnh Túc (Bảo Lạc, Cao Bằng) trên cơ sở đƣờng tỉnh ĐT268 (Thái Nguyên) nối ĐT258 và ĐT255B (Bắc Kạn) nối vào QL34.

Đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên đƣợc nâng cấp lên từ ĐT268, có điểm đầu giao Km100+050 QL3 tại Ngã 3 Ba Mốt huyện Phú Lƣơng; điểm cuối tại đỉnh Đèo So giáp ranh giới Bắc Kạn dài 34,9km hiện đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp IV miền núi mặt đƣờng thảm BTN rộng 5,5m.

Nhƣ vậy, sau quy hoạch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ có 5 tuyến Quốc lộ chạy qua với tổng chiều dài 244,9 km, bao gồm:

- QL3 dài 76,35km. - QL1B dài 44,7km. - QL37 dài 56,95km.

- Đƣờng Hồ Chí Minh dài 32km. - QL3C dài 34,9km.

d)Quy hoạch các tuyến đường tỉnh

+ Quy hoạch các tuyến đường tỉnh hiện có

(1)Đường tỉnh 261 (ĐT261): Đại Từ - Ba Hàng - Núi Căng

Tuyến thuộc trục dọc D1 của tỉnh, đƣợc thiết kế theo quy hoạch của trục dọc D1.

(2) Đường tỉnh 261C (ĐT261C): Cầu Ca - Dương Thành

Tuyến dài 5,55 km chạy theo hƣớng Tây - Đông, điểm đầu tại Cầu Ca Km96+00 QL37 thuộc địa phận xã Kha Sơn huyện Phú Bình, điểm cuối thuộc xã Dƣơng Thành huyện Phú Bình. Toàn tuyến đƣợc láng nhựa đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp V miền núi có nền đƣờng rộng 6,5m; mặt đƣờng rộng 3,5m.

(3) Đường tỉnh 262 (ĐT262): Dốc Lim - Sông Công

Tuyến dài 11,2 km chạy theo hƣớng Bắc - Nam, điểm đầu tại ngã ba Dốc Lim, tiếp giáp đƣờng Quang Trung - thành phố Thái Nguyên; điểm cuối giao đƣờng Cách mạng tháng 10- thị xã Sông Công. Toàn tuyến đƣợc láng nhựa đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp V miền núi có nền đƣờng rộng 6,5m; mặt đƣờng rộng 3,5m.

(4)Đường tỉnh 263 (ĐT263): Đu - Phú Thịnh

Tuyến dài 24,5km hƣớng Đông Bắc - Tây Nam, điểm đầu tại thị trấn Đu, huyện Phú Lƣơng; điểm cuối giao ĐT264 tại xã Phú Thịnh, huyện Đại từ. Toàn tuyến đã đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp V miền núi có nền đƣờng rộng 6,5m; mặt đƣờng láng nhựa rộng 3,5m. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(5)Đường tỉnh 264 (ĐT264): Khuôn Ngàn - Quán Vuông

Thuộc tuyến trục dọc D1 của tỉnh, đƣợc thiết kế theo quy hoạch của trục dọc D1.

Tuyến dài 15,8km hƣớng Đông Bắc - Tây Nam, điểm đầu giao ĐT264 tại Ngã 3 Yên Thông, xã Bình Yên huyện Định Hóa; điểm cuối giáp Tuyên Quang; Tuyến đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp IV miền núi có nền đƣờng rộng 7,5m, mặt đƣờng thảm BTN rộng 5,5m mới hoàn thành năm 2011.

(7)Đường tỉnh 265 (ĐT265): Đình Cả - Bình Long

Tuyến thuộc trục dọc D3 của tỉnh, đƣợc thiết kế theo quy hoạch của trục dọc D3.

(8) Đường tỉnh 266 (ĐT266): Sông Công - Điềm Thụy - Hà Châu

Tuyến dài 13,2km hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, điểm đầu giao Km 51+900 QL3 (ngã tƣ đƣờng vào khu công nghiệp Sông Công), điểm cuối tại đê Hà Châu, huyện Phú Bình. Tuyến đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp IV miền núi có nền đƣờng rộng 7,5m, mặt đƣờng rộng 5,5m, trong đó có 5km (từ Km 0 - Km 5) mặt đƣờng thảm BTN, công trình thoát nƣớc hoàn chỉnh, còn lại 8,2km đƣờng cấp phối đồi.

(9) Đường tỉnh 267 (ĐT267): Dốc Lim - phía Nam hồ Núi Cốc

Tuyến dài 16,33km, điểm đầu tại Ngã 3 Dốc Lim tiếp giáp đƣờng Quang Trung - thành phố Thái Nguyên, qua khu vực đập chính và đập phụ số 3 Hồ Núi Cốc, điểm cuối giao đƣờng tỉnh ĐT270. Hiện tại tuyến đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp V miền núi, nền đƣờng rộng 6,5m; mặt đƣờng láng nhựa rộng 3,5m.

Năm 2011 toàn tuyến đang đƣợc triển khai nâng cấp, cải tạo, dự kiến hoàn thành trong năm 2012. Trong đó, đoạn Km 0 - Km 12 đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp IV đồng bằng có nền đƣờng 9m, mặt đƣờng thảm BTN rộng 7m; đoạn Km 12 - Km 16+330 nâng cấp theo quy hoạch đô thị Vùng hồ Núi Cốc, nền đƣờng rộng từ 6,5m - 15m,

Một phần của tài liệu Địa lý giao thông vận tải tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 119)