Tổng quan hiện trạng GTVT Việt Nam

Một phần của tài liệu Địa lý giao thông vận tải tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 33)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.1.Tổng quan hiện trạng GTVT Việt Nam

Nhìn chung Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống GTVT với đầy đủ các loại hình vận tải, bao gồm: vận tải đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông, đƣờng biển, đƣờng hàng không và đƣờng ống. Trong đó, nổi bật là vai trò to lớn của mạng lƣới đƣờng bộ đối với sự phát triển KT-XH của đất nƣớc, đời sống dân cƣ và an ninh quốc phòng quốc gia.

1.2.1.1. GTVT đường bộ (đường ô tô)

a) Khái quát chung

Mạng lƣới đƣờng bộ có tầm quan trọng đặc biệt với việc phát triển KT-XH của đất nƣớc. Mạng lƣới đƣờng bộ ở Việt Nam có thể coi là đƣợc hình thành dƣới thời Pháp thuộc thông qua việc nâng cấp các tuyến đƣờng cũ (nhất là tuyến đƣờng Thiên lí xuyên Bắc Nam thời Nguyễn) và xây dựng một số đƣờng mới.Chiều dài các tuyến đƣờng ngày càng tăng, từ khoảng 3000 km năm 1913 lên 20.000 km năm 1925 và 33.600km đƣờng nhựa cùng với 15.300km đƣờng đá năm 1934. Sau năm 1939, việc giao thông bằng ô tô trở nên phổ biến và có thể đi lại dễ dàng từ nơi này sang nơi khác.

Toàn bộ hệ thống đƣờng bộ nƣớc ta sau khi thống nhất đất nƣớc dài khoảng 48.000 km, quốc lộ 10.629 km, trong đó có trên 3000 km đƣờng bê tông nhựa, 3445 km láng nhựa, còn lại là mặt đƣờng đá dăm cấp phối.

Những năm gần đây thực hiện chính sách đổi mới, Chính phủ Việt Nam đã tập trung đầu tƣ mạnh mẽ cho KCHT GTVT đƣờng bộ. Nhiều tuyến đƣờng đã xây dựng mới hoặc nâng cấp theo hƣớng CNH-HĐH, với tiêu chuẩn kĩ thuật cao, với công nghệ tiên tiến. KCHT GTVT đƣợc coi kà khâu trọng tâm nên cần phải đi trƣớc một bƣớc tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế.

Cho đến nay, tổng chiều dài đƣờng bộ của cả nƣớc là 256.458 km, bao gồm: quốc lộ: 17.385 km chiếm 6,78 %; đƣờng tỉnh: 23.137 km chiếm 9 %; đƣờng giao thông nông thôn 49.823 km chiếm 19,4 %; đƣờng đô thị: 8.492km chiếm 3.31 %; đƣờng chuyên dùng: 157.621 km chiếm 61,51%. [24]

Mật độ đƣờng đạt 775 km/1000km2 và 2,95 km/1000dân. Mật độ này cao hơn Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia… song thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc, Nhật Bản…Năm 2009: KLHK vận chuyển bằng đƣờng ô tô chiếm 91% tổng lƣợng hành khách và 72,2% KLLC.KLHH vận chuyển chiếm 71,8% và KLLC chiếm 15,9% tổng KLVC và KLLC toàn ngành. [22]

b) Hệ thống các tuyến đường chính

* Quốc lộ: Hiện tại nƣớc ta có 91 quốc lộ. Theo đặc điểm địa hình trải dài từ Bắc vào Nam, hệ thống quốc lộ nƣớc ta đƣợc hình thành theo các trục dọc, trục ngang và các hệ thống đƣờng vành đai, trục hƣớng tâm.[22]

- Trục xuyên quốc gia: Gồm có 2 tuyến quốc lộ là QL1 và đƣờng Hồ Chí Minh với tổng chiều dài khoảng 3.784 km. Hai trục này là trục xƣơng sống xuyên suốt quốc gia, có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển KT-XH chung của đất nƣớc, tạo điều kiện kết nối 3 vùng Bắc – Trung – Nam.

+ QL1 (còn gọi là quốc lộ 1A) trải dọc theo chiều dài đất nƣớc từ cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau), dài 2.300 km, là tuyến đƣờng xƣơng sống của cả hệ thống đƣờng bộ nƣớc ta. Đây là tuyến đƣờng nối 6/7 vùng kinh tế của cả nƣớc (trừ Tây Nguyên), nối hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của đất nƣớc.Đây là tuyến đƣờng dài nhất, quan trọng nhất, có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng không chỉ ở trong nƣớc mà còn mở rộng ra cả các nƣớc trong khu vực.Nhờ việc xây dựng đoạn đƣờng cao tốc dài 80 km từ TP Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) đã giúp nối liền với tuyến đƣờng xuyên Á, gắn kết các vùng lãnh thổ trong nƣớc với nhau và với quốc tế, đi qua các khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, các đồng bằng phì nhiêu và hàng loạt thành phố, trung tâm kinh tế lớn của cả nƣớc.

+ Đƣờng Hồ Chí Minh là trục đƣờng bộ xuyên quốc gia thứ 2. Ngày 2/3/2004, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt định hƣớng quy hoạch chung xây dựng tuyến đƣờng hồ Chí Minh giai đoạn 1 (đến năm 2020), chiều dài tuyến là 2.186km.Giai đoạn 1 làm đƣờng từ Hòa Lạc đến Bến Cát (ngã tƣ Bình Phƣớc), dài 1700km, trên cơ sở cải tạo quốc lộ 21, 15, 14B, 13. Dự án đƣờng Hồ Chí Minh sẽ là

nhân tố thúc đẩy sự phát triển KT-XH của các tỉnh phía Tây của đất nƣớc. Dự kiến đƣờng Hồ Chí Minh giai đoạn 2 sẽ kéo dài ở phía Bắc từ Hòa Lạc đến Cao Bằng và ở phía Nam từ Bến Cát qua Tân Thanh - Tam Nông gặp quốc lộ 80 ở Hòn Đất (Kiên Giang).

Khu vực phía Bắc: Hệ thống nan quạt gồm các quốc lộ 1B, 2, 3, 5, 6, 18, 32, 32B, 32C, 70, Nội Bài - Bắc Ninh…tổng chiều dài khoảng 2.739km. Hệ thống đƣờng vành đai 1 gồm các QL 4A, 4B, 4C, 4D, 4E, 4G, vành đai 2 gồm Ql 279. vành đai 3 gồm QL 37.

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên: Hệ thống phía Bắc Trung Bộ có dạng xƣơng cá với các tuyến QL 7, 8, 9 kết nối đƣờng QL1 với miền núi phía Tây và Lào. Khu vực Trung Trung Bộ và Tây Nguyên, hệ thống đƣờng có dạng hình thang với 2 trục dọc và ngang QL 19, 25, 26, 27, 28…kết nối ven biển với phía Tây.

Khu vực Nam Bộ: Hệ thống đƣờng có dạng hƣớng tâm kết nối vào đầu mối giao thông TP Hồ Chí Minh với các QL quan trọng tỏa đi các hƣớng gồm QL 20, 51, 22 , 30 , 60… và trục ngang kết nối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nhƣ QL 61, 63, 91.

Hệ thống các đƣờng ô tô đối ngoại nhƣ đƣờng Xuyên Á, đƣờng ô tô ASEAN, các đƣờng ô tô cao tốc cũng đang đƣợc đầu tƣ .

1.2.1.2. GTVT đường sắt

Lịch sử ngành đƣờng sắt nƣớc ta đánh dấu từ sự kiện thông tàu tuyến Sài Gòn – Mĩ Tho (20-7-1885).Thực dân Pháp sau khi đô hộ nƣớc ta đã sớm có kế hoạch phát triển các tuyến đƣờng sắt. Để đạt mục đích cai trị và bóc lột tài nguyên nhiều tuyến đƣờng sắt đƣợc xây dựng là:

1889 - 1904 : Đƣờng sắt Hà Nội-Lạng Sơn.

1889 - 1905 : Đƣờng sắt Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội -Vinh. 1901 - 1908: Đƣờng sắt Huế - Đông Hà, Huế - Đà Nẵng.

1906 - 1913 : Đƣờng sắt Sài Gòn - Nha Trang. 1922 - 1927 : Đƣờng sắt Vinh - Đông Hà. 1931- 1936: Đƣờng sắt Đà Nẵng - Nha Trang.

Nhƣ vậy tuyến đƣờng sắt xuyên Việt đã hoàn thành vào năm 1936.Ở miền Bắc: thời kì 1954-1975, đã xây dựng thêm các tuyến đƣờng sắt mới. Đầu tiên là tuyến Đông Anh - Quán Triều, nối Hà Nội với trung tâm gang thép Thái Nguyên.Sau đó, mở thêm tuyến Lƣu Xá - Kép, Kép - Uông Bí hoàn thành năm 1979.

Tính đến thời điểm hiện nay, đƣờng sắt nƣớc ta có tổng chiều dài là 3.142,69 km gồm 2.632 km đƣờng sắt chính tuyến, 402,69 km đƣờng ga (trên toàn mạng lƣới có 281 ga các loại) và 107,95 km đƣờng nhánh, với ba loại khổ đƣờng: khổ đƣờng 1m, 1m435 và đƣờng lồng (cả 1m và 1m435). Bề rộng nền đƣờng phần lớn là 4,4m. Đặc biệt toàn mạng lƣới còn hơn 300 km đƣờng ray nhỏ (riêng tuyến Thống Nhất còn 206 km).[22]

Do ảnh hƣởng của địa hình, nên trên bình diện của các tuyến đƣờng sắt có nhiều khúc cong. Nhiều nhất là trên tuyến đƣờng sắt Thống Nhất, có 1711 đoạn đƣờng cong, với tổng chiều dài các đoạn đƣờng cong là 373,7 km. Do mạng lƣới sông suối dày đặc, nên trên các tuyến đƣờng sắt phải làm nhiều cầu. Tổng số có 1.813 cầu (năm 2003) với tổng chiều dài 57.044 m, trong đó có 33 cầu/11.899 m đi chung với đƣờng bộ. Ngoài ra, ở những nơi địa hình cao, bắt buộc phải xây dựng các đƣờng hầm dành cho đƣờng sắt, hiện tại chúng ta có 39 hầm với tổng chiều dài 11.513 m đã đƣợc xây dựng từ lâu, bị xuống cấp dẫn đến hạn chế tốc độ chạy tàu.[22]

* Phân bố mạng lưới đường sắt

Mạng lƣới đƣờng sắt nƣớc ta có 2632 km đƣờng đơn tuyến với 6 tuyến chính và 2 tuyến nhánh:

- Thống Nhất ( Hà Nội -TP Hồ Chí Minh) dài 1726km, đƣờng khổ rộng 1m. - Hà Nội - Hải Phòng dài 102 km, đƣờng khổ rộng 1m.

- Hà Nội -Lào Cai dài 293km, đƣờng khổ rộng 1m.

- Hà Nội - Thái Nguyên dài 75 km, đoạn Yên Viên - Lƣu Xá là đƣờng sắt lồng (cả 1m và 1,435m) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hà Nội - Đồng Đăng dài 162,5km, đoạn từ Yên Viên đi Đồng Đăng là đƣờng sắt lồng (cả 1m và 1,435m).

Mạng lƣới đƣờng sắt tập trung chủ yếu ở phía Bắc với 1.120 km (từ Tây - Đông) và chạy dọc đất nƣớc theo hƣớng Bắc - Nam với tổng chiều dài (bao gồm cả tuyến nhánh) khoảng 2.010 km từ Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. Trong số 63 tỉnh thành của cả nƣớc thì mạng lƣới đƣờng sắt đi qua 34 tỉnh, thành phố, trong đó đi qua hầu hết các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dƣơng, Việt Trì, Hạ Long, Thái Nguyên, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh. Mạng lƣới đƣờng sắt đi qua các vùng dân cƣ, khu kinh tế, các trung tâm văn hóa : 57% tổng dân cƣ, 47% về tổng diện tích đất.

1.2.1.3. GTVT đường sông

Nƣớc ta có mạng lƣới sông ngòi khá dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành mạng lƣới giao thông đƣờng sông giúp vận tải đƣờng sông hoạt động dễ dàng.Cả nƣớc có 2360 con sông, kênh lớn nhỏ với tổng chiều dài 41.900 km, mật độ sông, kênh trung bình cả nƣớc đạt 0,60km/km2. Nơi có mật độ sông thấp nhất là vùng núi đá, vùng cực Nam Trung Bộ. Trên các châu thổ, ngoài các sông suối tự nhiên còn có nhiều sông đào, mƣơng máng làm cho mật độ kênh mƣơng rất cao. Khu vực Đồng bằng sông Hồng có mật độ 0,45km/km2, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ 0,68 km/km2. Dọc bờ biển, khoảng 23 km có một cửa sông và theo thống kê có 112 cửa sông đổ ra biển. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta mới chỉ khai thác vận tải đƣợc 17.139 km đƣờng sông (chiếm khoảng 41%), trong đó đƣờng sông TW là 6.314 km và đƣờng sông địa phƣơng là 10.825 km, nhƣng mới chỉ quản lý đƣợc 8.500km. Hạn chế lớn trong hoạt động GTVT đƣờng sông là do luồng lạch thƣờng xuyên bị phù sa bồi, khối lƣợng nạo vét rất lớn, thiếu thiết bị dẫn luồng, các cảng sông nhỏ, năng lực thấp, trang thiết bị bốc xếp lạc hậu, sức chứa kho bãi không đủ. Đa số các cảng chƣa có nối kết liên hoàn với mạng giao thông quốc gia. Thêm vào đó, một số cửa sông quan trọng chƣa đƣợc cải tạo, chỉnh trị để kết nối giữa đƣờng sông và đƣờng biển (nhƣ cửa Định An, sông Hậu, Đáy, Lạch Giang,...).

Tổng số có khoảng 50 cảng sông các loại, phân bố chƣa hợp lý, quy mô nhỏ bé..[24]

1.2.1.4. GTVT đường biển

Trong giao thông đƣờng biển, cảng biển là mắt xích quan trọng nhất, là đầu mối chính trong việc lƣu thông hàng hóa, hành khách giữa Việt Nam và trên thế giới. Hiện nay, với xu hƣớng nền kinh tế thế giới đang tiến ra biển thì cảng biển càng có cơ hội khẳng định vai trò quan trọng của mình trong hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động GTVT biển nói riêng. Cùng với sự phát triển của đất nƣớc, qua nhiều thời kỳ, các cảng biển Việt Nam đƣợc hình thành và phát triển đáng kể.

Trong những năm qua, hệ thống cảng biển Việt Nam đã góp phần quan trọng cho tăng trƣởng và phát triển kinh tế đất nƣớc, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa. Hệ thống cảng biển nƣớc ta đã góp phần không nhỏ trong quá trình hội nhập và phát triển ngang bằng với các quốc gia trong khu vực cũng nhƣ các quốc gia trên thế giới.

Hiện nay nƣớc ta có trên 90 cảng biển lớn nhỏ với tổng số chiều dài 22.000 m cầu tầu, 1 triệu m2 kho; 2,2 triệu m2 bãi. Hệ thống cảng biển Việt Nam đƣợc chia thành 8 nhóm:

- Nhóm 1: nhóm cảng biển phía Bắc - Nhóm 2: nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ - Nhóm 3: nhóm cảng biển Trung Trung Bộ - Nhóm 4: nhóm cảng biển Nam Trung Bộ

- Nhóm 5: nhóm cảng biển khu vực TP.Hồ Chí Minh - Vũng Tàu Thị Vải - Nhóm 6: nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long

- Nhóm 7: nhóm cảng biển các đảo Tây Nam Bộ - Nhóm 8: nhóm cảng biển vùng Côn Đảo

Một số cảng biển quan trọng: cảng Cái Lân, cảng Hải Phòng (phía Bắc), cảng Cửa Lò, cụm cảng Đà Nẵng, cảng Quy Nhơn, cụm cảng Nha Trang - Đầm Môn - Ba Ngòi (miền Trung), cảng Sài Gòn, cụm cảng nƣớc sâu Thị Vải - Vũng Tàu, cảng Sao Mai - Bến Đình, cảng Cần Thơ (phía Nam).[22]

1.2.1.5. GTVT đường hàng không

Ngành hàng không nƣớc ta là một ngành non trẻ, nhƣng có những bƣớc tiến rất nhanh, nhất là từ sau ngày đất nƣớc thống nhất. Việc phát triển ngành hàng không dân dụng đạt kết quả nhờ một chiến lƣợc phát triển táo bạo, nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất của mình. Đội máy bay không ngừng đƣợc đổi mới, chuyển loại thay thế thế hệ máy bay của Liên Xô cũ trƣớc đây. Hiện nay, cả nƣớc có 23 sân bay dân dụng đang hoạt động, trong đó có 10 sân bay quốc tế là: Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh), Đà Nẵng (Đà Nẵng), Cát Bi (Hải Phòng), Phú Bài (Huế), Liên Khƣơng (Lâm Đồng), Phú Quốc (Kiên Giang), Cần Thơ (Cần Thơ), Cam Ranh (Khánh Hòa), và Chu Lai (Quảng Nam). Các sân bay còn lại là: Điện Biên Phủ (Điện Biên), Nà Sản (Sơn La), Vinh ( Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), Phù Cát (Bình Định), Plâyku (Gia Lai), Buôn Mê Thuật (Đắk Lắk), Đông Tác (Phú Yên), Rạch Giá (Kiên Giang), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Vũng Tàu (Bà Rịa -Vũng Tàu), Cà Mau (Cà Mau).[22]

1.2.1.6. GTVT đuờng ống

Vận chuyển bằng đƣờng ống ở nƣớc ta đang phát triển gắn với sự phát triển của ngành dầu khí. Vận chuyển bằng đƣờng ống là phƣơng pháp chủ yếu để vận chuyển dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ, là phƣơng pháp duy nhất có hiệu quả kinh tế cao để chuyên chở khí nhất là khí hóa lỏng. Tuy nhiên, việc lắp đặt hệ thống đƣờng ống ngầm dƣới biển là một công việc phức tạp, đòi hỏi phải có công nghệ cao và đầu tƣ lớn.

Một phần của tài liệu Địa lý giao thông vận tải tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 33)