Ontology ứng dụng – BKDoc

Một phần của tài liệu trình bày lý thuyết về web có ngữ nghĩa, ontology và các thế hệ phát triển của world wide web (Trang 99 - 101)

CHƯƠNG 2 : CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN GIÁO DỤC

4.3. Các ontology cho ứng dụng chia sẻ tài liệu học tập

4.3.2. Ontology ứng dụng – BKDoc

Ontology ứng dụng BKDoc chứa các tri thức và khái niệm cần thiết mô tả những đối tượng, tài nguyên cần thiết phát triển từ hai khối Tài nguyên và Con người cho ứng dụng đóng góp, chia sẻ tài liệu học tập. Để mô tả cộng đồng người sử dụng, BKDoc thừa kế lớp Person từ ontology tổng quát. Để mô tả tài nguyên học tập, chúng tôi tự xây dựng các lớp dựa trên lớp gốc Documentation trong ontology tổng quát. Lớp thừa kế trực tiếp từ lớp gốc là LO (Learning Object).

4.3.2.1. Lớp LO (Learning Object)

Lớp LO được phát triển từ lớp Documentation, có mục đích mơ tả và phân loại tài liệu học tập theo ngữ cảnh sử dụng trong cộng đồng giáo dục (hình 4.4). Lớp LO thừa kế các thuộc tính trong từ vựng Dublin Core của lớp Documentation để mô tả tính chất của tài liệu học tập.

Hình 4.4: Các lớp trong BKDoc

Các lớp con của lớp LO có mục đích phân loại tài liệu học tập theo ngữ cảnh sử dụng. Tài liệu được phân loại bởi thuộc tính rdf:type. Cụ thể, các lớp con đó là:

•Articles: loại tài liệu là các bài báo gồm bài viết đăng trên các tạp chí, bài báo cáo được trình bày trong các hội nghị, ... Ví dụ các bài báo về CNTT trong ACM Portal, ...

•Book: loại tài liệu là sách điện tử, được in ấn và phát hành từ các nhà xuất bản (gồm nhiều loại như sách điện tử, sách in được qt vào máy tính, ...).

•Lecture: loại tài liệu là bài giảng trong các trường đại học và trong các khóa đào tạo.

•Thesis: loại tài liệu chứa nội dung luận văn cao học, tiến sĩ, ...

•Tutorial: loại tài liệu là hướng dẫn học tập, hướng dẫn sử dụng sử dụng.

•ECourse: là loại tài liệu đặc biệt, mơ tả thơng tin về các khóa đào tạo trực tuyến. •Assessment:loại tài liệu chứa nội dung đánh giá khả năng học tập của sinh viên như bài thi, kiểm tra, ...

Trong q trình đóng góp tài liệu, người sử dụng nhập các thông tin cơ bản mô tả tài liệu như tiêu đề, mô tả nội dung, ngôn ngữ, nhà xuất bản, tác giả, … và thuộc tính đặc biệt như phân loại tài liệu theo chủ đề nội dung (dc:subject), xác định người sử dụng đóng góp tài liệu (dc:contributor) và phân loại tài liệu theo ngữ cảnh sử dụng bằng cách lựa chọn trong danh sách các thể loại tài liệu. Đối với thuộc tính dc:contributor, có thể xác định được ngay người đóng góp. Cịn đối với thuộc tính

dc:subject thì phức tạp hơn, người sử dụng phải xác định lĩnh vực chủ đề của tài liệu bằng cách chọn một chủ đề trong lược đồ phân cấp các ontology lĩnh vực. Hệ thống sẽ cung cấp giao diện hiển thị lược đồ phân cấp lớp trong ontology BKICT để người dùng lựa chọn.

Có thể sử dụng thuộc tính rdf:type để phân loại tài liệu học tập theo ngữ cảnh sử dụng. rdf:type có domain là lớp LO và range là các lớp con trực tiếp của lớp đó. Ví dụ, để phân loại tài liệu là Book, domain của rdf:type trỏ vào lớp LO, và range trỏ vào lớp Book.

Các thông tin được nhập vào từ người sử dụng sẽ được lưu thành siêu dữ liệu mô tả tài liệu. Ở đây siêu dữ liệu chính là thể hiện của lớp LO và được lưu vào kho chứa siêu dữ liệu sau tiến trình đóng góp tài liệu. Chúng tơi sử dụng các phát biểu bộ ba RDF gồm (resource, property, value) để lưu nội dung siêu dữ liệu.

4.3.2.2. Lớp Person

Ontology ứng dụng BKDoc thừa kế và sử dụng hoàn toàn lớp Person từ Ontology tổng quát BKOnto, và giữ ngun các thuộc tính trong lớp đó. Như đã mơ tả trong ontology tổng quát, lớp Person khai thác từ vựng FOAF để mô tả cộng đồng người sử dụng cuối.

Một phần của tài liệu trình bày lý thuyết về web có ngữ nghĩa, ontology và các thế hệ phát triển của world wide web (Trang 99 - 101)