Phân loại ontology

Một phần của tài liệu trình bày lý thuyết về web có ngữ nghĩa, ontology và các thế hệ phát triển của world wide web (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 WEB CÓ NGỮ NGHĨA VÀ ONTOLOGY

1.3.4.Phân loại ontology

1.3. Ontology

1.3.4.Phân loại ontology

Một số nhóm nghiên cứu đã thực hiện phân loại ontology như: Mizogughi (1995), Van Heijist (1997), Guarino (1998) và McGuiness (2001) [8]. Luận văn chỉ trình bay hai cách phân loại ontology quan trọng sẽ được áp dụng về sau, đó là phân loại của Guarino và McGuiness.

1.3.4.1. Phân loại theo Guarino

Guarino phân loại các kiểu ontology theo mức và sự phụ thuộc vào một quan điểm hoặc tác vụ cụ thể. Phân loại của Guarino như sau (hình 1.9): mức đỉnh (top- level), lĩnh vực, tác vụ và ứng dụng.

Hình 1.9: Phân loại ontology theo Guarino

 Top-level hoặc Upper-level ontology: mơ tả các khái niệm chung và đóng vai trị nền tảng cho các khái niệm gốc của các ontology khác liên kết tới.

 Domain ontology: Mô tả một miền lĩnh vực cụ thể (ví dụ, y học, tin học, luật, …). Các ontology này đưa ra từ vựng về các khái niệm và các quan hệ trong lĩnh vực, về các hoạt động đặt trong lĩnh vực đó, và về lý thuyết, nguyên tắc điều khiển lĩnh vực.

 Task Ontology: mô tả từ vựng liên quan đến tác vụ hoặc hành động chung (ví dụ, lập lịch biểu, bán hàng, chẩn đoán, …) bởi xác định các thuật ngữ trong top-level- ontology. Task ontology đưa ra từ vựng thuật ngữ được sử dụng để giải quyết các vấn đề kết hợp với tác vụ có thể thuộc hoặc không thuộc cùng một lĩnh vực.

 Application ontology: là các ontology phụ thuộc ứng dụng, bao gồm các định nghĩa cần thiết để lập mơ hình tri thức cho một ứng dụng cụ thể. Các ontology ứng dụng thường mở rộng và xác định từ vựng của domain và task ontology cho ứng dụng.

1.3.4.2. Phân loại của Lassila và Mc Guiness

Lassila và Mc Guinness phân loại ontology theo thông tin cần biểu diễn và sự phong phú về cấu trúc bên trong. Ontology được chia thành các loại: từ vựng giới hạn (controlled vocabulary), từ điển đồng nghĩa (thesauri), phân cấp is-a khơng hình thức, phân cấp is-a hình thức (formal), cấu trúc phân lớp - thuộc tính (frame), giới hạn giá trị và ràng buộc logic tổng quát (hình minh họa 1.10).

Hình 1.10: Phân loại ontology theo Lassila và Mc Guiness

Lassila và McGuiness phân loại các ontology từ đơn giản đến phức tạp gồm các loại sau:

Từ vựng hạn chế (controlled cocabulary): ví dụ danh sách thuật ngữ giới hạn.

Từ điển đồng nghĩa (thesauri): đưa ra ngữ nghĩa bổ sung giữa các thuật ngữ,

ví dụ thơng tin về quan hệ đồng nghĩa, nhưng không hỗ trợ phân cấp rõ ràng.

Phân cấp is-a khơng hình thức (informal): ví dụ đặc tả phân cấp thuật ngữ

trong Yahoo, là kiểu phân cấp không ràng buộc lớp thừa kết chặt chẽ.

Phân cấp is-a hình thức (formal): Trong các hệ thống này, nếu B là lớp con

của A thì một đối tượng là thể hiện của B thì cũng là thể hiện của A. Sự phân cấp lớp con chặt chẽ cần thiết để khai thác tính thừa kế.

Frames: Ontology chứa các lớp và thuộc tính, có thể được thừa kế bởi các lớp

ở tầng bên dưới tầng phân cấp is-a hình thức.

Ontology biểu diễn giới hạn giá trị: các ontology có thể đặt giới hạn cho giá

trị thuộc tính. Ví dụ, kiểu của thuộc tính arrival date là date.

Ontology biểu diễn ràng buộc logic: đây là ontology biểu cảm (expressive)

nhất, có thể xác định các ràng buộc first-order logic giữa các thuật ngữ sử dụng các ngôn ngữ ontology.

Một phần của tài liệu trình bày lý thuyết về web có ngữ nghĩa, ontology và các thế hệ phát triển của world wide web (Trang 27 - 29)