Chia sẻ tài liệu học tập và tri thức

Một phần của tài liệu trình bày lý thuyết về web có ngữ nghĩa, ontology và các thế hệ phát triển của world wide web (Trang 66 - 70)

CHƯƠNG 2 : CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN GIÁO DỤC

3.2. Cổng thông tin giáo dục cộng đồng BKEduPortal

3.2.3. Chia sẻ tài liệu học tập và tri thức

Trong phân hệ này, cộng đồng người sử dụng đóng góp, chia sẻ tài liệu học tập có nội dung thuộc nhiều lĩnh vực, chủ đề khác nhau, hình thành một thư viện tài liệu học tập chung. Cộng đồng người sử dụng là nguồn chính đóng góp tài liệu học tập.

3.2.3.1. Thư viện tài liệu học tập

Thư viện là nơi tập trung và lưu trữ tất cả các tài liệu học tập của hệ thống. Tài liệu học tập trong thư viện được xem là tài sản chung và bất cứ thành viên nào cũng có quyền truy cập và sử dụng. Tài liệu học tập được sắp xếp và phân loại theo nội dung, dựa trên các chủ đề thuộc các nhóm lĩnh vực khác nhau. Mỗi lĩnh vực được biểu diễn thành các nhóm chủ đề phân cấp thuộc về lĩnh vực đó. Hệ thống tạo sẵn một cấu trúc phân cấp các lĩnh vực. Cụ thể, phân cấp nhóm lĩnh vực và từng lĩnh vực thuộc nhóm của các tài liệu như sau (bảng 3.1).

Nhóm lĩnh vực Kỹ thuật Cơng nghệ

Cơng nghệ thông tin

Điện - Điện tử - Viễn thông Cơ - Nhiệt - Luyện - Động lực

Xây dựng - Kiến trúc – Cơng trình thủy lợi Kỹ thuật ứng dụng khác

Nhóm lĩnh vực Kinh tế - Quản lý Quản lý Nhà nướcChuyên đề Luật Khoa học Quản trị Tài chính chứng khốn Nhóm lĩnh vực Nơng-Lâm-Ngư Nơng nghiệp Lâm nghiệp Ngư nghiệp

Bảo quản - chế biến Nhóm lĩnh vực Khoa học tự nhiên Tốn học Địa lý Vật lý Nhóm lĩnh vực Khoa học xã hội Ngoại ngữ Lịch sử - Văn hóa Chính trị - tư tưởng Nhóm lĩnh vực Y tế-sức khỏe Y học cổ truyền Sức khoẻ - giới tính Bảng 3.1: Phân nhóm các lĩnh vực

Mỗi lĩnh vực gồm có các chủ đề phân cấp có nội dung thuộc về lĩnh vực đó. Ví dụ trong hình 3.2, lĩnh vực Cơng nghệ thơng tin gồm các chủ đề như Hệ điều hành, Cơ sở dữ liệu, … Mỗi chủ đề có thể gồm nhiều chủ đề con, ví dụ Windows, Unix là chủ đề con thuộc chủ đề Hệ điều hành và có thuộc tính riêng như Hệ điều hành đơn nhiệm hay đa nhiệm, … Các chủ đề có thể có mối liên hệ với nhau.

Hình 3.2: Phân cấp chủ đề trong lĩnh vực Công nghệ thông tin

Tài liệu trong thư viện được phân loại và sắp xếp vào cây thư mục biểu diễn một lĩnh vực, trong đó các thư mục trong cây tương ứng với các chủ đề thuộc lĩnh vực đó. Ví dụ, tất cả các tài liệu có nội dung thuộc lĩnh vực Cơng nghệ thông tin sẽ được đưa vào cây thư mục có thư mục gốc là Cơng nghệ thông tin. Chi tiết hơn, nếu nội dung tài liệu thuộc về chủ đề Cơ sở dữ liệu thì tài liệu này sẽ được đặt trong thư mục Cơ sở dữ liệu thuộc cây thư mục Công nghệ thông tin, … Ứng với mỗi lĩnh vực và chủ đề thuộc lĩnh vực là một trang web chứa cây phân cấp thư mục tài liệu, danh sách tài liệu và các thông tin thống kê về số lượng và trạng thái tài liệu. Mỗi thành phần trong danh sách tài liệu thuộc một thư mục là một đường dẫn tới trang web chứa thông tin mô tả chi tiết về tài liệu, danh sách các tài liệu có nội dung liên quan và giao diện để người sử dụng duyệt cũng như tải tài liệu về máy tính cá nhân.

Để dễ dàng quản lý và lưu trữ, cần một số thông tin mô tả tài liệu học tập. Mỗi tài liệu trong thư viện được gắn kèm 1 hồ sơ chứa thông tin mô tả để hỗ trợ việc quản lý và tìm kiếm. Hai yếu tố quan trọng nhất để mô tả một tài liệu học tập là thể loại theo ngữ cảnh sử dụng như sách, báo, bài giảng, bài kiểm tra, ... và thể loại tài liệu theo nội dung, dựa trên các chủ đề thuộc các lĩnh vực khác nhau như Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, …

Công nghệ thông tin

Cơ sở dữ liệu Hệ điều hành

Đơn nhiệm Đa nhiệm CSDL quan hệ CSDL Hướng đối tượng

Oracle SQL Server MySQL Windows XP Windows Professional

Ngồi ra cần một số thơng tin phụ thêm để mô tả tài liệu. Như vậy, thông tin mô tả tài liệu học tập điện tử cần có các thành phần cơ bản sau:

 Chủ đề hoặc lĩnh vực của tài liệu theo nội dung: Được phân loại theo các nhóm lĩnh vực chủ đề. Mỗi lĩnh vực chủ đề biểu diễn một lĩnh vực tri thức và chứa các chủ đề con tương ứng theo phân cấp. Các chủ đề trong nhóm và các chủ đề con của mỗi nhóm có thể có mối liên hệ với nhau.

 Thể loại tài liệu: Tài liệu được phân loại theo mục đích sử dụng như sách, bài báo, luận văn, bài giảng, bài kiểm tra, ...

 Mô tả vắn tắt nội dung tài liệu.

 Tiêu đề của tài liệu.

 Ngôn ngữ thể hiện bên trong tài liệu.

 Tác giả của tài liệu.

 Người đóng góp tài liệu: Chỉ định thành viên nào trong cộng đồng đóng góp tài liệu.

 Kiểu file vật lý của tài liệu: ví dụ kiểu file pdf, chm hoặc văn bản word, ...

 Đường kết nối tới website chứa tài liệu trong trường hợp tài liệu khơng được đóng góp trực tiếp.

Các tài liệu trong thư viện điện tử của BKEduPortal được xây dựng theo hai cách:

 Hệ thống tự động tạo tài nguyên chia sẻ: Các tài liệu được thu thập về từ các hệ thống khác trong môi trường Internet như các kho chứa tài liệu, các website học tập trực tuyến, các nhà cung cấp bài giảng, các thư viện điện tử tài nguyên mở, … hoặc các học viện, trường đại học có mối liên kết đào tạo với Cổng thơng tin. Ngoài các tài liệu học tập, hệ thống còn cung cấp các bài viết về giảng dạy, học tập, thủ thuật, … đã được kiểm duyệt từ các website khác và hiển thị dưới dạng các trang web để người sử dụng có thể đọc trực tuyến. Ví dụ, bài viết về Sử dụng các tệp Zip, Rar với phần mềm miễn phí ZipGenius, hoặc Cách cài đặt Flash Player, …

 Người sử dụng đóng góp, chia sẻ tài liệu trong cộng đồng: Mỗi thành viên có quyền sử dụng chức năng Tủ sách để tạo thư viện riêng cho mình, đồng thời đây cũng là cách đóng góp tài liệu cho cộng đồng. Trước khi đưa tài liệu vào thư viện, người sử dụng phải nhập đầy đủ các thông tin mô tả chi tiết về tài liệu như: tiêu đề, lĩnh vực, thể loại tài liệu, Ngơn ngữ, mơ tả tóm lược, Tác giả, nguồn gốc (người đóng góp tài liệu),

năm xuất bản, Các từ khóa, … Hệ thống sẽ cung cấp danh mục các lĩnh vực, chủ đề và thể loại tài liệu để người sử dụng lựa chọn. Sau bước nhập thông tin mô tả là bước đưa (upload) tài liệu. Có hai cách đưa tài liệu vào thư viện là:

o Đóng góp trực tiếp: Sử dụng giao diện để đưa tài liệu vật lý (ví dụ, file sách pdf, chm, word, …) vào thư viện trong trường hợp các tài liệu này sẵn có trong kho chứa riêng của người sử dụng.

o Đóng góp gián tiếp: Người sử dụng nhập đường dẫn trỏ tới tài liệu vật lý được lưu trên một website khác.

Ngồi ra, người sử dụng có thể đóng góp trực tiếp bài viết của họ về các lĩnh vực chủ đề thông qua các chức năng soạn thảo và quản lý nội dung của hệ thống. Các bước diễn giải bài viết cũng được thực hiện như diễn giải tài liệu.

Tài liệu và các thông tin mô tả tương ứng sẽ được đưa vào thư viện để các thành viên trong cộng đồng có thể tìm kiếm, truy cập và sử dụng.

3.2.3.2. Cơ chế tìm kiếm tài liệu

Chức năng tìm kiếm khai thác các thuộc tính và thể loại thơng tin và các mối quan hệ giữa chúng. Sau khi người sử dụng mô tả loại tài liệu mà mình cần thơng qua từ khóa hoặc chủ đề nội dung, dịch vụ này sẽ tự động thực hiện tìm kiếm thơng tin trong kho chứa tài liệu và trả lại kết quả cho người dùng. Có hai cách tìm kiếm tài liệu trong thư viện điện tử của BKEduPortal:

 Tìm kiếm theo dịch vụ thư mục (directory service): Đối với những người dùng khơng muốn tìm kiếm thơng tin qua các từ khóa, họ có nhu cầu tìm kiếm thơng tin theo một chủ đề, lĩnh vực nào đó thì có thể sử dụng dịch vụ thư mục phân loại thông tin. Dịch vụ thư mục là dịch vụ thực hiện phân loại và sắp xếp thơng tin trên các website theo nhóm chủ đề. Mỗi chủ đề có thể chứa nhiều chủ đề con và có thể phân tách xuống các mức thấp hơn. Hệ thống sẽ đưa ra danh sách nhóm các chủ đề, và tương ứng mỗi chủ đề sẽ là một cây phân cấp các chủ đề con để người sử dụng lựa chọn. Ứng với mỗi chủ đề là danh sách các tài liệu có nội dung thuộc về chủ đề đó. Người sử dụng sẽ duyệt các danh sách tài liệu ứng với từng chủ đề, có thể xem mơ tả chi tiết của từng tài liệu trong danh sách để xem thông tin đầy đủ hơn như mô tả, tác giả, ngơn ngữ, nhà xuất bản, … và có thể xem nội dung tài liệu trực tuyến hoặc tải về máy tính cá nhân qua đường dẫn trỏ vào nơi chứa vật lý của tài liệu.

 Tìm kiếm theo chủ đề (topic search): Hỗ trợ người dùng tìm kiếm nhanh. Thay vì phải duyệt danh sách tài liệu ứng với từng chủ đề, người dùng có thể chọn một chủ đề

trong danh mục và hệ thống sẽ hiển thị danh sách tài liệu theo chủ đề vừa chọn. Để thu hẹp phạm vi tìm kiếm, có thể chọn kiểu tài liệu như sách, bài báo, ... trước khi tìm.

Ngồi thơng tin mơ tả chi tiết về tài liệu như đã đưa ra trong mục 3.2.3.1, hệ thống còn cung cấp một số đường kết nối tới nơi chứa tài liệu vật lý để người sử dụng có thể xem nội dung trực tuyến hoặc tải tài liệu về máy tính cá nhân của họ.

3.2.3.3. Đóng góp, chia sẻ tri thức

Cơ sở tri thức về các lĩnh vực nội dung và thể loại ngữ cảnh sử dụng của tài liệu học tập trong thư viện có thể được cập nhật và mở rộng theo hai phương thức:

 Cộng đồng người sử dụng đóng góp tri thức. Có một số lợi ích nhất định khi khuyến khích cộng đồng tham gia xây dựng cơ sở tri thức. Trong một cộng đồng người sử dụng gồm nhiều đối tượng sử dụng thì các tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng về các lĩnh vực nghiên cứu, học thuật vô cùng phong phú và đa dạng. BKEduPortal cho phép người sử dụng đóng góp tri thức, kinh nghiệm nghiên cứu học tập, bằng cách bổ sung các chủ đề mới dựa trên các chủ đề gốc đã có trong lĩnh vực quan tâm. Người sử dụng có thể mở rộng một chủ đề gốc bởi thêm vào các chủ đề con có nội dung và ý nghĩa thuộc về chủ đề gốc đó. Trong trường hợp người sử dụng muốn đóng góp một tài liệu mới, nhưng chủ đề nội dung của tài liệu khơng có trong cơ sở tri thức thì anh ta có thể tạo một chủ đề mới cho tài liệu đó.

 Nguồn tri thức chia sẻ có thể được thu thập tự động từ các hệ phân hệ hỗ trợ mô tả ngữ nghĩa tài nguyên học tập (ví dụ hệ thống hỗ trợ xuất bản tài liệu học, thơng tin khóa học sử dụng ontology, … ) và từ các hệ thống giáo dục đào tạo khác có liên kết với Cổng thông tin.

Do các chủ đề trong các miền lĩnh vực thay đổi và phát triển liên tục nên sự phong phú của cơ sở tri thức trong BKEduPortal hồn tồn dựa trên sự đóng góp tri thức của cộng đồng người sử dụng về các miền lĩnh vực tri thức.

Một phần của tài liệu trình bày lý thuyết về web có ngữ nghĩa, ontology và các thế hệ phát triển của world wide web (Trang 66 - 70)