Phân hệ ứng dụng Tư vấn giáo dục

Một phần của tài liệu trình bày lý thuyết về web có ngữ nghĩa, ontology và các thế hệ phát triển của world wide web (Trang 72 - 73)

CHƯƠNG 2 : CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN GIÁO DỤC

3.2. Cổng thông tin giáo dục cộng đồng BKEduPortal

3.2.5. Phân hệ ứng dụng Tư vấn giáo dục

Phân hệ Tư vấn giáo dục gồm hai chức năng chính: (1) chức năng tư vấn chọn ngành học thích hợp giúp học sinh chọn ngành nghề phù hợp với sở thích, tính cách cá nhân; và (2) chức năng tư vấn chọn trường, khoa thích hợp với ngành học trên và phù hợp với các đặc điểm riêng biệt của học sinh [23].

3.2.5.1. Tư vấn chọn ngành nghề dựa trên tính cách

Mục đích của hệ thống tư vấn là giúp học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở thích, tính cách của từng cá nhân. Dựa trên lý thuyết của John Holland [28], hầu hết con người trong xã hội đều thuộc một trong sáu kiểu tính cách: kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, nghệ thuật, xã hội, kinh doanh và hành chính. Có sáu kiểu “mơi trường” làm việc cơ bản tương ứng với sáu tính cách đó. Nếu con người làm việc trong mơi trường phù hợp với tính cách, họ sẽ cảm cảm thấy hài lịng và đạt được thành cơng hơn trong cơng việc.

Hệ thống phân loại ngành nghề theo sáu kiểu tính cách trên. Mỗi học sinh khi tham gia hệ thống sẽ phải trả lời các câu hỏi trắc nghiệm về tính cách. Hệ thống có thể xác định được tính cách nổi trội của học sinh từ các câu trả lời đó. Từ tính cách nổi trội và ngành nghề, hệ thống sẽ đưa ra danh sách ngành nghề thích hợp với học sinh.

3.2.5.2. Lựa chọn trường, khoa dựa trên ngành nghề

Chức năng này giúp học sinh tìm các trường có khoa thích hợp với ngành học đã tư vấn và phù hợp với các đặc điểm riêng của các em như khả năng học tập, nơi ở, khả năng kinh tế, ...

Sau khi đã xác định được ngành học thích hợp với tính cách và sở thích của học sinh qua chức năng trên, hệ thống sẽ lưu ngành học này vào danh sách đặc điểm ngành học dự kiến trong học bạ của học sinh. Hệ thống tiếp tục yêu cầu học sinh nhập thêm các thông tin cá nhân như: họ tên, ngày sinh, giới tính, chiều cao, cân nặng, điểm mơn học (tốn, lý, hóa, ...), điểm tính cách (nghiên cứu, thực hành, kinh doanh, ...), nơi ở, khả năng kinh tế.

Từ các thông tin cá nhân của học sinh, hệ thống thực hiện phương pháp lập luận tình huống theo các bước sau:

(1) Tìm kiếm lại các học bạ tương tự trong cơ sở các học bạ (học bạ đã được các chuyên gia tư vấn xử lý và đưa ra câu trả lời tư vấn) để đối sánh với học bạ của học sinh.

(2) Sử dụng lại trực tiếp kết quả tư vấn nếu tìm thấy học bạ hồn tồn giống với học bạ của học sinh. Trong trường hợp chỉ tìm thấy học bạ gần giống với học bạ của

học sinh, hệ thống tiến hành hiệu chỉnh kết quả tư vấn. Nếu khơng tìm thấy học bạ nào thích hợp, hệ thống sẽ chuyển học bạ này cho các chuyên gia tư vấn xử lý.

(3) Duyệt lại độ chính xác của các kết quả tư vấn (kết quả tư vấn được sử dụng lại, kết quả tư vấn đã được hiệu chỉnh, và kết quả tư vấn được tạo bởi chuyên gia) bằng cách thu nhận các phản hồi của người sử dụng.

(4) Học và giữ lại các tình huống bằng cách tổ chức lưu trữ các giải pháp tư vấn có độ chính xác cao, đồng thời học các kinh nghiệm suy diễn thành công hoặc thất bại khi áp dụng các luật suy diễn.

Một phần của tài liệu trình bày lý thuyết về web có ngữ nghĩa, ontology và các thế hệ phát triển của world wide web (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w