Một kịch bản ứng dụng tìm kiếm tài liệu học tập

Một phần của tài liệu trình bày lý thuyết về web có ngữ nghĩa, ontology và các thế hệ phát triển của world wide web (Trang 102 - 105)

CHƯƠNG 2 : CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN GIÁO DỤC

4.3. Các ontology cho ứng dụng chia sẻ tài liệu học tập

4.3.4. Một kịch bản ứng dụng tìm kiếm tài liệu học tập

Để chứng tỏ tính khả thi của kiến trúc và mơ hình ontology đã xây dựng cho BKEduPortal, luận văn đưa ra một kịch bản tìm kiếm tài liệu học tập thuộc phân hệ ứng dụng Chia sẻ tài liệu học tập. Trong hệ thống BKEduPortal, toàn bộ các ontology được lưu trữ và quản lý bởi Jena. Sử dụng bộ công cụ này, dữ liệu của ontology khi lưu trữ sẽ được quy về các bộ ba của RDF. Khi truy vấn mô tơ suy diễn của Jena sẽ hỗ trợ tìm ra các kết quả (dưới dạng các bộ ba) phù hợp với mô tả tri thức ngầm định của ontology. Ví dụ khi người sử dụng đóng góp, chia sẻ một tài liệu vào hệ thống thì một tập các bộ ba như sau có thể được tạo ra để mơ tả một quyển sách có chủ đề về CSDL (bảng 4.7).

Subject Predicate Object

bkdoc:Book_01 rdf:type http://www.hut.edu.vn/bkdoc/ Book

bkdoc:Book_01 dc:title Oracle Database Management Systems bkdoc:Book_01 dc:description The best book about Oracle

bkdoc:Book_01 dc:creator Grigoris Antoniou bkdoc:Book_01 dc:language English

bkdoc:Book_01 dc:identifier 012-345-06 bkdoc:Book_01 dc:format pdf

bkdoc:Book_01 dc:publisher O’Relly bkdoc:Book_01 dc:date 12/12/2004

bkdoc:Book_01 dc:contributor http://www.hut.edu.vn/bkdoc/People_01

Bảng 4.7: Các bộ ba mô tả tài liệu học tập

Các bộ ba trong bảng trên hình thành một file siêu dữ liệu của tài liệu. Siêu dữ liệu đóng vai trị hỗ trợ tìm kiếm tài liệu. Ví dụ, muốn tìm kiếm các tài liệu có tác giả là “Grigoris Antoniou”, thay vì phải tìm kiếm tên tác giả trong tồn văn tài liệu, chỉ cần tìm trong siêu dữ liệu bộ ba với predicate là dc:creator như trong bảng. File siêu dữ liệu RDF mơ tả tài liệu trong bảng có nội dung như sau:

<rdf:RDF

xmlns:rdfs = “http://www.w3.org/2000/01/rdf-schema#” xmlns:dc = “http://purl.org/dc/elements/1.1#”

<rdf:Description about = “http://www.kbs.uni-hannover.de/Database.pdf”> <dc:title> Oracle Database Management Systems </dc:title>

<dc:description> The best book about Oracle </dc:description> <dc:creator> Grigoris Antoniou </dc:creator>

<dc:language> English </dc:language> <dc:identifier> 012-345-06 </dc:identifier> <dc:format> pdf </dc:format>

<dc:publisher> O’Relly </dc:publisher> <dc:date> 12/12/2004 </dc:date>

<dc:subject>

rdf:resource = “http://www.hut.edu.vn/bkdmict/#Databage_Management” </dc:subject> <rdf:type> rdf:resource = “http://www.hut.edu.vn/bkappshare/#Book” </rdf:type> <dc:contributor> rdf:resource = “http://www.hut.edu.vn/bkappshare/#People_id_01” </dc:contributor> </rdf:Description> </rdf:RDF>

Có thể tìm kiếm tài liệu bằng cách truy vấn vào kho chứa siêu dữ liệu và kết hợp truy vấn tài liệu đồng thời theo chủ đề nội dung và thể loại tài liệu để thu hẹp phạm vi tìm kiếm. Câu lệnh RDQL sau sẽ tìm tài liệu có chủ đề “Database_Management” và thể loại là “Book”.

SELECT ?title

WHERE (?x, dc:title, ?title),

(?x,dc:subject,bkict:Database_Management), (?x, rdf:type, bkdoc:Book)

USING bkdoc FOR ‘http://www.hut.edu.vn/bkdoc’ AND bkict FOR ‘http://www.hut.edu.vn/bkict’

Câu lệnh truy vấn trên tham chiếu vào hai ontology BKDoc và BKICT để lọc các tài liệu theo chủ đề và thể loại. Cụ thể, truy vấn chủ đề tài liệu thơng qua thuộc tính dc:subject và lớp bkict:Database_Management, lọc ra thể loại tài liệu theo thuộc tính rdf:type và lớp bkdoc:Book.

4.4. Kết chương

Để chứng tỏ tính khả thi của kiến trúc ontology tổng quát đã đề xuất, chương 4 trình bày tiến trình xây dựng ontology cho BKEduPortal. Một mơ hình ontology được xây dựng cho BKEduPortal dựa trên ngôn ngữ OWL Full. Mơ hình này được thiết kế dựa trên ba khối lĩnh vực, con người và tài nguyên, và được phân thành 3 tầng là: siêu lược đồ, lược đồ và thể hiện. Tiến trình xây dựng ontology được cái tiến từ tiến trình của Noy và McGuiness để phù hợp với kiến trúc phân tầng của ontology. Luận văn cũng trình bày một số các kỹ thuật xây dựng ontology theo mơ hình trên bằng cơng cụ Protégé như tạo siêu lớp, tích hợp ontology, tạo siêu dữ liệu, ... Luận văn đã mô tả chi tiết các lớp trong ontology tổng quát BKOnto ở tầng thứ nhất. Cuối cùng, luận văn xây dựng các ontology cho phân hệ ứng dụng Chia sẻ tài liệu học tập và đưa ra một kịch bản tìm kiếm tài liệu học tập theo chủ đề nội dung và kiểu tài liệu.

Một phần của tài liệu trình bày lý thuyết về web có ngữ nghĩa, ontology và các thế hệ phát triển của world wide web (Trang 102 - 105)