Thành công đạt được

Một phần của tài liệu hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 82 - 88)

2.4.1.1 Quy mô hoạt động NVTTM ngày càng được mở rộng

Trong những năm qua, quy mô hoạt động của NVTTM ngày càng được mở rộng thể hiện trên cả doanh số giao dịch, tăng tần suất phiên giao dịch và đa dạng hóa kỳ hạn giao dịch. NVTTM ngày càng thể hiện vai trò là công cụ

chủ yếu trong điều hành CSTT. NHNN tăng cường khả năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của các TCTD từ đó tác động trực tiếp đến cơ sở tiền tệ, qua đó tác động đến lượng tiền cung ứng cũng như tác động tới thị trường tiền tệ. NVTTM trở thành công cụ tác động lớn nhất vào vốn khả dụng và kinh doanh vốn của hệ thống TCTD. Thể hiện ở một số khía cạnh sau:

- Khối lượng giao dịch NVTTM tăng mạnh qua các năm. Tổng doanh số giao dịch năm 2008 tăng gấp 2,5 lần năm 2007, và gấp 8 lần năm 2006.

Doanh số giao dịch NVTTM tăng mạnh qua các năm do số phiên giao dịch được thực hiện thường xuyên hơn và doanh số giao dịch bình quân mỗi phiên cũng tăng lên, qua đó tăng khả năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của các TCTD.

- Tỷ trọng doanh số mua qua NVTTM trong tổng doanh số hỗ trợ vốn của NHNN qua các kênh ngày càng tăng. Điều này cho thấy NVTTM ngày càng đóng vai trò quan trọng trong điều tiết vốn khả dụng của các TCTD. NVTTM ngày càng được NHNN sử dụng chủ yếu để tác động đến quá trình cung ứng tiền nhằm đạt được mục tiêu CSTT quốc gia trong từng thời kỳ

- Khối lượng giao dịch trong từng phiên cũng ngày càng tăng từ bình quân 767 tỷ đồng/phiên năm 2006 lên 3.240 tỷ đồng/phiên năm 2010. Đặc biệt trong những dịp nhạy cảm, hay dịp cuối năm tài chính và giáp Tết âm lịch, doanh số giao dịch có phiên lên đến 23.000 tỷ đồng/phiên. Khối lượng giao dịch là yếu tố cực kỳ quan trọng cho phép cung ứng hoặc rút bớt khối lượng tiền trung ương (tiền cơ sở). Khối lượng giao dịch bình quân trong từng phiên tăng dần trong các năm chứng tỏ NVTTM ngày càng đóng vai trò quan trọng tác động đến tổng lượng tiền trong nền kinh tế (M2).

Bảng 2.5 Doanh số giao dịch nghiệp vụ thị trường mở qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng

Năm phiên bình quân (tỷ đg/phiên) Tổng số * Mua hẳn Mua kỳ hạn Bán hẳn Bán kỳ hạn 2006 124.235 36.833 87202 200 162 767 2007 415.839 58.995 356.844 355 1.171 2008 1.036.066 947.206 76.837 12.023 402 2.577 2009 966.980 966.880 100 329 2.939 6T/2010 741.821 734.526 7.295 229 3.240

Nguồn: NHNN (*) doanh số giao dịch đã được làm tròn số - Bên cạnh đó kỳ hạn giao dịch mua/bán lại cũng được đa dạng hóa từ 7 ngày đến 182 ngày phù hợp với tình hình vốn khả dụng của các TCTD và nhu cầu điều tiết của NHNN.

- Định kỳ giao dịch đã được điều chỉnh linh hoạt. Tần suất giao dịch cũng được tăng cường 1-2 phiên/ngày, có giai đoạn 2-3 phiên/ngày, với nhiều kỳ hạn giao dịch, nhằm điều tiết vốn khả dụng của các TCTD, đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ và an toàn hệ thống.

- Số lượng thành viên tham gia NVTTM ngày càng tăng, không chỉ có NHTM nhà nước mà các TCTD khác cũng thường xuyên, tích cực tham gia nghiệp vụ này. Có thể nói, những thành viên thường xuyên tham gia hoạt động NVTTM là những thành viên năng động nhất trên thị trường tiền tệ, số lượng thành viên tham gia NVTTM hiện nay là 64 TCTD với đầy đủ các loại hình NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các thành viên không phải là các NHTM lớn mặc dù bị hạn chế về vốn hoặc khả năng cạnh tranh huy động vốn VND, nhưng vẫn trúng thầu trên thị trường.

2.4.1.2 Các cơ chế và quy trình nghiệp vụ thị trường mở đã không ngừng được cải tiến và hoàn thiện

- Các giấy tờ có giá được sử dụng trong NVTTM đã được mở rộng theo Quyết định số 11/QĐ-NHNN ngày 6/1/2010 về danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước. Không chỉ là Tín phiếu

NHNN, Tín phiếu Kho bạc, Trái phiếu Kho bạc, Trái phiếu Công trình Trung ương, Công trái xây dựng tổ quốc, Trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt nam (trước đây là Quỹ Hỗ trợ phát triển) được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành, Trái phiếu Chính quyền địa phương do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà nội và TP Hồ Chí Minh phát hành mà các loại Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh bao gồm: Trái phiếu do Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% gốc, lãi khi đến hạn cũng trở thành hàng hóa trong hoạt động mua có kỳ hạn trong NVTTM.

- Hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống phần mềm kế toán KTP của Sở Giao dịch của NHNN được đầu tư và phát triển, tạo điều kiện cho các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng và NVTTM được thanh quyết toán tức thời, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các TCTD. Trước kia một ngày có thể thanh toán 1 phiên tuy nhiên hiện nay phần mềm kế toán giao dịch và phần mềm KTP có thể thanh toán 2-3 phiên giao dịch TTM/ ngày.

- Các thủ tục giao dịch NVTTM không ngừng được cải tiến, cơ chế hoạt động tiếp tục được hoàn thiện. Quy trình kỹ thuật và thủ tục giao dịch NVTTM cũng tiếp tục có những cải tiến đáng kể để thu hút thành viên tham gia. Đặc biệt, từ tháng 12/2007 NHNN kết thúc dự án AFD, bắt đầu ứng dụng công nghệ trang Web với màn hình và giao diện có nhiều tính năng cho tất cả các nghiệp vụ thị trường tiền tệ cho phép người sử dụng có thể khai thác được tất cả các thông tin liên quan đến nghiệp vụ thị trường tiền tệ, tạo thuận lợi cho các thành viên tham gia thị trường.

Các thủ tục trong giao dịch NVTTM đến nay được coi là thuận tiện và nhanh chóng nhất trong số các nghiệp vụ hỗ trợ vốn của NHNN đối với các TCTD. Thông qua hoạt động đấu thầu NVTTM, các TCTD có thể nhận vốn vay ngay trong ngày để đáp ứng kịp thời vốn thanh toán.

2.4.1.3 Nghiệp vụ thị trường mở đã được điều hành linh hoạt, kết hợp chặt chẽ và đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác

NVTTM ngày càng được NHNN sử dụng như một công cụ chủ yếu trong điều tiết tiền tệ, kết hợp chặt chẽ và đồng bộ NVTTM với các công cụ khác nhằm phát tín hiệu điều hành CSTT và thực hiện mục tiêu CSTT.

Nhìn chung, việc điều hành NVTTM đã được kết hợp tương đối đồng với công cụ CSTT khác nhằm thực hiện mục tiêu CSTT. Lãi suất NVTTM đã kết hợp khá chặt chẽ với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu để định hướng lãi suất thị trường. NHNN đã từng bước định hướng lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh dần là lãi suất trần, lãi suất chiết khấu được coi là lãi suất sàn của thị trường, lãi suất NVTTM được điều hành linh hoạt trong khoảng giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu. Mặc dù tại một số thời điểm, do diễn biến vốn khả dụng thực tế của các TCTD và mục tiêu điều hành CSTT, lãi suất NVTTM biến động vượt khỏi khung lãi suất.

2.4.1.4 Nghiệp vụ thị trường mở là kênh để Ngân hàng Nhà nước có được thông tin về tình hình nguồn vốn của các Tổ chức tín dụng và về tình hình thị trường tiền tệ nói chung, làm cơ sở cho việc điều hành chính sách tiền tệ.

Thông qua hoạt động NVTTM, NHNN đã tạo tín hiệu về định hướng điều hành của NHNN cũng như có được nguồn thông tin phản hồi từ phía TCTD về tình hình thị trường tiền tệ. Thông qua việc tổng hợp, phân tích các thông tin về khối lượng, lãi suất đặt thầu và trúng thầu trong các phiên giao dịch NVTTM cũng có thể đưa ra các nhận định về vốn khả dụng của các TCTD, cũng như xu hướng lãi suất thị trường.

Trong điều kiện NHNN chuyển sang điều hành bằng các CSTT gián tiếp như hiện nay, việc dự báo trước các diễn biến của thị trường để có quyết định điều chỉnh CSTT tạo tín hiệu cho thị trường ngày càng đóng vai trò quan

trọng. Bằng việc theo dõi, dự báo thường xuyên vốn khả dụng của các TCTD, Ngân hàng Nhà nước đã nắm bắt được các diễn biến về vốn của TCTD và thông qua việc quyết định các phiên giao dịch NVTTM, NHNN đã phát tín hiệu cho các TCTD trong việc cân đối nguồn vốn. Ngược lại, trong điều kiện thông tin về thị trường còn thiếu và yếu như hiện nay thì kết quả hoạt động NVTTM cũng phản ánh một phần thông tin về thị trường tiền tệ phục vụ điều hành CSTT.

2.4.1.5 Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở đã góp phần phát triển thị trường tiền tệ, hỗ trợ các tổ chức tín dụng sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

Thông qua hoạt động NVTTM, tính thanh khoản của các GTCG do các TCTD nắm giữ đã được tăng cường. Đồng thời, NVTTM hoạt động tích cực với vai trò tạo thị trường thứ cấp giao dịch các GTCG, điều này góp phần thúc đẩy hoạt động của thị trường sơ cấp, giúp cho các TCTD yên tâm hơn khi đầu tư vào các trái phiếu dài hạn của Chính phủ, khuyến khích các hoạt động mua bán lại trái phiếu Chính phủ.

Nhiều TCTD không chỉ coi việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ là hình thức đầu tư an toàn mà còn là hình thức dự trữ thanh khoản có hiệu quả cao. Khi cần thiết để đảm bảo khả năng thanh toán, các TCTD có thể sử dụng các giấy tờ có giá giao dịch tại thị trường mở cũng như trên thị trường tiền tệ nói chung, tạo điều kiện cho các TCTD điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng tăng tỷ suất đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Các thông tin hoạt động OMOs như cơ chế, quy trình, nghiệp vụ, kết quả hoạt động NVTTM ngày càng được minh bạch và công khai trên các phương tiện thông tin đã tạo điều kiện cho các thành viên tiếp cận với công cụ này của NHNN. Qua theo dõi, phân tích các kết quả hoạt động NVTTM được công bố rộng rãi qua Thời báo ngân hàng, Website của NHNN, các TCTD có thể nắm bắt diễn biến thị trường để quyết định việc tham gia các hoạt động thị trường

tiền tệ. Đồng thời, qua việc NHNN thực hiện các chiều giao dịch mua/bán GTCG đã tạo cho các TCTD nắm được các chiều hướng và động thái điều hành CSTT của NHNN để có chiến lược kinh doanh cho phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.1.6 Công tác phân tích, dự báo vốn khả dụng của các TCTD làm cơ sở cho việc quyết định giao dịch NVTTM ngày càng được tăng cường.

Bộ phận quản lý vốn khả dụng đã cố gắng cải tiến phương pháp dự báo, nâng cao chất lượng dự báo vốn khả dụng, khắc phục khó khăn trong thu thập thông tin, khai thác tối đa các nguồn thông tin khác, thường xuyên trao đổi với các TCTD nhất là các NHTMNN để nắm bắt diễn biến thị trường, qua đó giảm sai số khi dự báo, đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của công cụ này.

Bằng việc đưa hệ thống thông tin báo cáo mới của NHNN theo Quyết định số 477/2004/QĐ-NHNN và quyết định số 1747/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng vào áp dụng, NHNN đã bước đầu có điều kiện khai thác một số thông tin về vốn khả dụng qua mạng. Thông tin về vốn khả dụng của các TCTD đã được phản ánh toàn diện và kịp thời hơn. Các thành viên NVTTM có sự quan tâm, chú trọng hơn đối với việc theo dõi, phân tích và dự báo luồng vốn, thực hiện quản lý vốn ngày càng hiệu quả hơn để có thể tăng cường tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ, nhất là nghiệp vụ TTM.

Một phần của tài liệu hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 82 - 88)