Vai trò của nghiệp vụ thị trường mở đối với điều hành chính sách

Một phần của tài liệu hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 44 - 46)

sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.

Nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ được NHTW sử dụng nhằm thực hiện các mục tiêu của CSTT quốc gia. NHTW tiến hành hoạt động NVTTM nhằm tác động vào khả năng sẵn có và giá của vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng, qua đó tác động đến cơ số tiền tệ và từ đó ảnh hưởng đến khối lượng tiền cung ứng. Hoạt động nhằm kiểm soát mức cung ứng tiền tệ

chính là chính sách tiền tệ. Biện pháp chủ yếu mà NHTW ở nhiều nước sử dụng để kiểm soát cung ứng tiền tệ là NVTTM. NHTW – người hoạch định và thực hiện CSTT sử dụng công cụ NVTTM để tăng giảm khối lượng tiền cung ứng, để kích thích hay hạn chế đầu tư phù hợp với đòi hỏi của thị trường thông qua nới lỏng hay thắt chặt tín dụng một cách tương ứng với nhịp độ phát triển kinh tế, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, tăng thu nhập quốc dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc gia.

NVTTM là công cụ ra đời sau so với các công cụ khác. Tuy nhiên, NVTTM hiện nay đã trở thành công cụ gián tiếp chủ chốt, hiệu quả và linh hoạt. Sở dĩ NVTTM đóng vai trò quan trọng, được NHTW sử dụng chủ yếu để điều hành CSTT vì:

- NVTTM là công cụ CSTT chủ động. Thông qua NVTTM, NHTW có thể tạo ra những biến động có tính chất cung cấp tín hiệu cho thị trường theo mục tiêu CSTT và tác động vào xu hướng trên thị trường theo mục tiêu CSTT và tác động vào xu hướng trên thị trường trên cơ sở dự báo nhu cầu vốn khả dụng. Khác với công cụ tái cấp vốn/tái chiết khấu do các đối tác của NHTW có nhu cầu vốn khả dụng chủ động khởi xướng thì NVTTM có thể buộc các thành viên tham gia hoạt động theo mục tiêu của NHTW.

- NVTTM có tác động nhanh, chính xác và có thể sử dụng ở bất kỳ mức độ nào. NVTTM có thể được hoàn thành nhanh chóng, không gây những chậm trễ về mặt hành chính. Khi NHTW quyết định muốn thay đổi cơ sở tiền tệ hoặc dự trữ, nó chỉ cần phát tín hiệu trên thị trường mở và việc mua bán được thực hiện ngay tức khắc. Mặt khác, so với công cụ dự trữ bắt buộc việc thay đổi mức dự trữ hoặc cơ sở tiền tệ ở mức nhỏ thì NVTTM vẫn đáp ứng được thông qua việc mua hoặc bán ít giấy tờ có giá. Ngược lại, nếu sự thay đổi về dự trữ cần ở mức rất lớn, thì NVTTM sẽ thực hiện được điều đó bằng việc mua bán lượng giấy tờ có giá lớn hơn.

- NVTTM do các ngân hàng tự nguyện thực hiện theo các nguyên tắc thị trường, không có tính chất bắt buộc như dự trữ bắt buộc và không có tác động như một hình thức “đánh thuế” đối với hoạt động của các ngân hàng như dự trữ bắt buộc.

- NVTTM rất linh hoạt. Khi thực hiện NVTTM nếu có một quyết định sai lầm nào đó thì NHTW có thể đảo ngược ngay hành động đó. Nếu lượng tiền cung ứng tăng quá nhanh do NHTW mua một lượng quá lớn giấy tờ có giá trên thị trường mở, thì NHTW có thể đảo ngược lại tình hình bằng cách thực hiện bán giấy tờ có giá trên thị trường mở sau đó. Như vậy, thông qua NVTTM, NHTW có thể điều tiết linh hoạt vốn khả dụng của các TCTD theo cả hai chiều bơm - hút (trong khi công cụ tái cấp vốn/chiết khấu chỉ nhằm mục đích bơm thêm vốn khả dụng cho các TCTD).

- NHTW có thể thực hiện NVTTM trên cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. NVTTM được thực hiện trên thị trường sơ cấp khi NHTW trực tiếp phát hành giấy tờ có giá và thanh toán các giấy tờ có giá đến hạn nhằm thực hiện các mục tiêu của CSTT và tạo ra công cụ để phát triển thị trường tiền tệ. NVTTM trên thị trường thứ cấp thực hiện trên cơ sở các giao dịch mua bán hẳn, mua bán có kỳ hạn các giấy tờ có giá đã phát hành.

Một phần của tài liệu hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 44 - 46)