Nội dung nghiệp vụ thị trường mở

Một phần của tài liệu hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 31 - 41)

1.2.2.1 Phương thức hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở a. Phương thức giao dịch

NVTTM thường được thực hiện theo hai phương thức giao dịch chủ yếu là: mua bán hẳn (giao dịch không hoàn lại) và mua bán có kỳ hạn (giao dịch có hoàn lại).

Theo phương thức giao dịch này NHTW thực hiện mua đứt bán đoạn giấy tờ có giá trên cơ sở giá thị trường. Hình thức giao dịch này làm chuyển đổi hẳn quyền sở hữu đối với các giấy tờ có giá là đối tượng của giao dịch. Vì vậy, tác động của giao dịch này đối với dự trữ của các ngân hàng là dài hạn.

Giao dịch mua bán có kỳ hạn

Phương pháp này chủ yếu được sử dụng cho mục đích giao dịch tạm thời là các hợp đồng mua lại (Repos) hoặc hợp đồng mua lại đảo ngược (Reverse Repos). Hợp đồng mua lại được sử dụng khi NHTW thực hiện mua giấy tờ có giá với thỏa thuận người bán giấy tờ có giá đó sẽ mua lại các giấy tờ có giá đó vào một ngày xác định trong tương lai. Hợp đồng mua lại đảo ngược được áp dụng khi NHTW muốn rút bớt dự trữ của hệ thống ngân hàng. Để đạt mục đích này, NHTW bán giấy tờ có giá với thỏa thuận người mua giấy tờ có giá đó sẽ bán lại vào một ngày xác định trong tương lai. Sự chênh lệch giá bán giấy tờ có giá tại thời điểm t=0 và thời điểm t=T là lãi suất của khoản vay Repos. Thông thường hợp đồng mua lại được sử dụng trong một thời gian rất ngắn (thường là qua đêm với t=1 ngày) với mục đích điều tiết một cách linh hoạt vốn khả dụng của các ngân hàng. Tuy nhiên, cũng có khi thời hạn hợp đồng mua lại dài hơn với t>1 ngày, được coi là Repos có thời hạn. Với loại Repos mở có thời hạn t không xác định trước mà hai bên thỏa thuận lại vào mỗi ngày. Giao dịch theo hợp đồng Repos thực chất là một khoản cho vay có bảo đảm bằng các giấy tờ có giá.

Các giao dịch mua bán có kỳ hạn được sử dụng chủ yếu trong NVTTM vì những lý do sau:

Thứ nhất, đây là công cụ có hiệu quả nhất để bù đắp hoặc triệt tiêu những ảnh hưởng không dự tính trước đến dự trữ của các ngân hàng.

Thứ hai, chi phí giao dịch với hợp đồng mua lại thường thấp hơn so với hợp đồng mua bán hẳn.

Thứ ba, thích hợp trong trường hợp các định hướng CSTT không hoàn hảo dẫn đến việc sử dụng các giải pháp khắc phục.

Thứ tư, làm giảm bớt thời gian thông báo do đó mà giảm bớt biến động của thị trường trước các quyết định hàng ngày của NHTW.

Ngoài ra, một loạt các nghiệp vụ khác cũng được NHTW sử dụng trong NVTTM như: phát hành chứng chỉ nợ của NHTW, giao dịch hoán đổi giấy tờ có giá đến hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ.

b. Phương thức đấu thầu và xét thầu

Nghiệp vụ thị trường mở thường được thực hiện thông qua một trong hai phương thức đầu thầu là đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất.

Đấu thầu lãi suất

Là phương thức đấu thầu mà các tổ chức tham gia đấu thầu tự đăng ký số tiền ứng với mỗi mức lãi suất do chính mình chọn. Đây là phương thức đấu thầu có cạnh tranh lãi suất giữa các thành viên dự thầu.

- Đối với các phiên đấu thầu mà NHTW mua giấy tờ có giá nhằm cung ứng thêm vốn khả dụng, các đơn dự thầu được sắp xếp theo thứ tự và được phân bổ theo các mức lãi suất từ cao xuống thấp. Nghĩa là những đơn dự thầu ứng với lãi suất cao sẽ được ưu tiên phân bổ trước cho đến khi lượng phân phối được sử dụng hết. Nếu tại mức lãi suất thấp nhất được chấp nhận, khối lượng đăng ký dự thầu lớn hơn khối lượng được phân phối thì quá trình phân bổ được tiến hành như sau:

Gọi: O: Khối lượng NHTW chào mua/bán rt: Mức lãi suất thứ t được đăng ký

b(rt)i: Khối lượng tiền dự thầu ứng với mức lãi suất rt của thành viên i B(re): Tổng số tiền đặt thầu với mức lãi suất rt của tất cả các thành viên dự thầu

Đối với đấu thầu nhằm bơm thêm vốn khả dụng thì r1≥rt≥re

Tỷ lệ % trúng thầu được phân phối tại mức lãi suất cuối cùng K (re):

Lượng trúng thầu được phân phối cho thành viên i tại mức lãi suất re. W(re)= K (re)x b(re)

- Đối với đấu thầu trong trường hợp NHTW chào bán GTCG để hút tiền từ lưu thông về thì các quy trình diễn ra theo chiều hướng ngược lại.

Trong đấu thầu lãi suất, NHTW có thể áp dụng dưới hình thức một giá (đơn lãi suất) theo phương thức Hà Lan hoặc nhiều giá (đa lãi suất) theo phương thức Mỹ. Theo phương thức Hà Lan thì toàn bộ khối lượng trúng thầu được tính thống nhất theo một mức lãi suất trúng thầu. Theo phương thức Mỹ thì từng mức khối lượng trúng thầu được tính tương ứng với từng mức lãi suất dự thầu được xét là lãi suất trúng thầu.

Đấu thầu khối lượng

Đấu thầu khối lượng là đấu thầu với lãi suất được NHTW công bố trước. Các thành viên tham gia đấu thầu đăng ký số tiền dự thầu trên cơ sở chấp nhận mức lãi suất công bố trước. Đây là phương thức đấu thầu không có sự cạnh tranh lãi suất giữa các thành viên dự thầu.

Việc phân bổ thầu được tiến hành như sau: Trước hết toàn bộ số tiền đăng ký dự thầu được cộng lại với nhau. Nếu tổng khối lượng dự thầu nhỏ hơn hoặc bằng khối lượng NHTW chào mua/bán thì tòan bộ các đơn dự thầu đều được phân bổ. Nói cách khác là khối lượng trúng thầu của từng thành viên tham gia là khối lượng dự thầu của từng thành viên đó. Nếu tổng khối lượng dự thầu lớn hơn khối lượng NHTW chao mua/bán thì các đơn đặt thầu sẽ được phân phối theo công thức sau:

O- ∑B(rt)(t=1, e-1) K(re)=

Tỷ lệ % phân phối thầu:

K = O/∑bi (i=1,n) Trong đó:

O: khối lượng NHTW chào mua/bán n: tổng số các thành viên tham gia dự thầu bi: khối lượng dự thầu của thành viên i K: tỷ lệ % phân bổ thầu

Lượng trúng thầu của thành viên i (Wi) được tính: Wi = K x (bi) 1.2.2.2 Hàng hóa giao dịch trên thị trường mở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch NVTTM là khác nhau giữa các quốc gia. Ở những nước như Anh, Mỹ, NVTTM là hành vi giao dịch các chứng khoán Chính phủ của NHTW. Nhưng chủng loại các chứng khoán được giao dịch trên thị trường mở lại phong phú hơn ở các nước như Nhật Bản, Úc, Pháp. Có một số nước chỉ cho phép giấy tờ có giá ngắn hạn được sử dụng trong giao dịch NVTTM, nhưng cũng có một số nước khác thì cho phép sử dụng các giấy tờ có giá dài hạn giao dịch trên thị trường mở. NVTTM không giới hạn cụ thể về chủng loại cũng như thời hạn các giấy tờ có giá giao dịch.

Những loại hàng hóa chủ yếu bao gồm:

Tín phiếu kho bạc:

Tín phiếu kho bạc (TPKB) là loại chứng khoán chính phủ được phát hành để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trong năm tài chính. Đây là hàng hóa chủ yếu của NVTTM ở hầu hết NHTW các nước vì TPKB có tính thanh khoản cao và được phát hành định kỳ với khối lượng lớn, do vậy có thể đáp ứng nhu cầu can thiệp của NHTW với mức độ, quy mô khác nhau.

Ngoài ra, việc sử dụng TPKB trong các giao dịch NVTTM có một ưu điểm như: NHTW có thể bán TPKB thay cho việc phát hành tín phiếu NHTW

để thực hiện CSTT thắt chặt, khi đó gánh nặng về chi phí để thực hiện CSTT sẽ chuyển sang ngân sách và được thể hiện một cách rõ ràng trên số liệu ngân sách Nhà nước. Do đó, sử dụng TPKB trên thị trường mở có ý nghĩa như một chất xúc tác cho sự phát triển của thị trường tài chính nói chung. Bộ Tài chính có vai trò quan trọng trong việc xác định khối lượng phát hành, thanh tóan lãi và gốc của tín phiếu. TPKB được phát hành hàng tuần để chi trả các khoản nợ ngắn hạn của Chính phủ. Vì vậy, khối lượng tín phiếu này thay đổi tùy theo nhu cầu vay mượn của Chính phủ và sự hạn chế tốc độ tăng trưởng của các nhà hoạch định chính sách. Do vậy, để sử dụng một cách có hiệu quả TPKB trong các giao dịch NVTTM thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa NHTW và Bộ Tài chính.

Tín phiếu Ngân hàng Trung ương:

Ngân hàng Trung ương có thể phát hành loại giấy tờ có giá thường là tín phiếu ngắn hạn của chính NHTW. Việc sử dụng tín phiếu NHTW làm công cụ mua bán trên thị trường mở có một số ưu, nhược điểm sau:

- Tăng cường tính độc lập của NHTW. Tuy nhiên, việc NHTW phát hành tín phiếu để thực hiện CSTT sẽ làm cho nguồn thu của NHTW giảm nếu phát hành với số lượng lớn.

- Tín phiếu NHTW là công cụ linh hoạt cho việc quản lý vốn khả dụng, nhưng sử dụng tín phiếu NHTW đòi hỏi phải có sự phối họp với Bộ Tài chính nhằm tránh trường hợp phân đoạn thị trường (giữa thị trường TPKB và thị trường tín phiếu NHTW).

Chứng chỉ tiền gửi:

Chứng chỉ tiền gửi là giấy nhận nợ của ngân hàng hay các định chế tài chính phi ngân hàng phát hành, xác nhận một món tiền đã được gửi vào ngân hàng với một kỳ hạn và lãi suất xác định trước. Thời hạn của chứng chỉ tiền gửi có thể từ 7 ngày đến 7 năm hoặc dài hơn nhưng chứng chỉ tiền gửi giao

dịch trên thị trường tiền tệ thường có thời hạn ngắn. Chứng chỉ tiền gửi được sử dụng khá phổ biến trên thị trường tiền tệ do nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền khi cần thiết mà không phải rút tiền gửi trước hạn và chịu phạt.

Sự ra đời của chứng chỉ tiền gửi đánh dấu sự thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý ngân hàng: chuyển từ quản lý tài sản nợ sang quản lý tài sản có vì nó cung cấp một hình thức huy động vốn chủ động cho ngân hàng thay vì phải phụ thuộc vào người gửi tiền. Chứng chỉ tiền gửi được sử dụng như là hàng hóa phổ biến cho NVTTM.

Thương phiếu:

Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Thương phiếu do các doanh nghiệp phát hành nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn. Thương phiếu thường có thời hạn ngắn, lãi suất thấp hơn lãi suất vay ngân hàng và tương đối an toàn vì chỉ một số doanh nghiệp đủ điều kiện mới được phép phát hành thương phiếu.

Thương phiếu là tài sản có đối với người sở hữu; có thể là ngân hàng (thông qua các hành vi chiết khấu hoặc cho vay có cầm cố bằng thương phiếu) hoặc các tổ chức phi ngân hàng trong quan hệ thanh toán trực tiếp (cơ chế bảo lãnh của ngân hàng là cho thương phiếu tính chuyển nhượng cao và vì vậy thương phiếu được chấp nhận dễ dàng trong thanh toán của các tổ chức này). Việc mua bán thương phiếu của NHTW trên thị trường mở sẽ tác động mạnh đến dự trữ của các ngân hàng hoặc tiền gửi của các khách hàng tại NHTM.

Trái phiếu chính phủ:

Đó là giấy nhận nợ dài hạn do Chính phủ phát hành thông thường nhằm mục đích huy động vốn cho ngân sách nhà nước. Mặc dù trái phiếu Chính phủ

là giấy tờ có giá dài hạn (có thể có thời hạn lên đến 30 năm) nhưng trái phiếu Chính phủ cũng được sử dụng khá phổ biến trong các giao dịch NVTTM ở một số nước bởi tính an toàn, ổn định trong phát hành, khối lượng phát hành thường lớn và khả năng tác động trực tiếp đến giá cả TPKB trên thị trường tài chính.

Trái phiếu chính quyền địa phương:

Trái phiếu chính quyền địa phương là giấy nhận nợ dài hạn do chính quyền địa phương phát hành. Thông thường trái phiếu chính quyền địa phương khác với trái phiếu Chính phủ ở các điều kiện ưu đãi về thuế thu nhập từ trái phiếu và thường do các chính quyền địa phương lớn phát hành. Loại trái phiếu này thường được các NHTM sử dụng để tái chiết khấu tại NHTW và đây cũng là một loại giấy tờ có giá được các nhà đầu tư rất ưa chuộng do tính an toàn khá cao. Sự can thiệp của NHTW qua việc mua bán loại trái phiếu này cũng tương tự như đối với Trái phiếu Chính phủ.

Hàng hóa trên thị trường mở ngày càng có xu hướng đa dạng hóa. Điều này là do các nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, do cạnh tranh trên thị trường tài chính ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hóa các hoạt động tài chính và sự xuất hiện nhiều tổ chức cung cấp tài chính mới. Tình trạng này đòi hỏi cá tổ chức tài chính phải tìm kiếm các công cụ mới thỏa mãn nhu cầu thu hút vốn về các mặt: thời hạn, mức độ rủi ro, mức sinh lời và cách thức thanh toán nợ. Xu hướng này sẽ có ảnh hưởng đến sự thay đổi cơ cấu hàng hóa trên thị trường mở.

Hai là, sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của khách hàng và mức độ khẩn trương của cuộc sống là động lực quan trọng ra đời các sản phẩm tài chính mới, có ảnh hưởng đến chủng loại hàng hóa trên thị trường mở.

1.2.2.3 Thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở

Về nguyên tắc, thị trường mở là thị trường không giới hạn thành viên tham gia, mọi người đầu tư đều có thể là đối tác với NHTW trong NVTTM nếu nó thỏa mãn những tiêu chuẩn cụ thể của NHTW ở mỗi quốc gia. Các tiêu chuẩn được đặt ra nhằm vào hai mục đích:

- Các đối tác phải đảm bảo độ tin cậy nhất định;

- Việc giao dịch với các đối tác đó có hiệu quả xét ở khía cạnh can thiệp của NHTW.

Thông thường các thành viên tham gia giao dịch trên thị trường mở bao gồm các tổ chức sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân hàng Trung ương

NHTW tham gia thị trường mở với tư cách là người chỉ đạo thị trường không phải với mục tiêu lợi nhuận mà để điều tiết và quản lý thị trường, nhằm thực hiện các mục tiêu của CSTT quốc gia. NHTW thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá nhằm cung cấp cho hệ thống ngân hàng khả năng thanh toán cần thiết phù hợp với nhu cầu về vốn cho nền kinh tế.

Vai trò của NHTW trên thị trường mở thể hiện ở các khía cạnh sau: - NHTW với vai trò hoạch định và tổ chức thực hiện CSTT, lựa chọn các công cụ cần thiết để điều hành CSTT trong đó có NVTTM.

- NHTW quản lý khối lượng tiền cung ứng, kiểm soát và điều tiết hoạt động tín dụng của các ngân hàng thông qua việc can thiệp vào quá trình tạo tiền bằng NVTTM và các công cụ khác của CSTT.

- NHTW có vai trò tổ chức, xây dựng và điều hành các hoạt động NVTTM, NHTW nghiên cứu và tạo điều kiện cần thiết cho sự ra đời, hoạt động của thị trường mở, tạo điều kiện mở rộng các loại công cụ cho thị trường, xây dựng các quy định, giám sát hoạt động của thị trường, thu thập, công bố các thông tin về thị trường đảm bảo hệ thống thanh toán vận hành an

toàn, trôi chảy. Trên cơ sở diễn biến tiền tệ, tình hình vốn khả dụng NHTW là người quyết định các NVTTM hàng ngày hoặc định kỳ theo diễn biến thị trường.

Thông qua NVTTM ngoài việc điều tiết vốn khả dụng của các ngân hàng, NHTW cung cấp tín hiệu về CSTT nới lỏng hay thắt chặt. Đặc biệt khi thực hiện NVTTM thường xuyên và hiệu quả, lãi suất thị trường mở có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng, chỉ đạo lãi suất thị trường và qua đó NHTW hạn chế được những biến động của lãi suất thị trường.

Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là thành viên quan trọng tham gia thị trường mở

Một phần của tài liệu hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 31 - 41)