đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế là thúc đẩy hiệu quả và sự công bằng. Hầu hết các chính sách đều hoặc nhằm vào mục tiêu làm cho nền kinh tế tăng trưởng, hoặc làm thay đổi cách thức phân chia thu nhập tạo ra.
Hiện nay trong khi kinh tế nhà nước vẫn chiếm vai trò chủ đạo thì các nguồn vốn lớn tập chung do Nhà nước quản lý. Thêm vào đó là quyền lực của các cơ quan Nhà nước, vì vậy việc Nhà nước quan tâm tạo điều kiện đầu tư cho một vùng, một khu vực sẽ có ưu thế vượt trội hơn nếu để thành phần kinh
tế khác đầu tư. Với vai trò, sự quản lý của Nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ, việc ban hành các chính sách, chủ chương sẽ có khả năng tác động đến các khu vực nông thôn, thành thị rộng lớn.
Ở Việt Nam, vai trò của Nhà nước đối với kinh tế không chỉ xuất phát từ yêu cầu phổ biến của quá trình phát triển kinh tế thị trường, mà còn xuất phát từ tính đặc thùcủa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước vừa thông qua hệ thống chính sách kinh tế do mình hoạch định, vừa sử dụng các nguồn lực – trực tiếp là bộ phận kinh tế nhà nước – để định hướng, can thiệp vào lĩnh vực phân phối và phân phối lại theo hướng ưu tiên phân phối theo lao động và qua phúc lợi xã hội; kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội; hoạch định các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa…
Nhà nước cũng có vai trò to lớn trong việc bảo đảm gia tăng phúc lợi xã hội, bởi mục tiêu căn bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là góp phần thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Có chính sách xã hội hợp lý; bảo đảm phúc lợi ngày một gia tăng nhờ hiệu quả tác động của chính sách kinh tế tiến bộ do Nhà nước hoạch định và tổ chức thực hiện bằng những nỗ lực của nhiều chủ thể kinh tế khác nhau… là nhân tố có vai trò quyết định trong vấn đề này.
Vai trò của Nhà nước còn thể hiện bằng đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng như: Giao thông, công trình thủy lợi đầu mối, thủy điện lớn, hệ thống đường điện, thông tin, kho, cảng, trạm, trại… Nhà nước có thể đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng, tập huấn người lao động tiếp thu kiến thức và nâng cao trình độ ứng dụng khoa học – kỹ thuật và công nghệ. Thông qua tổ chức khuyến nông, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và thường xuyên giúp đỡ kinh tế hộ gia đình phát triển, nhất là đối với vùng sâu,
vùng xa, các nghề mới, sản phẩm mới. Trên thực tế, Nhà nước tùy theo khả năng ngân sách và điều kiện cụ thể khác mà đầu tư trực tiếp toàn bộ hay một phần theo phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nhà nước có thể có chính sách khuyến khích đầu tư cho nông thôn từ nhiều nguồn vốn khác nhau, tạo việc làm, tăng thu nhập của người dân nông thôn.
Như vậy chúng ta có thể thấy vai trò to lớn của Nhà nước trong việc định hướng cũng như can thiệp trực tiếp vào cân đối thu nhập giữa nông thôn và thành thị.