thành thị
Bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị đã tác động đến sự phân bố dân cư giữa nông thôn và thành thị. Do mong muốn có một công việc ổn định, lương cao, nhiều người ở nông thôn đã di cư đến thành thị, dẫn đến khu vực thành thị dân số tăng nhanh cả về tuyệt đối và tỷ lệ tương đối.
Từ bảng 2.5, ta thấy tính đến năm 2011, nước ta có 27.888.200 người sống ở khu vực thành thị, chiếm 31,74% tổng dân số cả nước. Trong khi đó, với tỷ lệ tăng chậm, dân số nông thôn là 59.951.800 người, chiếm 68,26% trong tổng dân số.
Trong mười năm qua (1999 - 2009), dân số thành thị nước ta đã tăng với tốc độ trung bình là 3,4% mỗi năm trong khi tốc độ này ở khu vực nông thôn chỉ 0,4% mỗi năm. Tỷ suất sinh theo độ tuổi từ 15-50 của nữ giới ở thành thị là 17,3o
/oo và ở nông thôn là 22,3o/oo. Thậm chí vào năm 1997, trong khi tốc độ tăng dân số thành thị đạt đỉnh cao 9,18% thì dân số nông thôn lại tăng trưởng âm 0,46%. Từ 2009 - 2011, dân dân số thành thị nước ta đã tăng liên tục với tốc độ trung bình là 4,3% mỗi năm trong khi ở khu vực nông thôn giảm liên tục với tốc độ giảm 0,27% mỗi năm.
Nguyên nhân chính khiến dân số thành thị tăng nhanh là do sự mở rộng của thị trường lao động đã tác động tới lượng dân di cư. Thời kỳ di cư mạnh nhất là giai đoạn 2004 - 2009 do lượng khu chế xuất, khu công nghiệp được mở ra ở nhiều nơi đã góp phần phân bố lại dân số.
Bảng 2.5: Dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn Đơn vị tính: Nghìn người
Năm Số người Tốc độ tăng % Cơ cấu %
Cả nước Thành thị Nông thôn Cả nước Thành thị Nông thôn Cả nước Thành thị Nông thôn 1990 66016,7 12880,3 53136,4 1,92 2,41 1,80 100 19,51 80,49 1991 67242,4 13227,5 54014,9 1,86 2,70 1,65 100 19,67 80,33 1992 68450,1 13587,6 54862,5 1,80 2,72 1,57 100 19,85 80,15 1993 69644,5 13961,2 55683,3 1,74 2,75 1,50 100 20,05 79,95 1994 70824,5 14425,6 56398,9 1,69 3,33 1,29 100 20,37 79,63 1995 71995,5 14938,1 57057,4 1,65 3,55 1,17 100 20,75 79,25 1996 73156,7 15419,9 57736,8 1,61 3,23 1,19 100 21,08 78,92 1997 74306,9 16835,4 57471,5 1,57 9,18 -0,46 100 22,66 77,34 1998 75456,3 17464,6 57991,7 1,55 3,74 0,91 100 23,15 76,85 1999 76596,7 18081,6 58515,1 1,51 3,53 0,90 100 23,61 76,39 2000 77630,9 18725,4 58905,5 1,35 3,32 0,74 100 24,12 75,88 2001 78621,0 19299,2 59321,8 1,28 3,06 0,71 100 24,55 75,45 2002 79538,7 19873,3 59665,4 1,17 2,97 0,58 100 24,99 75,01 2003 80468,4 20725,1 59743,3 1,17 4,29 0,13 100 25,76 74,24 2004 81437,7 21601,4 59836,3 1,20 4,23 0,16 100 26,53 73,47 2005 82393,5 22332,2 60061,3 1,17 3,38 0,38 100 27,10 72,90 2006 83313,0 23046,1 60266,9 1,12 3,2 0,34 100 27,66 72,34 2007 84221,1 23746,7 60474,4 1,09 3,04 0,34 100 28,20 71,80 2008 85122,3 24673,7 60448,6 1,07 3,90 -0,04 100 28,99 71,01 2009 86025,0 25584,7 60440,3 1,06 3,69 -0,01 100 29,74 70,26 2010 86932,5 26515,9 60416,6 1,05 3,64 -0,04 100 30,50 69,50 2011 87840,0 27888,2 59951,8 1,04 5,18 -0,77 100 31,74 68,26
Trong 5 năm này, lượng di cư tới địa bàn hành chính cùng cấp huyện tăng 275.000 người, di cư cùng tỉnh tăng 571.000 người, di cư khác tỉnh tăng 1,4 triệu người và di cư khác vùng tăng hơn 1 triệu người. Trong 5 năm 2004 - 2009 số dân nhập cư thuần từ nông thôn vào thành thị là xấp xỉ 1,4 triệu người. Tốc độ di cư nhanh này đang góp phần phân bố lại dân số nước ta theo vùng kinh tế xã hội. Hai vùng nhận dân nhiều nhất là Tây nguyên và Đông Nam bộ và bốn vùng còn lại bao gồm Trung du và miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long là các vùng xuất cư.
So sánh với 5 năm từ 1999 đến 2004, tổng số dân di cư là 486.500 thì số người đến khu vực thành thị chiếm 57%, tiếp đến là luồng di cư từ nông thôn đến nông thôn là 30%, trong đó chủ yếu là di cư đến Tây Nguyên. Di cư từ thành thị về nông thôn chiếm 13% còn lại.
Chỉ riêng TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm của thành phố trong giai đoạn 1999 - 2009 tiếp tục tăng cao, bình quân 1 năm dân số thành phố tăng 3,53% tương đương 0,2 triệu người, chủ yếu là tăng cơ học. Trong 10 năm trở lại đây, dân số TP.HCM tăng thêm hơn hai triệu người. Tại TP Hà Nội, mỗi năm quy mô dân số tăng thêm tương đương dân số một huyện lớn (khoảng 200.000 người), trong đó 1/2 là dân nhập cư về Hà Nội.
Năm 2006, số lao động ở nông thôn chiếm 74,6% tổng số lao động của cả nước nhưng thực tế một lượng lớn lao động trên đã di cư ra khỏi nông thôn theo mùa vụ và cả năm. Khảo sát của IPSARD năm 2006 ở tám xã Đồng bằng sông Hồng, Đông Năm Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy nhiều vùng nông thôn gần như không còn lao động dưới 40 tuổi.
Những người di cư ra các đô thị sống và làm việc phần lớn là thanh niên và những người có học vấn, của cải xã hội, vốn đầu tư nước ngoài và cả
tiền tích lũy ở nông thôn cũng được đưa về đô thị. Vì vậy, tốc độ giảm nghèo của thành thị nhanh hơn nông thôn (riêng năm 2006, có số liệu thống kê cho rằng tỷ lệ nghèo ở thành thị tăng vì chuẩn nghèo được nâng cao và đẩy nhanh di cư – có thể do số người nghèo ở nông thôn chuyển ra đô thị), còn phần lớn số người người nghèo vẫn sống ở nông thôn. Khi đóng góp của nông nghiệp trong thu nhập của hộ nông thôn giảm mạnh từ 58% năm 1993 xuống 43% năm 2004, có nơi như tỉnh Thái Bình, một hộ nông dân trồng hai vụ lúa chỉ thu được hơn 2 triệu đồng/năm trong khi một lao động đi làm ăn xa một năm cho thu nhập trung bình từ 18-20 triệu đồng, lao động xuất khẩu cho thu nhập từ 30-35 triệu đồng/năm, với mong muốn một việc làm có thu nhập cao hơn và điều kiện sống tốt hơn thì lối thoát chính cho lao động là rời bỏ quê hương ra đô thị hoặc xuất khẩu lao động, phần lớn sung vào lực lượng lao động làm việc trong các lĩnh vực không chính thức như khuân vác, khai thác khoáng sản, thợ xây dựng, vận chuyển bằng xe máy, xe thô sơ, giúp việc nhà, bán hàng... Những người này trở thành đối tượng ngăn chặn của nhiều chính sách như hộ khẩu, cấm xe xích lô, xe gắn máy tự chế lưu hành; cấm bán hàng rong… và vô tình trở thành đối tượng của những chính sách quản lý khác như chống buôn lậu qua biên giới, chống phá rừng, chống khai thác khoáng sản, phòng chống tệ nạn xã hội… Một số lớn lao động khác cũng tham gia được vào thị trường lao động chính thức.
Phần lớn lao động di cư tương đối trẻ, từ 15-25 tuổi. Đa số người di cư chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông vì thế thường chỉ nhận được những công việc giản đơn với mức lương thấp.
Theo điều tra di cư nảm 2004, thu nhập của người lao động di cư trung bình khoảng 957.000 đồng/tháng, lao động nam kiếm được nhiều hơn lao động nữ (1,1 triệu đồng so với 0,8 triệu đồng). Người di cư dân tộc Kinh có mức thu nhập cao gấp 2 lần người di cư là người dân tộc thiểu số. Thu nhập
trung bình của người di cư thấp hơn của người không di cư. Sự khác biệt ở thành phố Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp là lớn nhất, ở đây người di cư nhận mức lương chỉ bằng khoảng 2/3 thu nhập của người không di cư. Nhìn chung, đối với người lao động, thu nhập được tăng lên khi di cư đi tìm việc làm. 71% người lao động nói rằng thu nhập của họ cao hơn sau khi di cư, 12% nói rằng cao hơn rất nhiều, 13% nói rằng không đổi. Chỉ có 4% nói rằng có thu nhập thấp hơn. Lao động làm trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp đều có tiến bộ rõ rệt về thu nhập sau di cư: 75% có thu nhập cao hơn và 14% cho biết có thu nhập cao hơn rất nhiều.
Dân số tăng cơ học nhanh đẩy các đô thị lớn, đặc biệt là hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào tình trạng tắc nghẽn giao thông, thiếu điện, thiếu nước, thiếu nhà ở, gây sức ép nặng nề đối với công tác quản lý an ninh, trật tự xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường đô thị, cung cấp dịch vụ. Để đối phó với tình trạng này, một mặt các thành phố sẽ tiếp tục mở rộng về mặt địa lý, tăng thêm biên chế bộ máy và tăng chi ngân sách Nhà nước. Đây là hội chứng “béo phì” mà rất nhiều thành phố lớn trên thế giới đã mắc phải trong suốt quá trình công nghiệp hóa. Nếu như các thành phố lớn ở châu Âu trước đây tăng lên đến 6 triệu dân thì nhiều thành phố ở châu Á hiện nay đã tăng lên đến mức trên 10 triệu dân và các siêu đô thị ở Đông Á đạt mức kỷ lục như Xơun – Hàn Quốc 23 triệu dân, Tôkyô – Nhật Bản 34 triệu dân.
Nhưng điều đáng ngại nhất là kéo theo mâu thuẫn xã hội giữa nông thôn và thành thị, giữa tầng lớp giàu có và lớp dân nghèo hình thành từ dân di cư.
Như vậy, dù bất bình đẳng giàu nghèo - thu nhập trong nông thôn tăng nhanh và cao hơn thành thị nhưng di cư đến thành thị lại tăng cao hơn, thể