Quan điểm hỗ trợ các nhóm xã hội yếu thế, đặc biệt ở nông thôn cũng như dân nghèo thành thị

Một phần của tài liệu Bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam hiện nay (Trang 81 - 83)

thôn cũng như dân nghèo thành thị

Trong xã hội, chúng ta phải đối mặt với nhiều rủi ro không mong muốn như làm ăn kém may mắn thua lỗ, gặp thiên tai, những người sinh ra hoặc bị tai nạn nên không hoàn thiện về thể chất, suy giảm về sức lao động ở cả nông thôn và thành thị; nhóm xã hội yếu thế như vùng nông thôn, vùng sâu, vùng

xa, vùng dân tộc thiểu số ít có điều kiện tiếp cận các cơ hội phát triển. Ngoài ra trong xã hội cũng tồn tại những nhóm người nghèo, thu nhập thấp so với các nhóm khác… Để hỗ trợ, giúp đỡ những người, nhóm xã hội này tồn tại và phát triển, hòa nhập cộng đồng, đồng thời đảm bảo sự phát triển ổn định xã hội, với chính sách nhân đạo thì chính phủ phải luôn có chế độ, chính sách hỗ trợ họ về mặt tinh thần, vật chất. Vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ này là chủ động bố trí ngân sách lập các quỹ phúc lợi, bảo trợ xã hội, yêu cầu sự đóng góp bắt buộc hay tự nguyện của nhân dân, của cộng đồng và đưa ra mô hình quản lý quỹ, việc sử dụng, quản lý các quỹ. Việc hỗ trợ này phần lớn sẽ tạo thu nhập trực tiếp cho họ, thu hẹp khoảng cách về thu nhập với các nhóm người, xã hội khác. Xây dựng một xã hội có nhiều người giàu, không có người nghèo đói hoặc có người nghèo đói nhưng được xã hội trợ giúp, quan tâm, đó là một định hướng mà Việt Nam lựa chọn.

Ngoài ra, cần chú ý hoàn thiện các thể chế, các quy định đầy đủ, chặt chẽ, có sự kiểm tra, giám sát để chống tham nhũng tiêu cực và đảm bảo thực hiện phân phối bình đẳng hơn, đồng thời phát huy đúng đắn vai trò của Nhà nước trong việc phân phối thu nhập.

Phải nhận thấy là chủ thể của quá trình giải quyết thu hẹp khoảng cách về thu nhập này phải chính là cư dân nông thôn, họ phải là người đứng ra chủ động tổ chức quản lý và thực hiện quá trình phát triển, chủ động giải quyết vấn đề của mình, nâng cao đời sống, thu nhập của chính mình. Nhà nước có vai trò định hướng và hỗ trợ khi cần thiết. Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ trong tổng thể phát triển của đất nước. Mọi thành phần kinh tế, lĩnh vực công nghiệp và đô thị phải cùng hỗ trợ nông thôn, gắn với nông nghiệp và nông dân. Sức mạnh của khoa học công nghệ, của cơ chế thị trường phải được huy động để mở đường giải phóng mọi nguồn tài nguyên tiềm năng, trước hết là đất đai, lao động, rừng, biển…

Một phần của tài liệu Bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam hiện nay (Trang 81 - 83)