Tăng trưởng và phát triển bền vững làm cơ sở để giải quyết vấn đề bất bình đẳng

Một phần của tài liệu Bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam hiện nay (Trang 79)

đề bất bình đẳng

Tăng trưởng kinh tế là vấn đề rất quan trọng, liên quan đến sự thịnh suy của một quốc gia. Bởi thế, chính phủ nước nào cũng ưu tiên các nguồn lực của mình cho sự tăng trưởng kinh tế, coi đó là cái gốc, là nền tảng để giải quyết mọi vấn đề khác. Trên cơ sở giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế tạo ra nhiều của cải mới, người ta mới có thể giải quyết hàng loạt vấn đề khác như cân bằng ngân sách, đầu tư chiều sâu, phúc lợi xã hội, giải quyết vấn đề bất bình đẳng, tạo việc làm, chống lại các loại tội phạm, đảm bảo ngân sách cho quốc phòng an ninh... Ngược lại nếu không đạt được sự tăng trưởng kinh tế ở mức độ cần thiết thì trong xã hội sẽ có khả năng nảy sinh hàng loạt vấn đề rất

nan giải. Bài học của Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế trầm trọng (khoảng những năm 1976 - 1986) đã cho ta thấy rõ vai trò của sự tăng trưởng kinh tế quan trọng như thế nào.

Nội dung chủ yếu của phát triển bền vững là bảo vệ thiên nhiên, môi trường và phát triển con người và nguồn lực con người. Chính con người chứ không phải là một lực lượng nào khác quyết định sự phát triển bền vững. Cho nên hầu như nước nào cũng đề cao nguồn lực con người, tìm mọi cách để nâng cao chất lượng con người. Việc phát triển nông thôn bền vững là sự phát triển nông thôn bảo đảm bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.

Việc tăng trưởng kinh tế sẽ tạo điều kiện về cơ sở vật chất để giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội, phân phối lại thu nhập và gốc rễ là tạo sinh kế cho người dân. Kết hợp với phát triển nông thôn bền vững mang tính toàn diện và đa phương, bao gồm phát triển các hoạt động nông nghiệp và các hoạt động có tính chất phục vụ nông nghiệp, công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các ngành nghề truyền thống, cở sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nguồn gốc nhân lực nông thôn và xây dựng, tăng cường các dịch vụ và phương tiện phục vụ cộng đồng nông thôn. Phát triển nông thôn bền vững cũng là quá trình thu hút mọi người dân tham gia vào các chương trình phát triển, nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn.

Việt Nam đã từ bỏ chế độ kinh tế bao cấp, thực hiện đổi mới theo kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước từ những năm 1986. Trong ba thập niên qua, đời sống ở khu vực thành thị có những tiến bộ đáng kể, trong khi nông thôn và nông dân vẫn nghèo, dù xuất khẩu gạo đứng thứ nhì thế giới, xuất khẩu thủy sản mang về nhiều tỷ USD. Những thứ mà nông dân được hưởng, nông nghiệp được đầu tư chưa tương xứng với mức độ đóng góp của

người nông dân, mức độ phấn đấu hy sinh của người nông dân cũng như thành tích mà nông nghiệp đem lại. Đầu tư công nói riêng và của toàn xã hội nói chung cho nông nghiệp là thấp. Mức tăng trưởng đời sống của nông dân rất cao, nhưng so với mức tăng trưởng của đời sống người dân ở đô thị thì hiện nay khoảng cách thu nhập trung bình của cư dân nông thôn chỉ bằng một nửa của đô thị.

Sau nhiều thập niên đề cao nông nghiệp và nông dân như khẩu hiệu tuyên truyền, nhưng thực tế đầu tư cho nông nghiệp nông thôn chỉ chiếm tỷ lệ 1/10 tổng đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước. Tình trạng này khiến nông nghiệp nông thôn khá trì chậm trong tốc độ phát triển chung. Nông nghiệp đóng góp 1/5 tổng sản phẩm nội địa GDP của Việt Nam, xuất khẩu nông thủy sản đạt nhiều thành tựu, đặc biệt là gạo và tôm cá. Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam có nhiều mặt, tuy nhiên lúa gạo là lĩnh vực điển hình. Năm 2011 Việt Nam xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo đạt kim ngạch 3 tỷ 651 triệu USD, dự kiến năm 2012 xuất khẩu gạo vẫn đạt 7 triệu tấn. Người nông dân ở tầng cuối cùng của hệ thống sản xuất tiêu thụ lúa gạo và không có vai trò quyết định về sản phẩm do mình làm ra. Tăng trưởng về kinh tế mang lại một cơ sở vật chất nhất định, Nhà nước có điều kiện hơn để đầu tư vào khu vực nông thôn nhằm đảm bảo sự bình đẳng của nông thôn so với thành thị, trong đó có vấn đề bình đẳng về thu nhập.

Một phần của tài liệu Bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam hiện nay (Trang 79)