đáng quan tâm hơn là bất bình đẳng trong nông thôn – nông thôn.
2.2.3. Nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị thành thị
Có nhiều nguyên nhân tác động đến sự bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam. Ở đây chúng ta đề cập đến một số nguyên nhân chính như sau:
Sự chênh lệch về cơ hội. Người dân nông thôn luôn phải chịu thiệt thòi vì không có điều kiện tiếp cận thông tin, nắm bắt tình hình và tham gia thị trường, để có việc làm đúng năng lực và thu nhập cao, được tiếp tục học lên cao.
Chính sách đất đai cho nông nghiệp còn quá nhiều bất cập, chậm được sửa đổi. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp nhiều năm qua vẫn ở mức thấp. Ngoài ra, sự bất cập trong bồi thường của Nhà nước khi thu hồi đất nông nghiệp, đất ở vùng nông thôn để chuyển sang mục đích sử dụng khác. Nếu đất bị thu hồi là đất nông nghiệp, đất ở vùng nông thôn thì được đền bù ít hơn rất nhiều so với đất ở khu đô thị. Dù diện tích đất bị thu hồi ở nông thôn lớn nhưng không được đến bù bằng một mảnh đất nhỏ ở đô thị.
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã dẫn đến tình trạng mất đất của nông dân. Ở Đồng bằng sông Mêkông, 1/3 người nghèo nông thôn không có đất, và tỷ lệ người dân mất đất đã tăng gấp đôi. Hệ quả là nguồn thu nhập chính của họ bị giảm sút mạnh, khiến khoảng cách nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng. Thêm vào đó là quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường cũng tạo ra những cú sốc và tổn thương đối với tầng lớp lao động và người nghèo ở nước ta. Do vậy, hạn chế trong
khả năng tiếp cận với hệ thống an sinh xã hội cũng làm gia tăng bất bình đẳng.
Đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn giảm dần.
Đầu tư cho nông nghiệp năm 2009 chỉ bằng 6,26% tổng đầu tư toàn xã hội (trong khi GDP của ngành này là 20,91%) và hiện đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm chưa đến 3% tổng GDP. Trước đó, vào các năm 2008, 2005, và 2000 thì tỷ trọng đầu tư của ngành này tương ứng từng năm là 6,45%, 7,50%, và 13,85%,
Việc giảm đầu tư như vậy sẽ tác động không tốt đối với ngành nông nghiệp. Lĩnh vực nông nghiệp không hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, cũng không hấp dẫn nhà đầu tư trong nước. Quan trọng hơn, lĩnh vực này cũng không hấp dẫn các nhà hoạch định chính sách.
Những chính sách ban hành vẫn chưa ưu tiên cho nông dân, một số chính sách thường thiên về tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. Chính phủ cần triển khai đồng bộ các chính sách để điều tiết tốt hơn, tạo sự cân bằng ổn định cho nông nghiệp, nông thôn. Một vấn đề khác là, khu vực nông thôn còn chịu quá nhiều thiệt thòi, nhiều rủi ro và bị ảnh hưởng thiên tai hàng năm. Lao động qua đào tạo ở nông thôn chỉ chiếm trên dưới 10% so với 25% ở khu vực thành thị. Trình độ học vấn thấp hơn hai lần, nhân lực thấp hơn 10 lần, năng suất lao động nông nghiệp thấp, trên 85% hộ nghèo sống ở nông thôn... là những khó khăn cho phát triển.
Hiện cả nước có khoảng 39.414 doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn, chiếm 10% tổng số doanh nghiệp của cả nước; Tuy nhiên, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản chỉ là 2.536 doanh nghiệp, với tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 32,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 6% tổng số vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp nông thôn và 0,9% tổng số vốn đầu tư của
doanh nghiệp cả nước. Trong số đó, phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm 60%, doanh nghiệp có số vốn trên 200 tỷ đồng chỉ chiếm 3%.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, xây dựng; lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Tính đến ngày 14/7/2010, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp còn hiệu lực là 485 dự án với tổng số vốn đầu tư là 3,076 tỷ USD, chiếm 4,1% tổng số dự án và 1,63% tổng số vốn của dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực của cả nước.
Chính sách công nghiệp cho nông thôn không được quan tâm đúng mức.
Trong những năm đổi mới, nông nghiệp, nông thôn đã chấp nhận mức độ lợi nhuận thấp dù lao động dồi dào, chấp nhận giá lương thực thấp và ổn định cho công nghiệp phát triển. Ngược lại, công nghiệp Việt Nam liên tục tăng trưởng trên 2 con số nhưng chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu của đô thị. Đầu tư sản xuất tập trung vào những ngành thu hút đầu tư nước ngoài mạnh và được bảo hộ cao như ô tô, xe máy, hàng điện tử, tiêu dùng… trong khi thị trường máy móc, vật tư nông nghiệp phục vụ nông thôn gần như bỏ ngỏ. Thậm chí có máy móc phương tiện như xe công nông, đa tác dụng, hữu ích, rất phù hợp với địa hình Việt Nam và thích hợp cho nông nghiệp, trên đồng ruộng lại bị cấm sử dụng vì lý do an toàn giao thông.
Máy móc nông nghiệp là các thiết bị cơ khí không đòi hỏi công nghệ cao mà Việt Nam có thể sản xuất được nhưng 45% thị trường máy kéo của Việt Nam do Trung Quốc cung cấp, còn lại 28% là máy cũ nhập khẩu. Máy giặt tại Đồng bằng sông Cửu Long, máy bơm tưới nước ở Tây Nguyên, bình phun thuốc trừ sâu chạy động cơ… và các loại máy nông nghiệp khác cũng
được nhập khẩu. Nhà sản xuất máy nông nghiệp chính của Việt Nam là Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp chỉ đáp ứng tối đa 25 – 30% nhu cầu trong nước. Năm 2011, các đơn vị kinh tế ở nông thôn sở hữu gần 2,2 triệu máy bơm nước nông nghiệp, tăng gần 900.000 máy so với năm 2001. Nhưng từ năm 2001 đến 2011, công nghiệp trong nước chỉ sản xuất ra 94.000 máy bơm nước (khu vực nhà nước sản xuất được 32.000 máy bơm nước, còn lại là khu vực ngoài nhà nước), chiếm chưa đầy 10,4% số lượng máy bơm nước tăng trong cùng kỳ ở khu vực nông thôn, chưa tính tới số hỏng hóc. Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu về máy kéo và xe vận tải có cao hơn nhưng cũng chỉ bằng 33% lượng tăng thêm ở khu vực nông thôn, chưa nói đến thành thị. Phần lớn phân hóa học, một phần đáng kể thuốc trừ sâu, thuốc thú ý và giống cây trồng cũng phải nhập khẩu.
Các loại hàng công nghiệp phục vụ thị trường nông thôn cũng không đòi hỏi công nghệ cao, rất vừa sức với năng lực của công nghiệp Việt Nam nhưng vẫn do nước ngoài chiếm giữ phần lớn thị phần. Hàng Trung Quốc như quạt bàn, vải vóc, hàng tiêu dùng, đồ gốm sứ, phích nước, bóng đèn, ăng ten, chảo ti vi, máy bơm nước, xe máy, máy phát thủy điện nhỏ ở niềm núi… tràn nghập thị trường. Mô tô vận chuyển ở miền núi phần lớn là xe Minskơ nhập khẩu từ Bêlarút, xuồng máy đuôi tôm sử dụng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng nhập khẩu từ Nhật Bản, Mỹ. Khi chính sách cấm xe lôi, xe ba bánh tự chế, xe đầu ngang, xe công nông lưu hành ở các địa phương thì ô tô nhỏ của Trung Quốc đang ào ạt tràn vào, lắp ráp ngay trong nước, chiếm nốt thị trường nhỏ nhoi của tiểu công nghiệp địa phương.
Cho đến cuối thập kỷ 1990, các nhà máy chính vẫn tập trung ở đô thị, chỉ có 28,3% nằm ở nông thôn (hóa chất 2,1%, điện 6,8%, cơ khí 12,8%, công nghiệp nhẹ 14,9%, vật liệu xây dựng 30,9%, chế biến nông sản 32,5 % và chế biến giấy 45% số nhà máy nằm ở nông thôn). Trong các năm gần đây, các
khu công nghiệp phát triển lan nhanh tại nhiều tỉnh ven thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, lấy đi khá nhiều đất nông nghiệp màu mỡ và đã có hệ thống tưới tiêu hoàn chỉnh nhưng chưa địa phương nào trong số đó mà công nghiệp tạo đủ việc làm cho lao động nông thôn tại chỗ, tiêu thụ và chế biến nhiều nguyên liệu nông nghiệp, cung cấp đáng kể vật tư và thiết bị cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống nông thôn. Tới năm 2011, nước ta sản xuất được 5,64 tấn phân đạm, vẫn phải nhập khẩu 3,63 tấn, lượng nhập khẩu khoảng 40% nhu cầu phân đạm, riêng phân urê nhập 140 nghìn tấn; phân kali cần nhập khẩu là 900 nghìn tấn. Chi phí giao dịch và tiếp cận thì trường trong các khâu vận tải, kho bãi, bốc dỡ, thông tin liên lạc, thông quan… của Việt Nam rất cao so với các nước trong vùng.
Ngoài ra cũng phải kể đến là mâu thuẫn kéo dài giữa nhà máy chế biến và vùng nguyên liệu. Một bên là nông dân sản xuất nguyên liệu không có người mua, bên kia là các nhà máy hoạt động cầm chừng hoặc không hoạt động vì không có nguyên liệu, vùng nguyên liệu thường quá nhỏ, giá nguyên liệu quá đắt với người mua, quá rẻ với người bán, chất lượng nguyên liệu không đạt yêu cầu chế biến… Năm 2011, tỷ trọng hàng nông sản được chế biến mới có 12% quả, 8% rau, 13% thịt hơi, 6% gỗ lâm sản.
Rõ ràng đây là những vấn đề yếu kém trong chiến lược phát triển công nghiệp, trong quản lý nhà nước của địa phương và ngành đã hạn chế rất nhiều đến sự phát triển của nông thôn nói chung và thu nhập của người dân nông thôn nói riêng.
Chính sách, pháp luật về thuế thu nhập chưa được hoàn thiện.
Việc ban hành các quy định về đánh thuế thu nhập với người có thu nhập cao mới được Nhà nước ban hành từ năm 2008, chúng ta mới trong giai đoạn đầu thực hiện và còn nhiều bất cập trong các quy định cũng như tính
thực tiễn không cao. Cơ sở vật chất không đồng bộ như thói quen chi tiêu dùng tiền mặt không qua tài khoản… Vì vậy những người có thu nhập cao chưa được thu đủ, thu đúng.
Cơ chế xin cho, bao cấp, môi trường kinh doanh không bình đẳng,
thông tin thiếu minh bạch đã tạo kẽ hở cho một số người giầu lên nhờ đầu cơ (đất đai, chứng khoán…), buôn lậu, tham nhũng, trốn thuế…. Trong khi một bộ phận dân cư không có cơ hội làm giầu hoặc bị chèn ép vì không có “quan hệ” tốt.
Chương 3