Khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị qua các số liệu thống kê hiện hành

Một phần của tài liệu Bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 50)

liệu thống kê hiện hành

Theo tỷ lệ thu nhập, khoảng cách thu nhập giữa người dân nông thôn và thành thị liên tục giảm qua các năm. Thu nhập bình quân một người một tháng năm 1993 và 1999 ở khu vực thành thị tương ứng gấp khu vực nông thôn là 2,34 và 2,30. Đến năm 2002, thu nhập bình quân của người dân thành thị là 622.000 đồng/người/tháng, người dân nông thôn là 275.000 đồng/người /tháng, thu nhập người dân thành thị gấp 2,26 lần thu nhập của người dân nông thôn. Năm 2004 khoảng cách này là 2,15, năm 2006 là 2,1, năm 2008 là 2,1 và năm 2010 thu nhập bình quân của người dân thành thị là 2.130.000 đồng/người/tháng, người dân nông thôn là 1.070.000 đồng/người/tháng, gấp sấp sỉ 2 lần. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2010 theo giá hiện hành của các vùng đều tăng so với năm 2008. Tuy nhiên, thu nhập giữa các vùng có sự chênh lệch. Vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là

Đông Nam Bộ, cao gấp 3 lần vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là vùng Tây Bắc Bộ.

Theo mức thu nhập tuyệt đối, khoảng cách thu nhập giữa người dân nông thôn và thành thị liên tục tăng qua các năm. Năm 1999, chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn là 296.000 đồng, năm 2002 là 347.000 đồng, năm 2004 là 437.000 đồng, năm 2006 là 552.000 đồng, năm 2008 là 843.000 đồng và năm 2010 là 1.060.000 đồng.

So sánh trong cả nước, mức chênh lệch giữa nhóm 20% thu nhập cao nhất và nhóm 20% thu nhập thấp nhất trong năm năm 1990 là 4,1 lần, năm 1991 là 4,2 lần, năm 1993 là 6,2 lần, năm 1994 là 6,5 lần, năm 1995 là khoảng 7 lần thì nó đã tăng lên đến 8,1 lần trong năm 2002, 8,4 lần trong năm 2006 và 9,2 lần trong năm 2010. Qua một thước đo khác, hệ số Gini cũng cho thấy xu hướng gia tăng bất bình đẳng ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Trong năm 1995 hệ số này của Việt Nam là 0,357 nhưng nó đã tăng lên đến 0,42 trong năm 2002 và 0,43 trong năm 2010.

Trong năm 2010, thu nhập bình quân đầu người tính theo giá hiện hành đạt 1.387 nghìn đồng, tăng 38,4% so với năm 2008 và tăng bình quân 19,2%/năm trong các năm 2008-2010. Thu nhập thực tế của thời kỳ 2008- 2010 tăng 9,3% mỗi năm, cao hơn mức tăng thu nhập thực tế 8,4% mỗi năm của thời kỳ 2006-2008 và 6,2% mỗi năm của thời kỳ 2004-2006.

Tốc độ tăng thu nhập năm 2010 của hộ dân cư chủ yếu do tốc độ tăng từ công việc hưởng tiền lương, tiền công và công việc tự làm xây dựng; ở khu vực nông thôn có thêm công việc tự làm thương nghiệp. Báo cáo 6 tháng đầu năm 2011 tiền lương bình quân ở thành thị cao hơn 62,3% so với ở khu vực nông thôn.

Bảng 2.2: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng theo giá thực tế phân theo 5 nhóm thu nhập Đơn vị tính: Nghìn đồng

Trong đó nhóm 1 là nhóm có thu thập thấp nhất, nhóm 5 là nhóm có thu nhập cao nhất,mỗi nhóm chiếm 20%. Nguồn: Niên giám thống kê 2010

Năm Khu vực, Chênh lệch thành thị với nông thôn Chung Theo nhóm thu nhập Chênh lệch nhóm 5 và 1 Chênh lệch nhóm 5 thành thị và nhóm 1 nông thôn 1 2 3 4 5 2002 Cả nước 356 108 178 251 370 872 8,1 14,9 Thành thị 622 184 324 460 664 1479 8,0 Nông thôn 275 100 160 218 299 599 6,0 Tương đối 2,26 1,84 2,03 2,11 2,22 2,47 Tuyệt đối 347 84 164 242 365 880 2004 Cả nước 484 142 241 347 514 1182 8,3 14,6 Thành thị 815 237 437 616 877 1914 8,1 Nông thôn 378 131 215 298 416 835 6,4 Tương đối 2,16 1,81 2,03 2,07 2,11 2,29 Tuyệt đối 437 106 222 318 461 1079 2006 Cả nước 636 184 319 459 679 1542 8,4 14,5 Thành thị 1058 304 575 808 1116 2488 8,2 Nông thôn 506 172 287 394 552 1122 6,5 Tương đối 2,09 1,77 2,0 2,05 2,02 2,22 Tuyệt đối 552 132 288 414 564 1366 2008 Cả nước 995 275 477 700 1067 2458 8,9 14,9 Thành thị 1605 453 868 1230 1722 3752 8,3 Nông thôn 762 251 415 583 829 1734 6,9 Tương đối 2,11 1,80 2,09 2,11 2,08 2,16 Tuyệt đối 843 202 453 647 893 2018 2010 Cả nước 1387 369 668 1000 1490 3411 9,2 15,1 Thành thị 2130 633 1153 1611 2268 4984 7,9 Nông thôn 1070 330 568 820 1174 2462 7,5 Tương đối 2,0 1,92 2,03 1,96 1,93 2,02 Tuyệt đối 1060 303 585 791 1094 2522

Nếu như giai đoạn 2001-2007 vẫn đánh dấu những tăng trưởng nhất định của tỷ trọng nông nghiệp thì giai đoạn 2007-2010 lại là dẫn chứng cho sự thay đổi và tăng trưởng chậm lại của nền nông nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng đó được chỉ ra trong kết luận của nhiều nghiên cứu về đô thị hóa, bên cạnh những tác động tích cực, quá trình đô thị hóa cũng tạo ra rất nhiều yếu tố bất lợi cho phát triển nông nghiệp: Thiếu lao động, giá cả lao động, giá cả vật tư nông nghiệp, quy mô sản xuất manh mún nhỏ lẻ…

Nông, lâm, thủy sản chuyển dịch cơ cấu diễn ra rõ rệt nhưng không đồng đều. Trong ba ngành, ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp theo đến sản xuất nông nghiệp, tuy được đánh giá tăng không đều, cuối cùng là lâm nghiệp.

Cơ cấu phân ngành nông nghiệp (trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ): Trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, chiếm 77,06% năm 2009, tuy vậy, nó đã có xu hướng giảm tỷ trọng. Chăn nuôi đã phát triển khá, đạt mức tăng trưởng bình quân 6,8%/năm thời kỳ 2001 – 2009.

Ngành chăn nuôi tăng trưởng chủ yếu nhờ vào tăng số đầu con, hiệu suất và chất lượng chăn nuôi vẫn còn thấp, thêm vào đó là tình trạng dịch bệnh kéo dài liên tiếp trong những năm qua, đa số cơ sở giết mổ, chế biến quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu làm cho sản phẩm cạnh tranh yếu, giá thành cao.

Trong những năm qua, Việt Nam cũng đạt được những bước tiến khá lớn với lâm nghiệp. Chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc (Chương trình 327), chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng cùng các chính sách giao đất, giao rừng, cùng nhiều chính sách hỗ trợ khác đã góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng từ 33,2% năm 1999 lên 37,5% năm 2006.

Đô thị hóa đã mang lại những nhu cầu cấp thiết về sử dụng đất, sử dụng gỗ cho các ngành công nghiệp như giấy, chế biến đồ gia dụng khiến cho diện

tích rừng suy giảm nghiêm trọng nhưng thông qua đó, ngành chế biến lâm nghiệp phát triển rất mạnh để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ngành lâm nghiệp tuy đạt được những thành tựu đáng kể nhưng lại là ngành có tốc độ thấp nhất trong khu vực nông nghiệp, những hạn chế này được đem đến bởi nhiều yếu tố: người làm nghề rừng đa số là người nghèo có mức sống thấp, trình độ sản xuất không cao, quá trình đổi mới thể chế và chính sách trong ngành lâm nghiệp diễn ra chậm hơn so với thủy sản và nông nghiệp…

Nếu như giai đoạn 1995 – 2000, tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp là 4%, thì giai đoạn 2000 – 2005 giảm xuống còn 3,7% và năm 2006 còn 2,8%, năm 2007 xuống còn 2,3%. Trong khi đó, khu vực dịch vụ trong nông nghiệp tăng trưởng rất chậm, tốc độ bình quân giai đoạn 2001 – 2007 là 3,6%. Năm 2001, dịch vụ nông nghiệp đạt 2800,0 tỷ đồng, năm 2005 tăng lên 3106,8 tỷ đồng và năm 2009 là 3502,0 tỷ đồng. Dịch vụ nông nghiệp phát triển là một dấu hiệu cho thấy nền nông nghiệp có những bước chuyển về chất. Tuy nhiên, hiện nay dịch vụ nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn yếu, chưa đáp ứng được sản xuất và đời sống dân cư nông thôn.

Số đông dân cư Việt Nam vẫn sinh sống trong các vùng nông thôn nên GDP của nông nghiệp tăng trưởng như vậy sẽ khó rút ngắn khoảng cách về thu nhập giữa nông thôn và thành thị.

Phân tích số liệu trên để thấy biện pháp và hướng tác động vào phân ngành nào của nông nghiệp – nông thôn một cách có hiệu quả nhất để có thể nâng cao thu nhập của người dân nông thôn.

Theo nhóm ngũ vị phân, so sánhtỷ lệ thu nhập của nhóm 1 thành thị và nhóm 1 nông thôn, tức là các nhóm nghèo nhất tại các khu vực, từ năm 2002 đến năm 2006, tỷ lệ này giảm liên tục, từ 1,84 lần năm 2002 xuống còn 1,77

lần năm 2006. Nhưng sau đó lại tăng mạnh lên từ 2008 trở đi, cụ thể năm 2008 là 1,80 lần và năm 2010 là 1,92 lần, như vậy năm 2010 còn cao hơn cả năm 2002 là 1,92 so với 1,84. Điều đó thể hiện bất bình đẳng của nhóm 1 nông thôn tăng mạnh một cách tương đối. Trong khi đó, so sánh theo tỷ lệ thu nhập của nhóm 5 thành thị và nông thôn, tức là các nhóm giầu nhất tại các khu vực, từ năm 2002 đến 2010, tỷ lệ này giảm liên tục, từ 2,47 lần giảm xuống còn 2,02 lần, thể hiện khoảng cách thu nhập của các nhóm giầu nhất đã được giảm đáng kể.

Qua bảng 2.2, ta thấy theo chênh lệch thu nhập tuyệt đối, tất cả các nhóm từ nhóm 1 đến nhóm 5 của thành thị so với các nhóm tương ứng ở nông thôn đều tăng theo thời gian. Cụ thể chỉ xem xét nhóm 1 và 5, chênh lệch tuyệt đối giữa nhóm 1 của thành thị với nhóm 1 của nông thôn tăng từ 84.000 đồng năm 2002 lên 132.000 đồng năm 2006 và lên cao 303.000 đồng năm 2010. Còn chênh lệch tuyệt đối giữa nhóm 5 của thành thị với nhóm 5 của nông thôn đã tăng từ 880.000 đồng năm 2002 lên 1.366.000 đồng năm 2006 và tăng cao lên 2.522.000 đồng năm 2010, thể hiện khoảng cách chênh lệch tuyệt đối của các nhóm tương ứng giữa thành thị và nông thôn liên tục tăng.

Về chi tiêu, tính chung cả nước, chi tiêu theo giá hiện hành năm 2010 bình quân đạt 1.211 nghìn đồng/người/tháng, tăng 52,8% so với năm 2008. Chi tiêu thực tế thời kỳ 2008-2010 tăng 14,1% mỗi năm, cao hơn mức tăng 7,9% mỗi năm của thời kỳ 2006-2008.

Năm 2010 tổng mức chi tiêu bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đạt 950 nghìn đồng/người/tháng, tăng 53,4% so với năm 2008; khu vực thành thị đạt 1.828 nghìn đồng/người/tháng, tăng 46,8% so với năm 2008. Nhìn chung, tổng mức chi tiêu ở khu vực thành thị gấp 1,92 lần ở khu vực nông

thôn và có xu hướng hẹp dần khoảng cách (hệ số này ở thời kỳ 2006-2008 là 2,02 lần và năm 2002 là 2,15 lần).

Bảng 2.3: Cơ cấu và tỷ lệ chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng theo giá thực tế Đơn vị tính: Nghìn đồng Năm Khu vực, chênh lệch thành thị với nông thôn Tổng chi tiêu Chi đời sống

Chi đời sống chia ra Chi khác tính vào chi tiêu Chi ăn, uống, hút /tổng chi Chi ăn, uống, hút / thu nhập Thu nhập Chi ăn, uống, hút Chi không phải ăn, uống, hút 2002 Cả nước 356 293 268 151 117 25 0,52 0,42 Thành thị 622 498 461 238 223 37 0,48 0,38 Nông thôn 275 232 211 127 84 21 0,55 0,46 Tỷ lệ 2,26 2,15 2,18 1,87 2,65 1,76 Tuyệt đối 347 266 250 111 139 16 2004 Cả nước 484 397 360 193 167 37 0,49 0,40 Thành thị 815 652 595 291 304 57 0,45 0,36 Nông thôn 378 314 283 160 123 31 0,51 0,42 Tỷ lệ tăng 2,16 2,08 2,10 1,82 2,47 1,84 Tuyệt đối 437 338 312 131 181 26 2006 Cả nước 636 511 460 243 217 51 0,48 0,38 Thành thị 1058 812 738 356 382 74 0,44 0,34 Nông thôn 506 401 358 201 157 43 0,50 0,40 Tỷ lệ 2,09 2,02 2,06 1,77 2.43 1,72 Tuyệt đối 552 411 380 155 225 31 2008 Cả nước 995 792 705 373 332 87 0,47 0,37 Thành thị 1605 1245 1114 541 573 131 0,43 0,34 Nông thôn 762 619 548 309 239 71 0,50 0,41 Tỷ lệ 2,11 2,01 2,03 1,75 2,40 1,85 Tuyệt đối 843 626 566 232 334 60 2010 Cả nước 1387 1211 1139 602 537 72 0,50 0,43 Thành thị 2130 1828 1726 843 883 102 0,46 0,40 Nông thôn 1070 950 890 500 390 60 0,53 0,47 Tỷ lệ 2 1,92 1,94 1,69 2,26 1,70 Tuyệt đối 1060 878 836 343 493 42

Tỷ trọng chi cho ăn uống trong tổng chi tiêu và tổng thu nhập là một chỉ tiêu đánh giá mức sống cao hay thấp. Tỷ trọng này càng cao thì mức sống càng thấp và ngược lại. Việt Nam là một nước còn nghèo, nên tỷ trọng này còn cao.

Xét tỷ trọng chi cho ăn uống trong tổng thu nhập. Từ năm 2002 đến năm 2008, trong cả nước, tỷ trọng này đã giảm từ 42% xuống còn 37% nhưng năm 2010 đã tăng vọt lên 43%. (do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế). Tương ứng ở khu vực thành thị và nông thôn tỷ trọng này cũng giảm từ năm 2002 đến năm 2008 và năm 2010 đã tăng vọt lên: Ở khu vực thảnh thị năm 2010 tỷ trọng chi cho ăn uống trong tổng thu nhập là 40%, ở khu vực nông thôn là 47%.

Nếu so sánh tỷ trọng này với các khu đô thị lớn thì sự khác biệt ở nông thôn còn cao hơn nữa. Trung bình một nhân khẩu một tháng tại khu vực thành thị năm 2008 ở Hà Nội chi hết 779,8 nghìn đồng cho ăn uống (chiếm 43,2% thu nhập). Còn người dân TP.HCM chi hết 612,1 nghìn đồng/tháng (chiếm 42,2% thu nhập cá nhân). Đến năm 2010 chi tiêu cho ăn uống của người dân Hà Nội chiếm 35,5% tổng thu nhập của người dân, trong khi chi tiêu cho ăn uống của người dân Thành phố Hồ Chí Minh là 34,3% tổng thu nhập của người dân.

Năm 2010 chi tiêu cho ăn uống bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đạt 500 nghìn đồng/người/tháng, chiếm 52,5% tổng chi tiêu và tăng 61,3% so với năm 2008; khu vực thành thị đạt 843 nghìn đồng/người/tháng, chiếm 46,1% tổng chi tiêu và tăng 55,8% so với năm 2008. Có thể thấy chi tiêu cho ăn uống của người dân nông thôn tăng nhanh hơn người dân thành thị (61,3% so với 55,8%) và chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng chi (ở nông thôn là

52,5% và thành thị là 46,1%). Điều này phần nào phản ánh sự khác biệt thu nhập ở nông thôn là cao hơn so với thành thị.

Một khía cạnh khác cần quan tâm là tỷ lệ hộ nghèo.

Bảng 2.4: Tỷ lệ hộ nghèo Trong đó: * Chuẩn nghèo mới

Năm Cả nước Thành thị Nông thôn Tỷ lệ hộ nghèo nông

thôn /thành thị 1996 41,31 22,27 53,86 2,4 1998 37,4 19 44,9 2,36 1999 28,21 16,83 35,6 2,11 2002 23 10,6 29,0 2,73 2004 18,1 8,6 21,2 2,46 2006 15,5 7,7 18 2,33 2008 13,5 6,7 16,1 2,4 2009 13 6,2 15 2,42 2010 10,7 (14,2)* 5,1 (6,9)* 13,2 (17,4)* 2,59 2,5* 2011 12,6* 5,1* 15,9* 3,11*

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam trong suốt thập kỷ 1990 đã có tác động quan trọng đến việc xoá đói giảm nghèo và phát triển xã hội. Việt Nam đã thoát khỏi nhóm các nước nghèo với thu nhập bình quân/người năm 2008 trên 1051,4 USD/người/tháng, tỷ lệ nghèo sống dưới 1,25 USD/ngày theo chuẩn quốc tế giảm từ 15,05% (năm 1998) xuống còn 3,8% (năm 2008).

Nếu căn cứ theo chuẩn nghèo của Chính phủ cho từng giai đoạn và điều chỉnh theo trượt giá thì kết quả điều tra mức sống hộ gia đình chỉ ra rằng tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 10,7% (theo chuẩn nghèo mới là 14,2%) năm 2010. Trong khi thu nhập giữa thành thị và nông thôn khoảng 2 lần thì tỷ lệ hộ nghèo của nông thôn và thành thị là 3,1 lần. (năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo nông thôn là 15,9% và thành thị là 5,1%.).

Nhìn chung, tuy kinh tế - xã hội nước ta đang diễn ra trong bối cảnh không ít khó khăn, thách thức, nhưng cùng với đà phục hồi kinh tế, thu nhập năm 2010 của cư dân tiếp tục tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm, đời sống của các tầng lớp dân cư tiếp tục ổn định. Tuy nhiên, mức sống vẫn có sự cách biệt giữa

Một phần của tài liệu Bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)