định cư của chính quyền thị xã Thái Hòa đến năm 2015.
Trong thời gian tới với khối lượng các dự án xây dựng ngày càng tăng đã đặt ra cho công tác giải phóng mặt bằng nói chung, công tác BTHTTĐC nói riêng của thị xã Thái Hòa một nhiệm vụ nặng nề và phức tạp. Bên cạnh sự nỗ lực quyết tâm phấn đấu của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, chủ đầu tư và sự tham gia ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân, công tác BTHTTĐC còn gặp nhiều khó khăn nhất định. Để giải quyết được những vướng mắc trong khâu BTHTTĐC không phải là điều dễ dàng và không thể chỉ trong thời gian ngắn. Vì vậy cần có sự góp sức của tất cả các bên cũng như của các cấp các ngành, của chính quyền địa phương trong công tác BTHTTĐC.
Phủ Quỳ trong thời gian tới thị xã phải tăng cường BTHTĐC để xây dựng các dự án đường giao thông, khu tái định cư, khu công nghiệp, các khu vui chơi giải trí thể dục thể thao, chỉnh trang đô thị ….Do vậy khối lượng BTHTTĐC ngày càng tăng, cần phải thực hiện đảm bảo tiến độ đề ra, tránh gây khiếu kiện, kéo dài thời gian bàn giao đất thực hiện dự án cho chủ đầu tư.
Hiện nay quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã còn khá nhiều, trong thực tế việc canh tác nông nghiệp không đem lại hiệu quả cao, vì vậy trong những năm tới thị xã có xu hướng chuyển một bộ phận đất nông nghiệp để xây dựng các dự án. Công tác BTHTTĐC đối với đất nông nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân. Ngoài ra việc thu hồi và bồi thường đối với đất ở trên địa bàn thị xã cũng sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn do mặt bằng giá đất thực tế tăng cao cùng với sự phát triển của thị xã. Do vậy khi thực hiện BTHTTĐC đối với các dự án khó, chính quyền thị xã cần có đề xuất xin chủ trương của Tỉnh đưa ra những chính sách phù hợp hơn với thực tế, đảm bảo tốt hơn lợi ích của người bị thu hồi đất.
Do đó trong giai đoạn 2012 -2015 tổ chức thực thi chính sách BTHTTĐC của chính quyền thị xã cần đảm bảo các phương hướng sau đây:
3.1.2.1. Dựa trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích của cácbên
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường yêu cầu về công bằng xã hội, lợi ích chính đáng của cá nhân phải được tôn trọng, phát huy đồng thời với lợi ích của xã hội và lợi ích của cộng đồng. Người bị thu hồi đất có thể nói là chủ thể quan trọng nhất, đảm bảo lợi ích của họ là nhiệm vụ hàng đầu của công tác BTHTTĐC. Kết hợp được hài hòa lợi ích của Nhà nước, chủ đầu tư và người bị thu hồi đất trong công tác BTHTTĐC sẽ là yếu tố quyết định, thúc đẩy công tác này được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả cao.
Tuy nhiên hiện nay trong nhiều trường hợp mục tiêu BTHTTĐC nhanh, gọn, ít tốn kém được quan tâm nhiều hơn so với mục tiêu bồi thường sao cho người bị thu hồi đất khôi phục được mức sống ban đầu. Lợi ích từ việc biến đất canh tác thành đất công nghiệp hoặc đất ở không được phân phối công bằng. Khi bị thu hồi đất người nông dân chỉ được nhận khoản bồi thường với giá đất nông nghiệp không đáng kể so với giá nhà đất mà các
chủ đầu tư bán lại sau khi đã san lấp và xây dựng cơ sở hạ tầng. Lợi nhuận siêu ngạch này không được chia hợp lý cho những người bị mất đất, khiến họ thấy bất công dẫn đến việc không tự nguyện bàn giao đất khi bị thu hồi.
Vì vậy quan điểm kết hợp hài hòa lợi ích của các bên, đặc biệt cần quan tâm đảm bảo lợi ích hợp lý của người bị thu hồi đất trong công tác BTHTTĐC cần phải được đặt lên hàng đầu trong các chính sách, chủ trương GPMB của Nhà nước; cần tìm cách giải quyết và hạn chế những bất công ngày càng trở nên gay gắt hơn khi thị trường Bất động sản đang có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay khiến cho giá đất trên thị trường ngày càng “sốt”.
3.1.2.2. Đảm bảo khôi phục lại mức sống ban đầu cho người bị thu hồi đất
Trong công tác BTHTTĐC ngoài việc mặt bằng phải bàn giao đúng tiến độ, đời sống của người bị thu hồi đất cũng phải được ổn định và cải thiện mức thu nhập ít nhất phải bằng trước khi bị thu hồi. Trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, các cấp chính quyền và chủ đầu tư mới chỉ tập trung quan tâm chủ yếu vào tiến độ bàn giao mặt bằng cho dự án mặc dù tiến độ này vẫn thường bị chậm; còn việc đảm bảo mức sống cho người bị thu hồi đất vẫn chưa được thực hiện tốt. Mặc dù chính sách BTHTTĐC hiện nay ngoài việc bồi thường bằng giá đất và tài sản trên đất còn có thêm các chính sách hỗ trợ nhưng vẫn chưa thể đảm bảo được mức sống cho phần lớn các hộ dân bị thu hồi đất khi họ phải chuyển đổi nghề nghiệp và thay đổi nơi ở tại khu tái định cư. Nguyên nhân chính là do giá đất BTHTTĐC quá thấp so với giá đất thị trường cho dù đã có sự điều chỉnh, vì vậy người dân nhận tiền bồi thường khó có thể tái tạo lại cuộc sống ban đầu.
3.1.2.3. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần có sự tương đối đồng đều giữa các dự án trong cùng phạm vi địa phương
Do chính sách BTHTTĐC thay đổi thường xuyên, lại quy định các mức bồi thường, hỗ trợ rất phức tạp; trong khi đó một dự án đầu tư công tác BTHTĐC có thể kéo dài mấy năm, trải qua nhiều chính sách khác nhau do đó mức bồi thường hỗ trợ bị thay đổi nhiều giữa người được bồi thường trước và sau; ngoài ra có nhiều dự án trong cùng phạm vi một xã, phường nhưng do chủ đầu tư tự thỏa thuận mức bồi thường nên có sự chênh
lệch rất lớn với mức bồi thường của Nhà nước. Tại các khu vực giáp ranh giữa các phường, xã, huyện, thị xã cũng thường xuyên xảy ra tình trạng chênh lệch mức bồi thường dẫn đến sự so bì trong nhân dân. Vì vậy việc bồi thường thiệt hại khi giải phóng mặt bằng phải đảm bảo tương đối đồng đều, công bằng giữa các đối tượng, giữa các dự án, phù hợp với lợi ích của nhân dân.
3.1.2.4. Sự tham gia đóng góp ý kiến của người bị thu hồi đất và vai trò của tổ chức quần chúng nhân dân và ý kiến của người dân trong công tác BTHTTĐC
Giải phóng mặt bằng có ảnh hưởng trực tiếp trước tiên đến cá nhân người bị thu hồi đất do vậy để đẩy nhanh tiến độ BTHTTĐC cần quan tâm chú ý đến tâm tư, nguyện vọng của người bị thu hồi đất; lắng nghe những thắc mắc, mong muốn thiết thực của họ để từ đó đưa ra các phương án BT thiệt hại có thể đem lại lợi ích sát sườn, chính đáng, hợp lý cho người dân.
Ngoài ra không thể phủ nhận vai trò của các tổ chức trong việc tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chấp hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước, tự nguyện bàn giao đất khi bị thu hồi.