Tổ chức tập huấn, đào tạo bồi dưỡng

Một phần của tài liệu ''hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của chính quyền thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 65 - 92)

Để đáp ứng kịp thời các yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế - xã hội về đất đai trong thời gian qua Quốc Hội, Chính Phủ và các Bộ ngành trung ương đã ban hành nhiều cơ chế chính sách để sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai, bên cạnh đó các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng thường xuyên được quan tâm điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực

tiễn như hình thức tổ chức thực thi, cơ cấu của bộ máy, phương pháp xác định đơn giá bồi thường, hỗ trợ...vv. Để đảm bảo những thay đổi về cơ chế chính sách của Trung ương, Tỉnh được thực thi đúng đắn và chính xác, từ năm 2008 đến nay chính quyền thị xã Thái Hòa đã quan tâm, phối hợp với Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài nguyên- Môi trường, Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh Nghệ An, Sở Tài chính, Trung tâm thông tin và tư vấn Tài chính Nghệ An tổ chức 20 lớp tập huấn về các cơ chế chính sách BTHTTĐC, chính sách quản lý đất đai cho các đối tượng là Trưởng các ban, ngành của cơ quan thị ủy như: Trưởng ban Dân vận, Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, Trưởng ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị; và Trưởng các phòng, ban ngành của thị xã như: Trưởng phòng Tài nguyên- Môi trường, Chánh thanh tra Nhà nước thị xã, Phòng Tư Pháp, Quản lý Đô thị, Tài chính Kế hoạch, Văn hóa – Thông tin – Tuyên truyền, Văn phòng HĐND- UBND, Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các xã phường, và đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho 300 lượt cán bộ chuyên viên các phòng, ban, ngành và UBND các xã phường; phối hợp với Đài truyền hình thị xã tổ chức 35 lượt chuyên đề “Nhà nước hỏi nhân dân trả lời” về lĩnh vực quản lý đất đai, việc thực hiện chính sách BTHTTĐC để phổ biến, nâng cao trình độ, nhận thức pháp luật cho nhân dân.

2.3.2. Chỉ đạo triển khai chính sách 2.3.2.1. Tổ chức truyền thông, tư vấn

Công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách bồi thường, GPMB có vai trò hết sức quan trọng. Trong quá trình tổ chức thực thi Hội đồng BTHTĐC, Tổ tư vấn BTHTTĐC thị xã đã gửi Thông báo thu hồi đất, Thông báo chủ trương thực hiện dự án và phô tô chứng thực các văn bản chính sách của Nhà nước như Quyết định 147/2007/QĐ.UBND, Quyết định 04/2010/QĐ.UBND, Quyết định 10/2012/QĐ.UBND, các Quyết định bảng đơn giá đất hàng năm của UBND tỉnh, bảng giá các loại cây cối hoa màu đến tận các Bí thư, Xóm trưởng của các xóm nơi có đất bị thu hồi để phổ biến cho nhân dân qua hệ thống loa phát thanh của xóm; hoặc dán công khai các văn bản, các Quyết định thu hồi đất, phương án tổng thể, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND các xã, phường, nhà văn hóa các xóm để tất cả các tổ chức, hộ gia đình, cá

nhân đều được biết thông tin về chế độ bồi thường, hỗ trợ của mình cũng như các hộ liền kề để đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch. Sau khi kết thúc thời gian công khai các văn bản trên thì Tổ tư vấn BTHTĐC đều phối hợp với UBND các xã, phường lập Biên bản công khai và kết thúc công khai để tiếp thu ý kiến của các hộ bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó các tổ chức đoàn thể tại UBND các xã, phường cũng như cấp thị xã: Đoàn Thanh niên, hội người cao tuổi, hội nông dân tập thể, mặt trận Tổ quốc, hội phụ nữ... là lực lượng nòng cốt, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước. Các tổ chức này luôn gần gũi, gắn bó nhất với nhân dân. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thị xã khi thành lập tổ công tác GPMB thường gắn các lực lượng trên cùng tham gia.

Để nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông, tư vấn thì từ năm 2009 Ban thường vụ thị ủy, UBND thị xã Thái Hòa đã giao cho Hội luật gia thị xã, Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Nghệ An, Đoàn luật sư tỉnh Nghệ An cứ 06 tháng một lần tổ chức các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nhân dân tại các xã, phường đã và đang triển khai nhiều dự án thu hồi đất như phường Long Sơn, xã Đông Hiếu, xã Nghĩa Hòa, Nghĩa Mỹ với thời lượng mỗi đợt là 03 ngày, nội dung chủ yếu tập trung tuyên truyền, phổ biến các cơ chế chính sách của Trung ương như Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính Phủ, Thông tư 14/2010/TT.BTNMT và các văn bản của UBND tỉnh bằng hình thức tuyên truyền trực tiếp, in và phát 60.000 tờ rơi cho các đối tượng, và tư vấn từng tình huống cụ thể của nhân dân, kết quả cho thấy sau các đợt trợ pháp lý cơ bản nhân dân đồng tình ủng hộ chủ trương của Nhà nước và chủ trương thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư; vừa là cơ hội để nhân dân có thêm kênh thông tin khách quan để có thể giải đáp những vấn đề còn vướng mắc của hộ gia đình mình.

2.3.2.2. Thực thi các kế hoạch

- Các kế hoạch tổ chức thực thi chính sách như kế hoạch thu hồi đất hàng năm, hàng quý, kế hoạch triển khai các dự án, kế hoạch bố trí nguồn vốn, kế hoạch xây dựng các khu tái định cư được các chính quyền thị xã quan tâm thực hiện nghiêm túc, cơ bản đạt các mục tiêu đề ra. Trong năm 2008 thu hồi được 47,2 ha đất đạt 100% kế hoạch, năm

2009 thu hồi được 391 ha/KH 494 ha đạt 79% kế hoạch, năm 2011 thu hồi được 410 ha/ KH 470 đạt 87,2 % kế hoạch, tương đương trong giai đoạn 2008 – 2011 thị xã đã giải ngân được 415 tỷ/KH 520 tỷ theo 43 phương án tổng thể đã lập đạt 80,3 % kế hoạch đề ra.

- Chính sách được tổ chức thực thi đều đảm bảo thời gian, kế hoạch theo quy định của pháp luật như: việc kê khai, kiểm đếm, xác định nguồn gốc sử dụng đất đã hoàn thành trong 30 ngày kể từ ngày dự án được chính quyền cấp tỉnh phê duyệt; các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng được hoàn thành trong 35 ngày hoặc việc thẩm định phương án chi tiết của các phòng Tài nguyên- Môi trường, Quản lý Đô thị, Tài chính đã được thực hiện trong 05 ngày; trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận tiền bồi thường, hỗ trợ thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư dự án.

- Kế hoạch về nguồn vốn, nguồn nhân lực được cụ thể hóa tại các phương án tổng thể được lập đảm bảo sự chủ động bố trí về nguồn vốn để chi trả bồi thường, hỗ trợ, giúp các cơ quan ban ngành chủ động trong việc xây dựng tiểu kế hoạch kèm theo như: kế hoạch bố trí tái định cưt tại khối 4, khối 6 phường Long Sơn, Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng các tuyến đường giao thông tại xã Nghĩa Thuận( bao gồm lựa chọn địa điểm, đảm bảo các cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật – văn hóa xã hội), kế hoạch đào tạo nghề sau khi thu hồi đất.

2.3.2.3. Tổ chức phối hợp các cơ quan ban ngành

Việc phối hợp giữa Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư thị xã với các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân và đoàn viên, hội viên của các đoàn thể được quan tâm thực hiện. Ngoài các thành viên là đại diện các phòng và đại diện lãnh đạo UBND thị xã tham gia hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư; UBND thị xã đã mời Ủy ban MTTQ tham gia vào các Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư để kịp thời nắm bắt các chủ trương, chính sách và pháp luật liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư và những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai để phối hợp giải quyết, tuyên truyền vận động.

UBND thị xã Thái Hoà đã ban hành Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 07/1/2012 về việc ban hành quy chế phối hợp giữa UBND với Ủy ban MTTQ, Hội Nông dân trong

việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng. Quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật khiếu nại tố cáo, trong đó công tác phối hợp tuyên truyền giữa Thanh tra, Phòng Tư pháp Thị xã với Ủy ban MTTQ Thị xã, Hội Nông dân, Trung tâm bồi dưỡng chính trị, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cán bộ, hội viên và nông dân về kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý.

Định kỳ tổ chức giao ban địa chính xã, phường, giao ban xây dựng cơ bản với các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án để kịp thời nắm bắt và giải quyết các khó khăn vướng mắc liên quan đến công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư và giải phóng mặt bằng. Tổ chức họp giao ban và phân công nhiệm vụ cho các trưởng các phòng, ban, ngành trực tiếp tham gia phụ trách các dự án trọng điểm trên địa bàn.

2.3.2.4. Tổ chức các dịch vụ hỗ trợ

Nhằm giảm khối lượng công việc phải thực hiện trực tiếp, thực hiện chủ trương xã hội hóa các dịch vụ công của cơ quan Nhà nước và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án Hội đồng BTHTĐC đã phối hợp với các đơn vị có chức năng đo đạc bản đồ như Trung tâm quan trắc và đo đạc ảnh khu vực 3, Trung tâm kinh tế kỹ thuật tài nguyên Nghệ An để lập bản đồ khu đất dự án, lập hồ sơ kỹ thuật của các đối tượng bị ảnh hưởng.

Để đảm bảo an sinh xã hội sau khi thu hồi đất để thực hiện các dự án, hàng năm chính quyền thị xã đã giao cho Phòng Lao động thương binh xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho UBND thị xã Đề án đào tạo nghề sau thu hồi đất, trong đó tập trung vào nội dung yêu cầu chủ đầu tư dự án có các chương trình thu nhận những người trong độ tuổi lao động vào làm việc sau khi đã được đào tạo nghề, tạo mối liên kết giữa chủ đầu tư dự án với các cơ sở đào nghề trên địa bàn thị xã và tỉnh Nghệ An như Trường trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật miền Tây, Cao đăng Công nghiệp Việt Đức, Cao đẳng Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc để đào tạo cho các đối tượng trong độ tuổi lao động các nghề mà chủ đầu tư dự án có nhu cầu và cam kết tiếp nhận sau khi tốt nghiệp. Từ năm 2009 Đề án đã giúp cho 550 người lao động trong độ tuổi được học các nghề điện dân dụng, xây dựng dân dụng và công nghiệp, trồng cỏ công nghiệp, thú ý, và các chủ đầu tư các dự án lớn như Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH đã thu nhận 135 lao động các

ngành nghề trong 02 năm 2011, 2012 với mức lương bình quân từ 2 dến 3,6 triệu đồng/tháng; Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk năm 2008 khi thu hồi đất tại xóm Đông Thành xã Đông Hiếu đã có chính sách thu nhận 35 công nhân vào trồng cỏ. Tuy nhiên, bên cạnh đó đã xẩy ra tình trạng người bị thu hồi đất, đặc biệt là người nông dân bị mất đất trồng lúa sau khi nhận tiền bồi thường đã chi tiêu không đúng mục đích dẫn đến không có việc làm và nảy sinh các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy.

Việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại thị xã Thái Hòa đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án và ngày càng được quan tâm mở rộng, như từ tháng 6/2012 Hội đồng BTHTTĐC đã ký kết với Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á trong việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.

Vào tháng 10/2009 Ban pháp chế thuộc Hội đồng nhân dân thị xã Thái Hòa đã tổ chức một đợt khảo sát, thu thập ý kiến của những người bị thu hồi đất trên địa bàn xã Đông Hiếu đã nhận được những phản hồi rất tích cực từ người bị thu hồi đất và những thành phần liên quan, trong đó nổi bật nhất là ý kiến cho rằng khi thực hiện dự án thu hồi đất để xây dựng trang trại chăn nuôi bò sữa của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk đã gặp sự chống đối rất lớn của các đối tượng là công nhân nhận đất giao khoán của Nông trường nhưng sau khi được Công ty nhận vào làm công nhân trồng cỏ và cung cấp cỏ thì thu nhập, đời sống của họ lại được cải thiện tốt hơn so với khi đang trực tiếp là chủ sử dụng đất.

2.3.3. Kiểm soát sự thực hiện chính sách BTHTTĐC2.3.3. 1. Hệ thống thông tin phản hồi 2.3.3. 1. Hệ thống thông tin phản hồi

Tổ chức thực thi chính sách BTHTTĐC là một quá trình liên tục, phức tạp đòi hỏi các cơ quan chính quyền phải thường xuyên nắm bắt thông tin để có các tác động nhằm điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn, chính quyền thị xã sử dụng hệ thống thông tin phản hồi thông qua các báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng tháng, báo cáo quý, báo cáo năm của UBND các xã, phường, báo cáo của các phòng ban ngành chuyên môn như Thanh tra Nhà nước thị xã về việc tuân thủ các quy trình, thủ tục của Nhà nước, tình hình đơn thư khiếu nại của công dân; hoặc thông qua các Báo cáo kết quả thực hiện của Hội đồng BTHTTĐC thị xã, Tổ tư vấn BTTTĐC thị xã.

2.3.3.2. Công tác đánh giá, giám sát.

Với đặc thù là hoạt động đòi hỏi cần có sự đánh giá, giám sát thường xuyên, việc kiểm soát thực thi chính sách BTHTĐC của chính quyền thị xã Thái Hòa được thực hiện bởi các cơ quan:

Các chủ thể kiểm soát: Thị ủy, HĐND, UBND, phòng Tài nguyên – Môi trường, Tài chính – Kế hoạch, Quản lý Đô thị, Kinh tế, Thanh tra Nhà nước thị xã.

Công cụ và hình thức kiểm soát:

- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện kê khai, kiểm đếm đất và tài sản trên đất, phương pháp xác định nguồn gốc sử dụng đất, phương pháp lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng.

- Các văn bản đôn đốc chỉ đạo, kiểm tra của Thị ủy, Ban pháp chế, Ban kinh tế xã hội thuộc HĐND thị xã.

- Các báo cáo về tình hình tổ chức thực thi chính sách BTHTTĐC, báo cáo thu hồi đất của Hội đồng BTHTTĐC thị xã, Tổ tư vấn BTHTTĐC, UBND các xã, phường, các báo của các cơ quan đoàn thể về việc cháp hành chủ trương chính sách của các hội viên.

- Tiến hành thu thập thông tin, các ý kiến phản hồi đóng góp của người dân bị thu hồi đất và những đối tượng liên quan.

Bước tiếp theo trong giai đoạn kiểm soát quá trình tổ chức thực thi chính sách BTHTTĐC là đánh giá việc tổ chức thực thi chính sách để kịp thời có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn, trong quá trình thực hiện chính quyền thị xã đánh giá theo các tiêu chí sau:

Đánh giá tính phù hợp của chính sách: do đặc thù chính sách BTHTTĐC chỉ được ban hành bởi các cơ quan Trung ương và các cơ quan cấp tỉnh nên địa bàn, quy mô, đối

Một phần của tài liệu ''hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của chính quyền thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 65 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w